.Tính tỷ giá thực hiệu lực (REER) bằng Microsoft Excel

Một phần của tài liệu Chính sách tỷ giá phục vụ phát triển kinh tế việt nam sau khủng hoảng kinh tế thế giới (Trang 26 - 31)

2.2 .PHÂN TÍCH, DỰ BÁO TỶ GIÁ THỰC HIỆU LỰC (REER) Ở VIỆT NAM

2.2.3 .Tính tỷ giá thực hiệu lực (REER) bằng Microsoft Excel

2

i e t t t e i i e t t t i

Bước 1: Điều chỉnh tỷ giá hối đối danh nghĩa (tính Ei)

Điều chỉnh các tỷ giá còn lại về kỳ cơ sở, bằng cách lấy tỷ giá ở thời điểm t chia cho tỷ giá ở thời điểm gốc rồi sau đó nhân cho 100 (Xem phụ lục 5).

Bước 2: Tính quyền số thương mại (wt )

Lấy kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam đối với nước i tại thời điểm t chia cho tổng kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam đối với các nước đó trong “rổ tiền” tại thời điểm t (Xem phụ lục 7).

Bước 3: Điều chỉnh chỉ số giá tiêu dùng CPI về năm cơ sở

Chọn kỳ gốc (kỳ cơ sở - i

base) là Quý 1-1999 (Q1-1999=100), công việc điều chỉnh chỉ số giá tiêu dùng CPI của các năm còn lại ở thời điểm t về kỳ cơ sở được thực hiện bằng cách lấy chỉ số giá CPI ở thời điểm t đó chia cho CPI kỳ cơ sở nhân với 100 (Xem phụ lục 9).

Bước 4: Tính tốn tỷ giá thực đa phương của VND( Xem phụ lục 10)

REER W i * ei CPI i CPI VN * Ei E t *100 base i

base : tỷ giá VNĐ và đồng tiền nước i năm cơ sở (1 ngoại tệ bằng bao nhiêu đồng Việt Nam)

ei : tỷ giá giữa VND và đồng tiền nước i năm t (1 ngoại tệ bằng bao nhiêu đồng Việt Nam)

CPI i : chỉ số giá cả của đối tác thương mại i năm t

CPI VN : chỉ số giá của VN năm t

Wt : tỷ trọng thương mại của đối tác thương mại i năm t Kết quả tính REER như sau:

Bảng 2.1 : Tỷ giá REER từ quý 1-1999 đến quý 4-2008

(Nguồn : Tác giả tự tính)

2.2.4. Phân tích số liệu đã tính được :

Qua chỉ số REER tính được ở từng q, có thể nhận thấy rằng chỉ số REER từ năm 1999 đến 2005 theo xu hướng tăng, tức là đồng VN được định giá định giá thấp, có lợi cho xuất khẩu của hàng hố Việt Nam, đây cũng chính là thơng điệp của việc điều hành tỷ giá của Chính phủ theo hướng có lợi cho xuất khẩu, vì xuất khẩu của Việt Nam chiếm hơn 70% GDP.

Ta thấy càng về cuối năm 2005, tỷ giá thực hiệu lực có xu hướng ngày càng tiến gần về ngang giá sức mua (tức REER càng gần về 100). Năm 2006-2007, REER tiếp tục tăng và vào quý I-2008, tỷ giá thực hiệu lực càng tiến về với ngang giá sức mua (REER=99.8), liên tiếp các Quý còn lại của năm 2008 REER liên tục giảm mạnh.

Vào quý 3, REER giảm xuống còn 87.282, tức Đồng VN đang định giá cao hơn 12.718%. Điều này có thể giải thích là do lạm phát của Việt Nam trong Quý 2, 3 luôn nằm

ở mức cao.

Vào thời điểm Quý 4 năm 2008, REER của Việt Nam đã giảm xuống còn 90,122%. Điều này có nghĩa là tỷ giá đã lệch khỏi vị trí được xem là khá tốt và theo hướng

cường giá tiền tệ (overvaluation), tức là đồng Việt Nam được định giá cao hơn 9.878%.

Khi tỷ giá thực tế giảm chứng tỏ giá hàng xuất khẩu trở nên đắt hơn và giá hàng nhập khẩu trở nên rẻ hơn một cách tương đối, điều này sẽ góp phần làm giảm giá trị kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam hay nói cách khác sẽ khơng có lợi cho cán cân thưong mại của Việt Nam nếu như khơng điều chỉnh tỷ giá chính thức một cách hợp lý.

Hình 2.4: So sánh NEER – USD/VND và REER của Việt Nam từ 1999-2008

(Nguồn : IMF, Direction of Trade Statistics May 2009) Đồng Việt Nam tăng giá sẽ có ảnh hưởng đến cán cân thanh tốn, do đó địi hỏi các nhà hoạch định chính sách quản lý tỷ giá phải có chính sách phá giá VND tương ứng với mức giảm của tỷ giá REER, chẳng hạn nếu ta muốn phá giá đồng Việt Nam so với đơ la Mỹ thì cần thiết phải tính ra tỷ giá kỳ vọng dựa trên cơng thức:

Tỷ giá kỳ vọng = (% giảm tỷ giá REER) x (tỷ giá danh nghĩa tại thời điểm t) + (tỷ giá danh nghĩa tại thời điểm t). Khi tỷ giá thực hiệu lực tăng thì cần phải điều chỉnh

tăng giá VND lên cũng với cơ sở như vậy.

