.ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ NĂM 2009-2010

Một phần của tài liệu Chính sách tỷ giá phục vụ phát triển kinh tế việt nam sau khủng hoảng kinh tế thế giới (Trang 55)

2010

3.2.1.Khuyến nghị chính sách cân bằng kinh tế vĩ mơ theo đồ thị Swan

Theo như chương 2, đề tài đã phân tích cả cân bằng nội và cân bằng ngoại thì nền kinh tế Việt Nam năm 2009 sẽ đối diện với 2 vấn đề nội bật đó là tình trạng thất nghiệp

gia tăng và thâm hụt tài khoản vãng lai do tác động từ cuộc khủng hoảng kinh tế tồn cầu. Trước tình hình khó khăn như thế, đề tài đưa ra các giải pháp nhằm giúp Việt Nam ổn định kinh tế vĩ mô năm 2009.

Thứ nhất là đối với cân bằng nội địa. Trong nền kinh tế, hàng hoá được tiêu thụ tạo nên tổng sản phẩm thu nhập quốc dân GDP. Suy thoái bắt nguồn từ suy giảm tổng cầu, khi đó nền kinh tế sẽ gặp khó khăn, hàng hố sản xuất ra khơng tiêu thụ được, giá cả giảm,…Những cuộc suy thoái này nếu để phát triển sẽ trở thành khủng hoảng.

Trong kinh tế vĩ mô, tổng cầu nền kinh tế (Y) gồm 4 thành phần : cầu tiêu dùng (C), cầu đầu tư (I), cầu của Chính phủ (G) và xuất nhập khẩu hàng hố. Tổng cầu được biểu hiện qua cơng thức sau: Y = C + I + G + (EX- IM).

- 42 -

Khi suy thoái kinh tế, tổng cầu đầu tư giảm do doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc huy động vốn cho sản xuất, cầu tiêu dùng cũng giảm do người dân khơng có tiền để chi tiêu, giá cả hàng hoá xuất nhập khẩu cũng giảm. Tất các các yếu tố trên làm cho tổng cầu Y giảm mạnh. Để ổn định kinh tế vĩ mô, một trong các biện pháp đưa ra là tìm cách tăng chi tiêu của Chính phủ để kích cầu.

Để kích cầu tiêu dùng, Chính phủ phải bơm “tín dụng” vào nền kinh tế. Khi nền

kinh tế suy thối, nhóm đối tượng bị tác động nhiều nhất chính là những người nghèo, người lao động thất nghiệp. Đây chính là nhóm đối tượng sẽ gánh chịu nhiều hệ luỵ nhất, dễ bị tổn thương nhất như mất việc làm, bị nợ lương, thu nhập sụt giảm.

Ở Việt Nam tình trạng người lao động mất việc làm có nguy cơ trở nên rất nghiêm trọng. Theo dự báo năm 2009, số người thất nghiệp có thể lên tới hàng triệu người . Để kích cầu tiêu dùng thành cơng thì phải có tiền cho người dân.

Do đó, Chính phủ cần đồng bộ các giải pháp kích cầu tiêu dùng như: giảm giá mạnh hàng tiêu dùng, điều chỉnh tăng lương, giảm thuế thu nhập cá nhân, tăng cho vay tiêu dùng, đồng thời thực hiện giãn, khoanh nợ, tăng các hỗ trợ an sinh xả hội, nhất là trợ cấp trực tiếp cho người nghèo, mở rông bảo hiểm thất nghiệp, giảm học phí, viện phí,…

Để tăng cầu đầu tư: Chính phủ phải hạ lãi suất, bù lãi suất, hỗ trợ các nhà đầu tư

thơng qua các biện pháp hành chính, sử dụng biện pháp tài khố như gia hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2009. Vấn đề hạ lãi suất, bù lãi suất hiện này đã gây ra nhiều tranh luận về việc đảo nợ cũ vay với lãi suất cao để chuyển sang vay mới với lãi suất vay thấp hơn nhiều.

