Kết quả kinh doanh của Cơng ty Chứng khốn Habubank

Một phần của tài liệu Chuyên đề phát triển hoạt động tự doanh tại công ty chứng khoán ngân hàng thương mại cổ phần nhà hà nội (Trang 36)

Chương II : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TỰ DOANH CỦA

2.1. Khái quát về Cơng ty chứng khốn Habubank

2.1.2. Kết quả kinh doanh của Cơng ty Chứng khốn Habubank

Dù gia nhập cuộc chơi khi TTCK Việt Nam đã hoạt động được 6 năm và chỉ mới hơn 1 năm hoạt động nhưng HBBS với sự chuẩn bị kỹ lưỡng từ nhân sự đến cơ sở vật chất, chiến lược và sự hỗ trợ đắc lực từ phía Ngân hàng mẹ đã đạt được được những thắng lợi ngoạn mục. Lợi nhuận trước thuế của HBBS chỉ 8 tháng hoạt động (07/04/2006 đến 31/12/2006) đạt 18.5 tỷ đồng, vượt 381% kế hoạch đặt ra, và trong năm 2007 lợi nhuận kinh doanh của CTCK Habubank đã tăng gấp 6 lần so với năm 2006, vốn điều lệ tăng 200% (từ 50 tỷ lên 150 tỷ đồng).

Bảng 2.1.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của HBBS Đơn vị: Triệu đồng Quý 2/2006 Quý 3/2006 Tháng 10+11 Cả năm Quý 1/2007 Doanh thu 2,804 2,472 3,037 15,495 17,630 LNST 2,077 1,438 2,278 13,320 15,120

Nguồn:Báo cáo kết quả hoạt động các tháng của HBBS Từ bảng trên ta có thể thấy được lợi nhuận sau thuế của HBBS tăng liên tục đặc biệt là quý 4/2006 và quý 1/2007. Mức tăng vượt bậc này cũng do quy mơ thị trường chứng khốn Việt Nam thời điểm đó tăng rất mạnh. Tính đến thời điểm 31/3/2007, doanh thu của công ty chủ yếu là từ hoạt động môi giới và tự doanh chứng khoán (chiếm hơn 70%). Quý 3/2006 là giai đoạn thị trường trầm lắng, VNIndex giảm từ 632.69 điểm xuống khoảng 400 điểm, điều này cũng một phần gây tác động đến doanh thu của công ty làm doanh thu quý 3 giảm 11.84%, lợi nhuận sau thuế giảm 30.76%. Đến 31/3/2007, lợi nhuận trước thuế của công ty đã đạt trên 21 tỷ đồng, hoàn thành hơn 50% kế hoạch lợi nhuận năm 2007 (đề ra từ đầu năm là 42 tỷ)và đến cuối năm 2007 lợi nhuận đạt được là trên 120 tỷ.Từ đó ta có thể thấy được doanh thu của cơng ty cịn phụ thuộc khá lớn vào xu thế chung của toàn thị trường.

Với số vốn ban đầu từ khi đi vào thành lập là 20 tỷ do Ngân hàng mẹ cung cấp, ngay những tháng đầu tiên HBBS đã chứng tỏ mình là bước đi chiến lược đúng đắn của Ngân hàng mẹ Habubank khi đạt được tỷ suất lợi nhuận trong năm 2007 là 27% và tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận là 300%.Bên cạnh đó trong năm 2007, HBBS đã đóng góp 104 tỷ đồng vào lợi nhuận trước thuế của Habubank và góp phàn làm tăng thêm nhiều khách hàng cho ngân hàng thông qua các hoạt động môi giới và tư vấn đầu tư.

2.1.2.1. Với hoạt động môi giới chứng khoán

Cuối năm 2006 số tài khoản được mở tại công ty mới chỉ là 2774 tài khoản nhưng đến 31/03/2007, tổng số tài khoản lưu ký khách hàng đã mở tại Habubank Securities là trên 6000 tài khoản và đến cuối năm 2007 tổng số tài khoản là 8135 tài khoản tăng 293% so với năm 2006, trong đó có 3 tài khoản của cá nhân và 1 tổ chức nước ngồi. Có thể thấy mảng mơi giới ở HBBS là rất mạnh, nó được thể hiện qua sự gia tăng nhanh chóng số tài khoản đựợc mở tại cơng ty. Điều đó thể hiện sự tin cậy của khách hàng đối với công ty.

Mặc dù vậy, tài khoản của cá nhân chiếm tỷ lệ lớn (chiếm tới 99%) và tài khoản của các tổ chức và nhà đầu tư nước ngoài chiếm một tỷ lệ rất nhỏ.

