Tăng cường quản lý người lao động:

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu lao động của công ty cổ phần cung ứng lao động và thương mại hải phòng – chi nhánh hà nội sang đài loan một cách bền vững (Trang 40 - 42)

2.3. CÁC GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XKLĐ CỦA HALASUCO SANG ĐÀI LOAN.

2.3.3. Tăng cường quản lý người lao động:

Củng cố và tăng cường nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ quản lý XKLĐ trong các doanh nghiệp:

Hiệu quả của việc quản lý XKLĐ phụ thuộc rất nhiều vào trình độ, năng lực và ý thức trách nhiệm đối với công việc của các cán bộ quản lý XKLĐ. Để nâng cao chất lượng của cán bộ quản lý XKLĐ cần phải thực hiện:

Thứ nhất, tăng cường việc đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ

cũng như vi tính cho cán bộ bằng quỹ trợ cấp tài chính cho đào tạo. Đồng thời có quy định thưởng hoặc tăng lương cho những cán bộ có nỗ lực tự học và tự cố gắng phấn đấu. Việc làm này sẽ khuyến khích cho các cán bộ tự tìm kiếm thơng tin và trau dồi kiến thức cho bản thân.

Thứ hai, cần phải sử dụng tiền lương, tiền cơng như một địn bẩy kinh tế và

tạo động lực thúc đẩy các cán bộ quản lý nhiệt tình hơn đối với cơng việc.

Thứ ba, thực hiện công việc kèm cặp và chỉ bảo đối với những cán bộ mới. Thứ tư, với cán bộ được tuyển chọn cần phải chọn lọc kỹ càng về cả trình độ

chun mơn cũng như kinh nghiệm thực tiễn. Tránh để tất cả ban tuyển chọn đều là những người khơng có kinh nghiệm hoặc khơng có chun mơn về lĩnh vực quản lý lao động. Nếu như vậy, chất lượng tuyển chọn lao động sẽ không cao. Điều này sẽ gây ảnh hưởng lớn đến những khâu kế tiếp trong hoạt động XKLĐ của doanh nghiệp. Cũng cần xem xét lại số lượng biên chế của đội ngũ giáo viên, khắc phục hiện tượng lệch pha giữa trình độ chun mơn nghiệp vụ quản lý XKLĐ với trình độ ngoại ngữ. Mục tiêu hàng đầu là bồi dưỡng những người quản lý XKLĐ vừa giỏi chuyên môn, vừa giỏi ngoại ngữ.

Thứ năm, tổ chức đánh giá kết quả thực hiện công việc theo định kỳ nhất

định để cán bộ quản lý có thể rút được kinh nghiệm và việc khen thưởng được kịp thời.

Tăng cường quản lý lao động tại nước ngoài

Cần tiếp tục tăng cường mối quan hệ với các cơ quan như Cục quản lý lao động ngoài nước, Ban quản lý lao động tại các nước và vùng lãnh thổ nhằm giải quyết nhanh chóng và kịp thời những vụ việc phát sinh. Đào tạo cho các cán bộ của doanh nghiệp XKLĐ các kỹ năng và nghiệp vụ lưu trữ hồ sơ. Trước khi tham gia ký kết hợp đồng cung ứng lao động, cần phải nắm bắt thơng tin tài chính cũng như tình hình sản xuất kinh doanh và tình hình sức khỏe của người được chăm sóc để đánh giá rủi ro và buộc đối tác phải cùng gánh chịu những rủi ro nếu có xảy ra, để tránh thiệt hại về kinh tế cho người lao động và cả doanh nghiệp XKLĐ.

Công ty nên bố trí luân chuyển cán bộ quản lý tại nước ngoài. Các giáo viên với các cán bộ quản lý trong nước làm nhiệm vụ quản lý lao động thì sau khi người lao động ra nước ngồi, một số cán bộ này cũng phải theo họ. Có như vậy, cơng việc theo dõi sẽ được liên tục và người lao động khi ra nước ngồi sẽ khơng bị bỡ ngỡ và yên tâm hơn khi có sự giúp đỡ của người quen, đồng thời cũng tạo dựng niềm tin cho người lao động. Bên cạnh đó, người quản lý phải hiểu rõ được ưu, nhược điểm của người lao động. Tiến hành tổ chức các hoạt động cung cấp sách báo trong nước và thơng tin về đất nước, gia đình cho người lao động một cách thường xuyên để họ an tâm hơn khi làm việc ở nước ngoài. Phối hợp với các đơn vị, các cơ quan chức năng để tổ chức các cuộc giao lưu cho người lao động nhân các dịp ngày lễ, ngày nghỉ lớn. Qua đó, phần nào nắm bắt tâm tư cũng như nhu cầu tình cảm của người lao động để làm tốt hơn nữa cơng tác quản lý này tại nước ngồi.