Theo đề tài, Chính phủ nên sàn lọc các doanh nghiệp để có thể cho đảo nợ hay không. Chẳng hạn nếu các doanh nghiệp vừa và nhỏ thâm dụng lao động đang gặp nhiều khó khăn thì có thể cho họ đảo nợ để giúp họ duy trì việc làm như thế mục tiêu kích cầu cũng đạt được. Còn đối với các doanh nghiệp lớn thâm dụng vốn thì khơng nên cho đảo nợ vì gói kích cầu này sẽ có tác dụng như gói giải cứu (bailout plan) chứ khơng cịn là gói kích cầu nữa.

Do vậy ở Việt Nam, việc giám sát sự dụng cấu phần bù lỗ tín dụng cần được thực hiện chặt chẽ, với trong tâm tập trung giám sát vào việc vay của các doanh nghiệp lớn thâm dụng vốn để đảm bảo tiền hỗ trợ từ ngân sách nhà nước được sử dụng hiệu quả nhất trong việc đạt được mục tiêu giảm thất nghiệp trong năm 2009.

Ngoài ra, đối với các doanh nghiệp sự dụng nhiều lao động, Chính phủ có các biện pháp hỗ trợ ngắn hạn cho các doanh nghiệp để họ hạn chế hoặc không sa thãi lao động. Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu: có các biện pháp hỗ trợ và khuyến khích doanh

- 43 -

nghiệp tìm các thị trường xuất khẩu mới. Trong năm 2008, tại các thị trường mới, hàng xuất khẩu của Việt Nam lại khá thành công.

Thứ hai, đối với cân bằng ngoại. Theo phân tích ở chương 2, ta có tài khoản vãng lai = tiết kiệm của khu vực tư nhân + thâm hụt ngân sách - đầu tư của khu vực tư nhân.

Trước tình hình cịn đầy những khó khăn phía trước, khả năng thâm hụt tài khoản vãng lai năm 2009 là hồn tồn khơng bàn cãi gì bởi vì trong điều kiện kinh tế suy thối thì tiết kiệm của khu vực tư nhân có xu hướng giảm, thâm hụt ngân sách của Việt Nam được ADB dự đoán sẽ tăng lên 9,8% GDP, phần lớn do giảm nguồn thu từ dầu mỏ, giảm thuế doanh nghiệp, tăng trưởng kinh tế chậm lại và các biện pháp kích thích tài chính. Năm 2010, mức thâm hụt dự kiến giảm cịn 5,3%.

Do thâm hụt ngân sách lớn, nợ cơng và nợ có đảm bảo của nhà nước sẽ tăng đến 45,8% GDP năm 2009, cao hơn gần 6% so với năm ngoái. Việc chi tiêu của chính phủ cho gói kích cầu đầu tư, làm cho đầu tư tăng thêm.

Năm 2009, tài khoản vãng lai tiếp tục thâm hụt khoảng 11,5% GDP. Do đó, năm 2009, Chính phủ có thể sử dụng nhiều biện pháp để hạn chế thâm hụt tài khoản vãng lai càng thấp, càng tốt.

Vì vậy, Chính phủ nên thực hiện các giải pháp sau để giảm thâm hụt tài khoản vãng lai. Theo đề tài, việc giảm thâm hụt tài khoản vãng lai chỉ cịn có cách là giảm thâm hụt thương mại, tức là tăng xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu hoặc là tìm kiếm các nguồn để tài trợ cho hoạt động nhập khẩu.

Do đó, để hồn thiện cán cân vãng lai về dài hạn, cũng có thể đồng nhất với các vấn đề hoàn thiện cán cân thương mại. Để giảm nhập siêu nên: đẩy mạnh xuất khẩu, đồng thời kiểm soát chặt chẽ nhập khẩu, trong đó cố gắng đẩy mạnh tăng trưởng xuất khẩu, sử dụng thuế (xuất nhập khẩu), hàng rào kỹ thuật để hạn chế những mặt hàng không thiết yếu, sản xuất và sử dụng những mặt hàng thay thế nhập khẩu, chống thất thoát, triệt để tiết

kiệm.