Bảng 2.1.2: Số tài khoản được mở tại HBBS

Quý 2/2006 Quý 3/2006 Quý 4/2006 Cuối năm 2007 Cá nhân 543 823 1398 8130

Tổ chức 0 2 5 5

NĐT nước ngoài 0 0 3 4

Tổng 543 825 1406 8139

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động các tháng của HBBS

Mới đây, công ty cũng đã mở thêm đại lý nhận lệnh tại Hàng Trống nhằm đáp ứng nhu cầu đầu tư của người dân.

Doanh số giao dịch khớp lệnh đạt trung bình từ 5 – 7% tổng thị trường, đưa tổng khối lượng giao dịch của công ty tăng đáng kể: Tổng giá trị giao dịch trên thị trường quý 4/2006 là 970,296.25 triệu đồng đã gấp 5 lần giá trị giao dịch của quý 2/2006 và gấp 1.5 lần quý 3/2006; tổng giá trị giao dịch hoạt động môi giới năm 2007 là 17,584,190,050,200VNĐ.

Bảng 2.1.3: Tổng giá trị giao dịch của HBBS

Quý 2 Quý 3 Quý 4

Triệu đồng Tỷ trọng(%) Triệu đồng Tỷ trọng(%) Triệu đồng Tỷ trọng(%) Cổ phiếu 99,156.59 58.6 313,774.42 48.2 764,192.31 78.8 Trái phiếu 70,074.81 41.4 336,686.58 51.8 206,103.94 21.2 Tổng 169,231.4 100.0 650,461 100.0 970,296.25 100.0

Nguồn: Báo cáo kinh doanh các tháng HBBS năm 2006 Đi cùng với sự gia tăng về doanh thu, số lượng tài khoản, phí mơi giới cũng gia tăng. Phí mơi giới quý 3/2006 gấp 3.5 lần quý 2/2006 và quý 4/2006 tăng gấp 7 lần quý 2/2006. Đặc biệt vào giai đoạn thị trường sôi động (cuối năm 2006 và đầu năm 2007), phí mơi giới từ cổ phiếu và chứng chỉ quỹ chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng phí thu được. Hoạt động mơi giới của HBBS mới đi vào hoạt động từ tháng 6 nên doanh thu từ phí mơi giới trái phiếu chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ.

Bảng 2.1.4: Doanh thu từ phí môi giới của HBBS

Đơn vị: Triệu đồng

Phí cổ phiếu + CCQ Trái phiếu

Tổng Triệu đồng Tỷ trọng (%) Triệu đồng Tỷ trọng (%) Quý 2 311.16 91.76 27.93 8.24 339.09 Quý 3 980.62 83.78 189.91 16.22 1,170.52 Quý 4 2,314.35 97.4 61.88 2.6 2,376.22 Tổng 3,606.13 92.8 279.72 7.2 3,885.83

Nguồn: Báo cáo kinh doanh các tháng HBBS năm 2006

Có thể nói trong năm 2007, quy mơ thị trường chứng khoán Việt Nam tăng rất mạnh, giá trị giao dịch tăng rất cao, tương đương 3 lần so với năm 2006, do đó phí mơi giới của các cơng ty chứng khoán thu được rất lớn. Tại

HBBS, doanh thu từ phí mơi giới là 49,235,732,141VNĐ chiếm 30% doanh thu của cơng ty và tăng 1267% so với năm 2006.

Ngoài các nhà đầu tư cá nhân, HBBS đã thu hút được một lượng lớn các khách hàng là các cơng ty uy tín như Tập đồn cơng nghiệp tàu thủy Vinashin, Tổng công ty xây lắp máy Việt Nam Lilama...

2.1.2.2. Hoạt động bảo lãnh và đại lý phát hành chứng khoán

HBBS với tư cách là tổ chức bảo lãnh phát hành sẽ giúp cho tổ chức đăng ký giao dịch thực hiện các công việc cần thiết của một đợt phát hành, đồng thời đưa ra các cam kết chắc chắn nhằm đảm bảo cho đợt phát hành chứng khốn được thành cơng.

