.Nghiên cứu tỷ giá thực hiệu lực từ năm 1999 đến 2008

Một phần của tài liệu Chính sách tỷ giá phục vụ phát triển kinh tế việt nam sau khủng hoảng kinh tế thế giới (Trang 25 - 26)

2.2 .PHÂN TÍCH, DỰ BÁO TỶ GIÁ THỰC HIỆU LỰC (REER) Ở VIỆT NAM

2.2.2 .Nghiên cứu tỷ giá thực hiệu lực từ năm 1999 đến 2008

“Rổ tiền” sử dụng để tính chỉ số REER: “Rổ tiền” được sử dụng trong phạm vi

của đề tài gồm có 10 loại tiền, tương ứng với 10 quốc gia mà Việt Nam đang là đối tác xuất nhập khẩu trên nhiều lĩnh vực.

Các nước đó là: United States, France, Germany, Korea, Singapore, Thailand, Malaysia, Japan, China, Australia. “Rổ tiền” cịn được hiểu là một nhóm các tỷ giá được niêm yết này sẽ được dùng để làm cơ sở để tính tỷ giá thực hiệu lực, nếu có càng nhiều quốc gia được sắp xếp vào nhóm thì kết quả tính tỷ giá thực hiệu lực càng chính xác.

Lựa chọn năm cơ sở: Năm cơ sở là năm được sử dụng làm gốc tính tốn tỷ giá thực đa phương. Lựa chọn năm cơ sở chính xác có tác động đến giá trị của tỷ giá thực hiệu lực, từ đó tác động khơng nhỏ đến phương thức điều hành tỷ giá. Theo quan điểm của GS. Trần Ngọc Thơ và các thành viên đề tài của Giáo Sư2, có bốn mốc thời gian có thể được lựa chọn làm năm cơ sở là vào các năm 1992, 1994, 1999 và 2001. Mỗi năm được nêu có những đặc điểm khác nhau.

Năm 1999 là năm sau khủng hoảng tài chính Châu Á, đồng tiền của nhiều quốc gia trong khu vực trở về tỷ giá thực cân bằng. Cũng trong năm này VN đã hai lần thực hiện điều chỉnh giảm giá mạnh đồng tiền của mình, điều này cho thấy một động thái tích cực từ các nhà hoạch định chính sách tiền tệ khi trả VND về giá trị thực của nó. Cán cân thương maị Việt Nam gần như cân bằng, năm mà đồng tiền chung Euro ra đời và được đưa vào rổ.Vì vậy, đề tài chọn năm 1999 làm năm cơ sở để tính REER

Dữ liệu thu nhập ban đầu của các quốc gia trong “rổ tiền”

Về tỷ giá danh nghĩa: Tỷ giá danh nghĩa được thu thập từ tỷ giá công bố trên thị

trường vào thời điểm từ năm 1999 đến năm 2008, là tỷ giá giữa giá trị đồng VN so với các đồng ngoại tệ trong “rổ tiền”. (Xem phụ lục 4)

Về giá trị kim ngạch xuất, nhập khẩu: Số liệu được sưu tầm từ ngân hàng phát

triển Châu Á (ADB), Niêm giám thống kê, Tổng cục thống kê, Direction of Trade của IMF từ Quý I-1999 đến Quý 4-2008, dữ liệu được thiết kế theo từng quý để phục vụ cơng việc phân tích và dự báo. Có tất cả 40 quý và giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu được quy đổi thành đơn vị tính là triệu USD (Xem phụ lục 6).

Về chỉ số CPI: Số liệu về CPI của các nước trong “rổ tiền” được thu thập trên cơ

sở chỉ số giá tiêu dùng của năm này so với chỉ số giá tiêu dùng cùng kỳ của năm trước. (Xem phụ lục 8)

Một phần của tài liệu Chính sách tỷ giá phục vụ phát triển kinh tế việt nam sau khủng hoảng kinh tế thế giới (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)