Trong các nhân tố vĩ mô tác động đến tài khoản vãng lai, cần tập trung vào nhân tố tỷ giá thực. Đây là nhân tố quan trọng trong việc quy định trạng thái cân bằng nội và cân bằng ngoại của nền kinh tế.

- 44 -

Hình 3.3: Đồ thị REER và NEER của Việt Nam 1999- 2009

(Nguồn: tác giả tự tính) Trong thời gian qua, do đồng Việt Nam gắn với đồng USD, do đồng USD có xu hướng giảm trên thị trường thế giới nên tỷ giá hiệu lực danh nghĩa (NEER) đã tăng, tăng trưởng xuất khẩu tăng cao (bình quân 20%/năm), đặc biệt trong năm 2008, tổng tốc độ tăng trưởng xuất khẩu tăng trên 29,5% so với năm 2007. Đây là năm đầu tiên Việt Nam có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao hơn nhập khẩu.

Bên cạnh đó, lạm phát Việt Nam từ 2004-2008 tăng cao hơn so với nhiều đối tác thương mại chủ chốt, làm cho REER giảm mạnh, tức là đồng Việt Nam đang bị định giá cao khoảng 10% (theo đề tài tính), đi kèm theo đó là tăng trưởng nhập khẩu đạt mức kỷ lục năm 2007, nhập khẩu tăng 39,4% so với 2006, năm 2008 tăng 28,3% so với 2007. Độ giãn ra ngày càng lớn giữa NEER và REER chó thấy tỷ lệ lạm phát cao đã làm xói mịn năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Do đó, chính phủ cần tập trung vào giải quyết giảm mức lạm phát xuống vừa phải và điều chỉnh tỷ giá linh hoạt hơn nữa, sự linh hoạt này gắn với các rổ tiền tệ, là các đối tác thương mại chủ chốt của Việt Nam chứ khơng chỉ có USD để đưa REER trở lại trạng thái cân bằng.

3.2.2.Khuyến nghị tỷ giá VND/USD năm 2009 giao động với biên độ 5%-9%

Nhìn vào bảng dưới ta thấy lạm phát ở Việt Nam trong giai đoàn 2002-2008 đều cao hơn so với Mỹ, Trung Quốc. Theo đề tài tính được thì VND thực tế đã lên giá 9,878% so với các đối tác thương mại.

Bảng 3.2 : Số liệu lạm phát của các nước từ 1999-2010

(Nguồn: IMF, W o r l d E c o no mi c Ou tl ook D a t a b a s e , Ap r i l 2009 )

REER giảm (tức VND tăng giá) thì hàng nhập khẩu trở nên rẻ hơn và hàng xuất khẩu trở nên đắt hơn một cách tương đối, do đó sẽ làm tăng thâm hụt thương mại, gây áp lực phá giá lên VND. Nếu tỷ giá danh nghĩa VND/USD cuối năm 2008 là 17.380 thì thị trường kỳ vọng VND phải bị phá giá xuống mức 17.380 x 9,878% + 17.380 = 19.096.

Vào ngày 15/5/2009, tỷ giá VND/USD niêm yết tại Vietcombank là 17.787 còn xa so với mức 19.194. Điều này phát đi tín hiệu rằng tỷ giá chưa phản ứng đúng với cung cầu ngoại tệ, do đó trong ngày 13/4/2009 tỷ giá trên thị trường tự do tiếp tục đi ngược với tỷ giá niêm yết trong ngân hàng, tại Hà Nội giá bán USD vượt trên ngưỡng 18.000 đồng. Do đó, thị trường kỳ vọng giá đơla sẽ phá ngưỡng 18.000, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu có USD nhưng khơng bán cho Ngân hàng mà giữ lại vì dự báo xu huớng tỷ giá VND/USD tiếp tục tăng.

