Dịch vụ "Ngân hàng điện tử" ở một số nƣớc

Một phần của tài liệu Dịch vụ ngân hàng điện tử tại việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 32 - 36)

III. Xu hƣớng và kinh nghiệm phát triển của dịch vụ ngân hàng điện tử trên thế giớ

2. Dịch vụ "Ngân hàng điện tử" ở một số nƣớc

a. Hoa Kì

Q I năm 2011, số người sử dụng ngân hàng trực tuyến ở Hoa Kì tăng 7% so với cùng kì 2010, và tăng 4% so với kì trước đó; đã có 65 triệu tài khoản tiền gửi (LDA) trên hệ thống online-bank tính trong nhóm 10 ngân hàng lớn nhất.

Đồ thị 4. Tỷ lệ sử dụng các ứng dụng Internet

Có 14% người dùng Internet sử dụng dịch vụ truy vấn tài khoản (qua email hoặc SMS) và 8% sử dụng các dịch vụ quản trị tài chính cá nhân qua mạng. Biểu đồ cũng cho thấy sự quan tâm của khách hàng tới những dịch vụ này vượt hơn tỷ lệ sử dụng thực tế, cho thấy tiềm năng và thị trường trong tương lai.

66% khách hàng thanh tốn hóa đơn trực tuyến, tốc độ tăng trưởng chậm lại so với sự tăng trưởng tới 19% trong năm 2010. Lý do lớn nhất là lo ngại về

tính bảo mật của dịch vụ càng ngày càng tăng. (Nguồn: 2011 State of Online and Mobile Banking, comScore, Inc.)

Đồ thị 5. Hạn chế thanh toán hoá đơn điện tử ở Mỹ

b. Trung Quốc

Trung Quốc nỗ lực tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở cho công nghệ thông tin. Công nghệ phần cứng đạt tốc độ tăng trưởng khoảng 45%/năm. Công nghệ phần mềm tăng 20%/năm.

Năm 2008, Trung Quốc đạt khoảng 747,4 triệu thuê bao di động, năm 2009 tăng thêm hơn 100 triệu. Cuối năm 2009, số người dung Internet là 384 triệu người. Ngành viễn thông tạo ra doanh thu 2570 tỉ nhân dân tệ. Năm 2010, 93% người sử dụng di động có dùng SMS.

Mặc dù Trung Quốc bước vào "Ngân hàng điện tử" rất chậm, những năm gần đây đã có những bước phát triển đáng kể. Ngày 01/09/2010, siêu ngân hàng điện tử, cụ thể là hệ thống ngân hàng điện tử thế hệ thứ hai, được thử nghiệm tại bốn thành phố đầu tiên là Quảng Châu, Bắc Kinh, Thiên Tân, và Thâm Quyến. Ngày 04/11/2010, 29 ngân hàng đầu tiên đã được cho phép truy cập vào hệ

toán trực tuyến; bằng cách tạo ra một kênh thanh tốn ổn định, an tồn và hiệu quả.

c. Các nước ASEAN

Số người sử dụng các trang web ngân hàng ở khu vực Đông Nam Á đã tăng mạnh trong những năm trở lại đây. Các ngân hàng ngày càng hiểu biết hơn về Internet và khách hàng quen với hoạt động thanh tốn hóa đơn qua mạng.

Trong năm 2010, số khách truy cập các trang web ngân hàng đã tăng ở mức hai con số tại 6 nước được khảo sát Việt Nam, Malaysia, Indonesia, Philippines, Hong Kong và Singapore (Nguồn: comScore); Việt Nam, Indonesia và Philippines có tỷ lệ tăng hàng năm cao nhất (Indonesia có mức tăng cao nhất 72%).

Số người sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến ở Việt Nam đã tăng 35% từ 701.000 lên 949.000 trong năm 2010. Trong khi đó, số người dùng ở Indonesia tăng từ 435.000 trong tháng 1/2010 lên 749.000 một năm sau đó. Con số này ở Philippines tăng 39% từ 377.000 lên 525.000.

Malaysia là nước có số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng qua mạng lớn nhất với 2,7 triệu người trong tháng 1/2011, tăng 16% từ 2,4 triệu. Singapore với 889.000 khách truy cập trong tháng 1/2011 so với 779.000 khách của cùng kỳ năm ngoái, tương đương mức tăng 14%.

Mặc dù đạt được những tỷ lệ tăng trưởng ấn tượng, những thị trường này mới chỉ có mức độ sử dụng tương đối thấp so với dân số nên tiềm năng rất lớn, đặc biệt khi người dùng có thể bắt đầu thanh tốn các hóa đơn điện nước, điện thoại… trực tuyến.

Trong nhóm các nước ASEAN, Singapore, là một trong những nước áp dụng thanh toán điện tử đầu tiên trên thế giới. Trong phiên họp khai mạc cấp bộ trưởng WTO tổ chức ở Singapore (12/1996), Singapore đã chính thức khai trương việc ứng dụng toàn diện các loại thẻ, thẻ ghi nợ, thẻ tiền mặt internet, thẻ thông minh, thẻ mua hàng diện tử, túi tiền điện tử. Hệ thống giao dịch điện tử an tồn manh tính quốc tế (Network for Electronic Transfers) thành lập tháng

4/1997 đã được đưa vào sử dụng toàn diện cuối năm 1998. Singapore đã đưa lên internet 30 chương trình phần mềm ứng dụng chuyên phục vụ thương mại điện tử. Có tới hơn 10,000 điểm bán hàng trên hòn đảo này được lắp đặt thiết bị thanh tốn thẻ ghi nợ.

Singapore cũng thuộc nhóm nước có mức giá ICT thấp, tạo điều kiện cho đa số người dân tiếp xúc với Internet và điện thoại.

Một phần của tài liệu Dịch vụ ngân hàng điện tử tại việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)