2.1.1. Thuận lợi
Năm 2012 vẫn là một năm thế giới có nhiều biến động về kinh tế xã hội, theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), khủng hoảng việc làm sẽ tiếp tục tiếp diễn đến hết năm. Tuy nhiên XKLĐ năm 2012 có những tín hiệu khả quan, hoạt động xuất khẩu lao động cũng có một số thuận lợi nhất định như: nền kinh tế của những thị trường truyền thống tiếp nhận nhiều lao động Việt Nam như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia… vẫn tăng trưởng và vẫn có nhu cầu cao trong việc tiếp nhận lao động nước ngồi. Trong đó, lao động Việt Nam tại các nước này vẫn tăng, việc ký thỏa thuận quốc gia về tiếp nhận y tá và hộ lý Việt Nam của Nhật Bản đã mở ra một cơ hội mới cho lao động Việt Nam được sang làm việc tại thị trường này trong ngành nghề có thu nhập cao và khá được coi trọng. Hơn thế nữa, nền Kinh tế Đài Loan phát triển mạnh trở lại sau khủng hoảng nên cần thêm rất nhiều lao động. Trong khi đó một số nước như Thái Lan lại giảm dần đưa lao động sang Đài Loan làm việc. Cùng với đó, sau các rủi ro về việc làm ở Nhật Bản và Libya, xuất khẩu lao động của Việt Nam đang chuyển hướng về thị trường lao động truyền thống là Đài Loan. Đây là cơ hội lớn cho nhiều lao động Việt Nam sang làm việc tại Đài Loan.
Năm 2011 vừa qua, Ủy ban lao động Đài Loan đã thực hiện lệnh "đông kết mềm" với lao động của Philipines từ cuối tháng 2 đến đầu tháng 4-2011. Đó là việc nâng cấp thẩm định hồ sơ xin nhận lao động Philipines vào Đài Loan làm việc, thời gian thẩm định các loại hồ sơ này có thể kéo dài tới 4 tháng. Theo đánh giá sơ bộ, lệnh này đã ảnh hưởng tới khoảng hơn 2.000 lượt lao động Philipines sang Đài Loan làm việc. Lệnh "đông kết mềm" đã khiến 44% các công ty môi giới lao động tại Đài Loan đề nghị chủ sử dụng chuyển sang tìm kiếm lao động Việt Nam.
Trong khi đó một tín hiệu đáng mừng cho lao động nước ngồi làm việc tại Đài Loan khi Uỷ ban Lao động Đài Loan thực hiện chính sách tăng cường bảo vệ quyền lợi người lao động và nâng cao hơn nữa thực hiện tiêu chuẩn chất lượng xã hội trong công việc. Điều này là một điều thuận lợi cho lao động nước ngồi vào làm việc tại Đài Loan.
2.1.2. Khó khăn
Có thể nói năm 2011 là một năm khó khăn đối với hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam. Bất ổn chính trị tại Libya hồi tháng 3 đã khơng những khiến
chúng ta không thể đưa lao động mới sang làm việc tại thị trường này mà còn phải đưa hơn 10.000 lao động đang làm việc tại Libya về nước, thị trường Nhật Bản bị ảnh hưởng bởi động đất, sóng thần, Hàn Quốc khắt khe do lao động Việt Nam bỏ trốn q nhiều Bên cạnh đó, tình hình kinh tế thế giới vẫn đang trong giai đoạn khó khăn, ảnh hưởng lớn tới cơng tác xuất khẩu lao động của ta.
Trong năm 2012, hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngồi sẽ gặp một số khó khăn, thách thức như: kinh tế thế giới hiện đang hồi phục nhưng vẫn diễn biến khó lường, tình hình chính trị bất ổn tại các quốc gia ở khu vực Trung Đông và Bắc Phi, cũng như ảnh hưởng của khủng hoảng nợ công ở một số quốc gia châu Âu dẫn đến việc thị trường lao động quốc tế bị thu hẹp, sụt giảm, sự cạnh tranh giữa các quốc gia cung ứng lao động vốn đã rất gay gắt, càng trở nên khó khăn hơn trong năm 2012 và sẽ ảnh hưởng đến việc phát triển các thị trường mới của Việt Nam.
Đối với Đài Loan vấn đề gây khó khăn nhất là việc lao động bỏ trốn, lao động hết hạn hợp đồng không về nước, ở lại làm việc bất hợp pháp đã và đang ảnh hưởng đến uy tín của Việt Nam cũng như của các doanh nghiệp. Đài Loan cũng đang áp dụng những biện pháp trừng phạt khắt khe đối với trường hợp lao động bỏ trốn. Do đó Nhà nước và doanh nghiệp cần có những biện pháp ngăn ngừa tình trạng này một cách triệt để.
Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế tồn cầu, khủng hoảng nợ công của châu Âu đã và đang gây ra những bất lợi, khó khăn đối với các nước XKLĐ cũng như chính các nước tiếp nhận lao động. Đài Loan cũng khơng phải là một ngoại lệ. Đối mặt với các tình huống bất lợi của thế giới, Đài Loan cũng có những biện pháp để thích nghi. Do đó nhu cầu việc làm và nhập khẩu lao động của Đài Loan cũng bị ảnh hưởng, điều này sẽ gây khó khăn rất lớn cho các doanh nghiệp XKLĐ của Việt Nam cũng như cơ hội tìm việc làm tại Đài Loan của người lao động Việt Nam.
Một vấn đề khó khăn nữa khi XKLĐ sang Đài Loan thì việc phí mơi giới (do mơi giới phía Đài Loan đưa ra) là khá cao so với quy định. Vì thế mà chi phí xuất cảnh tăng cao khiến nhiều lao động khó tiếp cận. Điều này gây khó khăn rất lớn cho người lao động đặc biệt là những người lao động nghèo.