Vì vậy, có thể giải thích được ngồi thị trường có hiện tượng thừa - thiếu USD và tại sao tỷ giá danh nghĩa luôn trên đà tăng trong mấy tháng nay và dự báo sẽ tăng nữa. Tỷ giá danh nghĩa tăng đến khi nào mức tăng/giảm tỷ giá thực tế tiến tới mức 0, tức là

REER =100

3.3. VIỆT NAM CÓ PHÁ GIÁ MẠNH VND KHƠNG?

Theo cách tính REER ở chương 2, thì VND đang bị định giá cao, do đó các tổ chức tài chính và các chuyên gia đều cho rằng Việt Nam nên phá giá VND để cải thiện cán cân tài khoản vãng lai, tăng sức cạnh tranh cho hàng xuất khẩu. Theo đề tài nghiên cứu, thì khơng nên phá giá mạnh VND trong năm 2009 mà nên phá giá với mức độ nhỏ và chia ra các giai đoạn khác nhau, chẳng hạn nới lỏng biên độ tỷ giá từ +/-3% lên +/-5% hoặc sắp tới có thể là +/-7% và +/-9%, với kinh nghiệm phá giả nhỏ của Trung Quốc đã thành công, đây là một bài học cho điều hành chính sách tỷ giá của Việt Nam trong năm 2009 và 2010. Không nên phá giá với mức độ mạnh khoảng 20-40% vì các nguyên nhân sau:

+ Theo đề tài kiểm định điều kiện Marshall – Lerner, thì tổng hệ số co dãn của nhập khẩu và xuất khẩu nhỏ hơn 0, do đó phá giá sẽ khơng cải thiện được cán cân thương mại

- 46 -

+ Hiện này, các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam bao gồm: gạo, cà phê, thuỷ sản, may mặc, da giày và dầu thô. Những mặt hàng này đã tạo được chỗ đứng nhất định trên thị trường quốc tế, mà hầu hết là các thị trường khó tính như Mỹ, Nhật, và gần đầy là thị trường EU, nơi mà giá bán hồn tồn khơng phải là yếu tố duy nhất quyết định đến khả năng cạnh tranh của các quốc gia xuất khẩu đến. Các đối tác muốn hàng hoá bán trên các thị trường này đều phải tuân theo những tuân chuẩn nghiêm ngặt về kỷ thuật, vệ sinh, kháng sinh, quy cách hàng hoá…ngay cả gạo khi xuất khẩu sang thị trường Indonesia, Philippin, Trung Đông, Châu Phi, mặc dù giá gạo có tăng nhưng khối lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo đều tăng do được nâng cao chất lượng.

+ Như vậy, năng lực xuất khẩu là do năng lực thị trường cạnh tranh của hàng hoá về chất lượng và dịch vụ, do công nghệ, do tiếp thị,…chứ không phải do tỷ giá. Theo kinh nghiệm quốc tế, nếu để doanh nghiệp trơng chờ vào phá giá nội tệ để kích thích xuất khẩu thì doanh nghiệp có tư tưởng ỷ lại khơng chủ động nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Bởi vậy chính sách điều hành tỷ giá trong thời gian tới không nên hướng phá giá VND mạnh, song vẫn cần tiếp tục duy trì để tỷ giá VND/USD không bị giảm giá quá mạnh gây tác động không tốt đối với nền kinh tế.

