Quy hoạch sản xuất

Một phần của tài liệu đồ án quy hoạch nông thôn mới xã hòa hiệp, huyện tân biên, tỉnh tây ninh giai đoạn 2011 2015 và định hướng đến năm 2020 (Trang 50 - 53)

3.1. Quy hoạch sản xuất nông lâm nghiệp

Tiếp tục điều chỉnh bổ sung và thực hiện quy hoạch chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng tích cực, vững chắc, hiệu quả. Lấy nền tảng tiềm năng đất đai, mặt nước, lao động, điều kiện sinh thái làm lợi thế so sánh để quy hoạch vùng sản xuất hàng hóa tập trung, chuyên canh có giá trị cao đáp ứng nhu cầu thị trường nội địa và xuất khẩu.

– Đối với cây lúa: thực hiện chuyên canh tập trung ở 2 ấp là Hịa Bình và Hịa Lợi. Khuyến khích thực hiện các mơ hình nhân giống, mơ hình sản xuất lúa chất lượng cao. Thực

hiện chuyển đổi một số diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang trồng màu, trồng cỏ chăn nuôi.

– Đối với cây hàng năm khác: Vẫn phát triển dựa trên hiện trạng sẵn có, tập trung sử dụng khoa học kỹ thuật và sản xuất để tăng năng suất. Những vùng trồng cây hàng năm dọc theo các tuyến đường tiến hành chuyển đổi mục đích sang đất ở nơng thơn để tạo thêm không gian cho đô thị.

– Phát triển chăn nuôi gia súc, động viên hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hình thức cơng nghiệp, bán cơng nghiệp, khuyến khích phát triển các trang trại chăn nuôi.

– Đối với cây ăn quả và cây công nghiệp: Là ngành sản xuất nông nghiệp chủ yếu và thế mạnh chủ yếu của ngành sản xuất nông nghiệp. Tiếp tục thực hiện cơng nghiệp hóa trong sản xuất, áp dụng cơng nghệ khoa học. Đầu tư xây dựng và nâng cấp các khu chế biến, nâng cao năng suất.

– Về diện tích cây rừng chuyên dụng và rừng sản xuất: Phát triển đất rừng sản xuất theo hướng bền vững, bảo vệ môi trường đất đai và nguồn tài nguyên rừng. Khai thác đi đôi với tái tạo rừng, bảo vệ mảng xanh. Chú trọng vào việc chọn giống cây trồng, đảm bảo năng suất.

1. Quy hoạch trồng trọt: – Định hướng quy hoạch:

 Giữ ổn định diện tích đất lúa, tăng diện tích trồng hoa màu, cây cơng nghiệp ngắn ngày bằng mơ hình kết hợp lúa - màu. Mở rộng thêm một phần đất trồng cây ăn quả. Chỉ giảm diện đất trồng lúa tương ứng với nhu cầu sử dụng cho mục đích phi nơng nghiệp theo quy hoạch sử dụng đất được phê duyệt và ứng với phần đất trồng cây ăn quả tăng lên; mở rộng diện tích trồng lúa chất lượng cao.

 Đến năm 2015: diện tích đất chuyên trồng lúa là 362.61 ha; diện tích gieo trồng cây hằng năm khác (mía, mì) là 1091.03 ha. Diện tích đất trồng cây ăn quả và cây cơng nghiệp lâu năm 4675.55 ha.

 Đến năm 2020 giữ vững diện tích sản xuất nơng ngiệp trên. – Bố trí vùng sản xuất

 Hiện trạng vùng sản xuất trên địa bàn đã được hình thành và canh tác từ lâu, do đó đây là luận chứng khoa học vững chắc cho sự phát triển nông nghiệp trên địa bàn. Vùng dự kiến chuyển dịch cơ cấu cây trồng được bố trí theo tính thích nghi của đối tượng cây

trồng với tiềm năng đất đai, hiện trạng hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất, các kế hoạch đầu tư hạ tầng những năm tới, tập quán sản xuất, khả năng tiêu thụ nông sản trong vùng.