Tổ chức thành các nhóm lao động tại những nhà máy, vùng có đơng lao động của doanh nghiệp. Có thể chỉ định hoặc cho phép người lao động bầu ra trưởng nhóm để thường xuyên liên lạc, báo cáo với đại diện của cơng ty. Tìm hiểu và nắm bắt thơng tin về lao động một cách thường xuyên qua liên lạc trực tiếp, qua cơng ty mơi giới và có thể qua chủ sử dụng lao động. Với sự phát triển của cơng nghệ mạng hiện đại như hiện nay, ngồi đường dây nóng là điện thoại của văn phịng đại diện của cơng ty tại nước ngoài, cần thiết lập đường dây trao đổi với người lao động qua sử dụng các phần mềm thư điện tử. Làm được công việc này, việc nắm bắt thông tin sẽ dễ dàng hơn nhiều và tạo điều kiện cho người lao động có thể thường xuyên liên lạc về nhà, để từ đó yên tâm làm việc và thực hiện tốt hợp đồng cung ứng lao động.

Tiếp tục cơng việc đàm phán, tìm hiểu và khai thác thị trường nhằm tăng tỷ lệ cung ứng lao động trực tiếp cho chủ sử dụng lao động và tỷ lệ lao động làm việc tại các nhà máy. Thông tin đầy đủ, chính xác và kịp thời cho người lao động về các đường dây dụ dỗ, đưa người lao động bỏ trốn ra ngồi. Để từ đó kịp thời uốn nắn những tư tưởng sai lệch do kẻ xấu tác động đến người lao động. Công việc này cần phải thực hiện đồng bộ với sự hợp tác của gia đình, nơi làm việc với các bộ phận quản lý trong và ngoài nước.

Phối kết hợp với các công ty quản lý lao động theo vùng, để cùng nhau đưa ra khởi kiện thành công một số trường hợp người chủ sử dụng lao động vi phạm hợp đồng để nhằm bảo vệ người lao động. Đồng thời cũng là một bước khẳng định và bảo vệ thương hiệu lao động Việt Nam nói chung và thương hiệu lao động của doanh nghiệp XKLĐ nói riêng.

Hiện nay, chưa có một thị trường nào mà ban quản lý lao động ngồi nước có sự phân tích, lập ra cơ chế xác định trong việc giải quyết các vụ tranh chấp. Để tăng cường cơng tác quản lý lao động ở nước ngồi, cần phải xây dựng và hoàn chỉnh cơ chế giải quyết các tranh chấp lao động. Nếu có cơ chế hồn thiện thì mọi việc sẽ được giải quyết thống nhất và bài bản hơn. Thiết lập một cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài với ban quản lý và đại diện các doanh nghiệp ở nước sở tại. Trước khi đến nơi làm việc, người lao động cần được thông báo một cách cụ thể, rõ ràng về địa chỉ của ban quản lý lao động ở nước sở tại cũng như địa chỉ của đại diện doanh nghiệp để liên hệ và tiếp xúc nhằm giải quyết các vấn đề phát sinh khi cần thiết.

Lập quỹ phúc lợi xã hội về XKLĐ do người lao động và cơng ty đóng góp (kinh nghiệm của Philippin) để được đảm bảo về bảo hiểm xã hội sau khi đã kết thúc hợp đồng về nước. Đồng thời hỗ trợ người lao động khi ốm đau, tai nạn và tiến hành chi trả một phần kinh phí cho các hoạt động của cơ quan đại diện trong việc bảo vệ quyền lợi của người lao động Việt Nam ở nước sở tại.

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu lao động của công ty cổ phần cung ứng lao động và thương mại hải phòng – chi nhánh hà nội sang đài loan một cách bền vững (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)