+ Hơn nữa, hiện nay, cán cân thương mại Việt Nam đang bị thâm hụt, Chính phủ đang đề ra các biện pháp để cắt giảm thâm hụt cán cân thương mại, khuyến khích xuất khẩu nhưng cán cân thị trường tổng thể cả Việt Nam đang thặng dư. Với mức dự trữ ngoại hối tại Ngân hàng Nhà nước hiện nay khoảng hơn 20 tuần nhập khẩu, Việt Nam hoàn toàn bảo đảo việc chuyển ngoại tệ một cách bình thường của các nhà đầu tư nước ngoài, để củng cố lòng tin của dân chúng, củng cố niềm tin của thị trường vào khả năng ổn định giá trị đồng Việt Nam. Xuất khẩu của Việt Nam vẫn tăng trưởng tốt, và thâm hụt thương mại chủ yếu xuất phát từ nhập khẩu, trong khi Việt Nam đang nhập siêu mạnh, mà lại nhập siêu nguyên, nhiên liệu để phục vụ sản xuất, việc phá giá nhẹ VND tác động tiêu cực đến nhập khẩu. Phá giá đồng nội tệ sẽ khuyến khích xuất khẩu, giảm thâm hụt thương mại, nhưng hiện nay, thâm hụt thương mại của Việt Nam là do nhập khẩu máy móc thiết bị, nguyên liệu cần thiết phục vụ cho sản xuất, nhập khẩu phôi thép,..nếu phá giá đồng nội tệ mạnh sẽ làm tăng chi phí nhập khẩu những mặt hàng thiết yếu phũc vụ sản xuất này.

+ Đối với Việt Nam hiện nay, một trong những nguồn tài trợ cho thâm hụt thương mại là Kiều hối. Kết quả thống kê cho thấy lượng kiều hối hàng năm đổ vào Việt Nam là rất ổn định. Đây được xem là nguồn chứa đựng ít rủi ro đảo chiều nhất. Cịn đối với tài khoản vốn, FDI và ODA ln là 2 nguồn vốn chủ đạo đóng góp vào cán cân thanh toán của Việt Nam trong suốt nhiều năm qua. Bên cạnh đó, Việt Nam đang bước đầu thực hiện

- 47 -

các cam kết khi gia nhập WO và trong điều kiện đang cần thu thút vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) để đầu tư vào những dự án cần vốn lớn và thực hiện CNH, HĐH đất nước, trong bối cảnh Việt Nam vừa đi “mời chào” để đem vốn từ nước ngoài đổ về mà lại thực hiện phá giá đồng nội tệ làm đảo chiều dịng vốn đầu tư nước ngồi và thêm vào đó các nhà đầu tư nước ngoài sẽ khơng cịn tin tưởng và Việt Nam sẽ khó thực hiện huy động vốn cho những lần sau khi cần.

+ Mặc khác, tỷ lệ nợ nước ngoài của Việt Nam là 32,7% GDP, và mức độ Đơla hố nền kinh tế Việt Nam quá cao, đặc biệt nhiều doanh nghiệp mượn nợ theo hối đối Đơla Mỹ, đến khi đồng tiền Việt Nam mất giá, làm tăng gánh nợ nước ngoài của quốc gia, các doanh nghiệp khó có thể trả nợ được. Đây cũng là nguyên nhân tiềm ẩn của khủng hoảng kinh tế.

Tóm lại, năm 2009 phá giá tiền tệ mạnh chưa nên thực hiện mà nên điều hành chính sách tỷ giá linh hoạt phù hợp với thị trường trong nước và ngoài nước.

3.4.PHÁ GIÁ NHỎ, GIẢI PHÁP TỐI ƯU ĐỂ TÀI TRỢ XUẤT KHẨU VÀ THÂM HỤT THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM

Phá giá nhỏ tức là tỷ giá biến động linh hoạt hơn trong mức độ vừa phải. Theo định hướng chính sách tỷ giá của Chính phủ năm 2009 đó là linh hoạt tỷ giá để khuyến khích xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu, ổn định kinh tế vĩ mô. Theo đề tài tính trong chương 2, thì Quý 4 năm 2008, VND bị định giá thực cao khoảng 9,878% và dự báo 2009, VND vẫn tiếp tục bị định giá cao cịn hơn mức 2008. Do đó, Chính phủ nên điều chính mức tỷ giá sao cho phù hợp với cung cầu ngoại tệ, đảm bảo niềm tin cho người dân và nhà đầu tư nước ngoài khi mua trái phiếu VND, khi đầu tư vào Việt Nam. Do đó, đề tài cho

Một phần của tài liệu Chính sách tỷ giá phục vụ phát triển kinh tế việt nam sau khủng hoảng kinh tế thế giới (Trang 55)