trường, gây hiện trường giả hay có hành vi mờ ám đánh lừa cơng ty thì cơng ty hay chi nhánh cần có biện pháp xử phạt nghiêm minh.
Đối với khâu đề phịng và hạn chế tổn thất:
Đây là cơng tác rất quan trọng, chỉ cần một sai lầm nhỏ cũng có thể làm chi nhánh thiệt hại hàng tỷ đồng, do đó thời gian tới chi nhánh nên quan tâm hơn nữa đến cơng tác này, nâng cao trình độ cho cán bộ thẩm định, đánh giá rủi ro. Người cán bộ thẩm định rủi ro cần phải có cái nhìn sắc bén, tổng quát qua đó xác định mức độ rủi ro, khả năng tổn thất và ước tính tỷ lệ phí hợp lý hấp dẫn khách hàng.
- Cần phân tích đánh giá và có chính sách khai thác, quản lý rủi ro rõ ràng theo từng nhóm sản phẩm. Đẩy mạnh phát triển những sản phẩm có hiệu quả cao và hạn chế khai thác đối với những sản phẩm ít hiệu quả
- Tập trung gây dựng đội ngũ cán bộ quản lý nghiệp vụ, từng bước thu hẹp thẩm quyền chấp nhận rủi ro cho các phòng kinh doanh để tách bạch dần hoạt dộng khai thác và chấp nhận bảo hiểm.
- Tăng cường hoạt dộng kiểm tra nội bộ, có cơ chế và mức phân cấp thẩm quyền (khai thác, bồi thường) hợp lý nhằm tạo chủ động kinh doanh và kiểm soát chất lượng hiệu quả nghiệp vụ.
Chính sách quản lý rủi ro: Hoàn chỉnh, nâng cao hiệu quả hệ thống quản lý rủi ro
theo hướng phân tách các chức năng cơ bản (khai thác, chấp nhận bảo hiểm, giám định - bồi thường) nhằm chuyên nghiệp hóa trong từng khâu. Xây dựng các chỉ tiêu, cơng cụ quản lý để đo lường, kiểm sốt và cảnh báo rủi ro. Áp dụng các chuẩn mực, giới hạn quản lý rủi ro theo thơng lệ quốc tế, đảm bảo an tồn hoạt động.
Chính sách khách hàng:
- Tiếp tục tập trung, mở rộng đối tượng khách hàng của hệ thống BIDV vì có lợi thế khai thác. Dựa trên nền tảng khách hàng này, tăng cường cải thiện chất lượng dịch vụ và trao đổi trên thị trường để tiếp cận với các nhóm khách hàng khác tại các địa bàn đơ thị.
- Tìm kiếm cổ đơng chiến lược là nhà bảo hiểm quốc tế, các công ty mơi giới có uy tín. Thực hiện việc cơ cấu lại mơ hình quản lý kinh doanh và định hạng tín nhiệm theo tiêu chuẩn quốc tế.