So với cách tính đơn giản về tỷ giá thực với cách tính tỷ giá thực đã được đề cập tại Mục 2.2.3 của đề tài thì kết quả chỉ số REER tính được là khác nhau, mặc dù xu hướng biến động vào những thời điểm gần đầy là giống nhau.

Theo cách tính đơn giản : tỷ giá thực = (tỷ giá danh nghĩa x giá hàng ngoại)/ giá hàng nội hay: %tăng/giảm tỷ giá thực tế = % tăng/giảm tỷ giá danh nghĩa - % chênh lệch lạm phát. Tỷ giá thực Quý 4-2000=(14.514 x 101,065)/99,534= 14.737, tỷ giá thực Quý 4 năm 2008 = (17.380 x 123,737)/188.926 = 11.383, ta xác định được tỷ giá thực tế của USD/VND vào Quý 4 năm 2008 giảm 22,75% so với Quý 4-2000. Trong khi nếu căn cứ vào tỷ giá thực hiệu lực thì vào Quý 4 năm 2008 tỷ giá này là 90,122 và Quý 4 năm 2000 là 104,402, tức tỷ giá thực hiệu lực Quý 4 năm 2008 giảm 14.28% so với Quý 4 năm 2000.

Tuy có khuynh hướng biến động giống nhau, nhưng với cách tính có kể đến ảnh hưởng của kim ngạch xuất nhập khẩu và chỉ số CPI cho nhiều nuớc có quan hệ thương mại với Việt Nam, cho phép ta khẳng định rằng chỉ số REER vẫn là căn cứ khoa học hơn

được sử dụng để phản ánh sức cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam và cán cân thương mại, thì khơng nên chỉ dựa vào mối quan hệ giữa giá trị của đô la Mỹ và đồng Việt Nam mà phải dựa vào mối quan hệ với nhiều đồng tiền khác.

Với thực tế biến động USD/VND thời gian qua đã tạo ra hiện tượng sốt đô la trên thị trường hiện nay, người dân và nhà đầu tư hồn tồn có lý do để cho rằng giá trị thực của đơ la Mỹ cịn cao hơn rất nhiều so với thời điểm hiện tại khi các số liệu thống kê cho thấy tỷ giá cứ tăng ổn định theo bậc thang. Thử đặt vấn đề là làm sao biết được đồng Việt Nam hiện nay được định giá như thế nào, khuynh hướng sẽ đi theo hướng nào?

Trên cơ sở định lượng khoa học, ta tiến hành tính tỷ giá kỳ vọng của đồng Việt Nam so với đô la Mỹ ở từng thời điểm, ta có bảng:

Bảng 2.2: Tỷ giá danh nghĩa, REER, tỷ giá kỳ vọng qua các năm 1999-2008

Tỷ giá danh nghĩa REER Tỷ giá kỳ vọng

Q1 2006 15,927.0 106.691 16,918.1 Q2 2006 15,996.0 107.690 16,992.6 Q3 2006 16,055.0 108.582 17,226.1 Q4 2006 16,061.0 104.871 17,432.9 Q1 2007 16,024.0 103.479 16,843.3 Q2 2007 16,125.0 103.852 16,581.5 Q3 2007 16,105.0 103.635 16,746.1 Q4 2007 16,000.0 102.248 16,690.4 Q1 2008 15,960.0 99.800 16,359.6 Q2 2008 16,514.0 95.892 15,992.0 Q3 2008 16,517.0 87.282 17,192.4 Q4 2008 17,380.0 90.122 18,617.6 Q1 2009 17,710.0 19,096.8

(Nguồn: Vietcombank, tác giả tự tính) Nếu tỷ giá danh nghĩa vào Quý 4-2008 là 17.380, REER của Việt Nam là 90,122, tức Việt Nam lên giá 9,878% thì thị trường kỳ vọng vào Quý 1-2009,VND phải bị phá giá xuống mức 17.380 x 9,878% +17.380 = 19.096,8. Đây là mức NHNN phải điều chỉnh ngay từ cuối Quý 4-2008. Nhưng hiện này tỷ giá danh nghĩa vẫn đang quanh quẩn con số 17.000-18.000.

Do thị trường kỳ vọng tỷ giá cao hơn nữa trong khi NNHN giữ tỷ giá thấp hớn mức kỳ vọng của thị trường nên trong thời gian năm 2008 và quý 1-2009, tỷ giá danh nghĩa USD/VND có xu hướng tăng lên nữa, nhiều doanh nghiệp cố “găm” ngoại tệ, không muốn bán cho NH. Và điều này còn tiếp diễn nữa cho đến khi nào tỷ giá được điều chỉnh sát với kỳ vọng của thị trường.

Một phần của tài liệu Chính sách tỷ giá phục vụ phát triển kinh tế việt nam sau khủng hoảng kinh tế thế giới (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)