 Đất chuyên lúa: đối với những tiểu vùng đất thấp, gần sơng suối, địa hình tương đối bằng phẳng. Vùng được lựa chọn để phát triển chuyên canh trồng lúa là vùng đất dọc sông Vàm Cỏ Đông nằm ở phía Tây khu vực xã thuộc 2 ấp Hịa Bình và Hịa Lợi.

 Đất trồng cây hằng năm (mía, mì) :Phát triển nhiều ở khu vực ấp Hịa Đơng A và Hịa Đơng B, một phần tập trung ở ấp Hịa Bình.

 Đất trồng cây ăn quả: giữ nguyên sự phân bố như hiện trạng, tập trung vào đối tượng cây điều. Hiện tại diện tích cây ăn quả tập trung ở ấp Hịa Đơng A và Hịa Đơng B.

 Vùng trồng trọt cây công nghiệp: chiếm tỷ trọng lớn trong tổng diện tích đất sản xuất nơng nghiệp. Trồng trên tất cả các diện tích đất nơng nghiệp cịn lại trong khu vực xã, được đánh giá là cây trồng chủ lực thế mạnh của địa phương.

2. Quy hoạch phát triển chăn nuôi: – Định hướng quy hoạch:

 Tăng nhanh đàn gia súc, gia cầm theo yêu cầu đảm bảo an toàn sinh học, vệ sinh môi trường và khả năng tiêu thụ. Phân bố chăn ni theo quy mơ hộ gia đình.

– Bố trí vùng sản xuất:

 Do đặc thù trên địa bàn hiện nay chủ yếu chăn nuôi với quy mô nhỏ, phân tán trong các hộ gia đình chưa có tổ chức đầu tư chăn nuôi tập trung, giá cả biến động, thị trường đầu ra khơng ổn định…vì vậy trong giai đoạn từ nay cho đến năm 2020 xa không quy hoạch vùng chăn ni tập trung trên địa bàn. Bố trí vùng ni chủ yếu với hình thức chăn ni quy mơ hộ gia đình như chăn ni heo theo mơ hình VAC của nơng hộ, chăn ni bị theo chuồng trại quy mơ nhỏ tập trung ngồi khu vực dân cư... song song đó khuyến khích hình thức chăn ni trang trại tập trung để đảm bảo yêu cầu phòng chống dịch bệnh trên vật ni, an tồn vệ sinh thực phẩm và vệ sinh mơi trường. Do đó để phát huy hiệu quả cơng tác chăn ni theo định hướng đề ra có hiệu quả cao thì các chỉ tiêu đàn gia súc, gia cầm cần phân về đến từng ấp.

3.2. Quy hoạch công nghiệp - TTCN

– Giữ nguyên trạng các cơ sở sản xuất TTCN hiện có trên địa bàn, nâng cấp và hoàn thiện hệ thống hạ tầng đảm bảo hoạt động sản xuất liên tục và bảo vệ môi trường.

– Mở rộng khu vực sản xuất gốm sứ và vật liệu xây dựng, nâng quy mơ và diện tích. Áp dụng cơng nghệ mới vào trong sản xuất, đảm bảo khu vực sản xuất với năng suất cao và bảo vệ môi trường sinh thái.

3.3. Quy hoạch thương mại – Dịch vụ

– Phát triển và mở rộng các hoạt động thương mại như: kinh doanh các hàng hóa lương thực thực phẩm, hàng tiêu dùng, vật liệu xây dựng, dịch vụ vận tải, cũng như các dịch vụ văn hóa- thể thao, ăn uống,... nhằm phục vụ cho nhu cầu nhân dân trong xã và hướng đến đáp ứng nhu cầu cho nhân dân các địa bàn xung quanh và các doanh nghiệp trên địa bàn thị xã.

– Tổ chức hoạt động thu mua, chế biến, tiêu thụ nông sản địa phương.

– Xây dựng cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm đặc trưng của địa phương làm đầu mối cho công tác xúc tiến, mở rộng thị trường ra bên ngoài.

– Xây dựng khu vực chợ Trung tâm cụm xã mới trên đường Trảng Dầu với diện tích và quy mơ chợ theo quy định của Bộ Xây Dựng.

Một phần của tài liệu đồ án quy hoạch nông thôn mới xã hòa hiệp, huyện tân biên, tỉnh tây ninh giai đoạn 2011 2015 và định hướng đến năm 2020 (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)