Được đánh giá là một trong những công ty dẫn đầu thị trường về tư vấn phát hành trái phiếu doanh nghiệp, HBBS là một địa chỉ tin cậy của nhiều khách hàng doanh nghiệp. Cụ thể, trong năm 2006, HBBS đã bảo lãnh phát hành thành công đợt I trái phiếu 2 năm cho Vinashin với tổng mệnh giá phát hành là 200 tỷ đồng. Vinashin tiếp tục chon HBBS là đơn vị bảo lãnh phát hành trái phiếu đợt II với tổng mệnh giá 500 tỷ đồng thời hạn 5 năm. Năm 2007, Habubank Securities đã tư vấn và bảo lãnh phát hành thành công 8150 tỷ đồng trái phiếu, góp phần tích cực vào việc xây dựng thị trường trái phiếu doanh nghiệp của Việt Nam. Cụ thể vào tháng 3/2007, Habubank Securities đã bảo lãnh phát hành thành công 500 tỷ đồng trái phiếu trong thời hạn 5 năm cho Tổng công ty lắp máy Việt Nam Lilama. Trong đợt phát hành này, Lilama đã tin tưởng chọn CTCK Habubank làm đối tác duy nhất. Ngoài ra, Habubank Securities đã hỗ trợ Vinashin (Tập đồn cơng nghiệp tàu thủy Việt Nam), Techcombank và VEC (Tổng công ty Đầu tư và Phát triển đường cao tốc Việt Nam), công ty cổ phần Đầu tư Nam Đình Vũ... huy động hàng nghìn tỷ đồng qua trái phiếu.

Ngồi ra, trong những đợt phát hành mà HBBS khơng thực hiện bảo lãnh thì cơng ty có thể lại thực hiện vai trị làm đại lý phát hành chứng khoán.

2.1.2.3. Hoạt động tự doanh chứng khoán

Mặc dù hoạt động tự doanh cổ phiếu của công ty mới được triển khai nhưng đã đạt được những kết quả khả quan. Công ty đã chú trọng đầu tư trên cả hai thị trường niêm yết và thị trường OTC nhưng ln đảm bảo tính an tồn cao. Trong quy trình tự doanh của cơng ty, điểm giới hạn lỗ được quy định rõ ràng, đó là khi giá trị thị trường của một loại chứng khoán giảm quá điểm giới hạn lỗ (15% giá trị vốn đầu tư) thì người quản lý số chứng khốn đó phải thực hiện bán tồn bộ số chứng khốn đang nắm giữ.

Đối với hoạt động tự doanh trái phiếu tại HBBS còn rất mới mẻ, chưa được triển khai rộng rãi.

Hoạt động Repo đang được đẩy mạnh do hoạt động Repo là hoạt động đem lại lợi nhuận cao cho công ty đồng thời hỗ trợ đắc lực trong việc phát triển mạng lưới khách hàng.

2.2. Thực trạng tự doanh chứng khoán tại CTCK Habubank

2.2.1. Quyền hạn và trách nhiệm của cán bộ tự doanh

Phòng tự doanh của HBBS bao gồm 5 người trong đó có 1 trưởng phịng và 4 nhân viên. Trải qua hai năm phát triển, hiện nay HBBS đã xây dựng quy trình cụ thể cho hầu hết các hoạt động của Công ty. Và riêng đối với hoạt động tự doanh của công ty cũng vậy, một quy trình nghiệp vụ đã được xây dựng để quy định quyền hạn, trách nhiệm và nghĩa vụ của các cán bộ tự doanh. Cụ thể là:

- Giám đốc là người quy định tổng số vốn đầu tư vào hoạt động tự doanh hàng năm và có thể điều chỉnh, bổ sung căn cứ theo tình hình thị trường, là người quyết định phương án tự doanh có quy mơ lớn.

- Trưởng phòng tự doanh là người trực tiếp điều hành và quản lý

hoạt động tự doanh của cơng ty, có trách nhiệm kiểm tra tình hình thực hiện hoạt động tự doanh của nhân viên dưới quyền, phê duyệt phương án đầu tư trong số vốn có thẩm quyền quyết định.

- Nhân viên kinh doanh: Mỗi cán bộ tự doanh được cấp một mức

vốn nhất định tùy thuộc vào năng lực, trình độ chun mơn, sự tín nhiệm của người được ủy quyền. Họ là những người trực tiếp thực hiện hoạt động tự doanh, là người có quyền quyết định thời điểm, số lượng, giá cả khi giao dịch chứng khoán. Mỗi nhân viên chịu trách nhiệm xây dựng những phương án tự doanh trong lĩnh vực mà mình phụ trách. Do vậy, trong hoạt động tự doanh, các cán bộ tự doanh có tính độc lập rất cao.

Trong hoạt động tự doanh, HBBS thực hiện theo ngun tắc an tồn và hiệu quả trong đó tính an tồn được đặt lên hàng đầu. Do đó theo quyết định 27/2007/QĐ-BTC để đảm bảo an toàn trong hoạt động tự doanh, CTCK khi thực hiện nghiệp vụ tự doanh không được:

- Đầu tư vào cổ phiếu của cơng ty có sở hữu trên 50% vốn điều lệ của cơng ty chứng khốn;

- Đầu tư từ 20% trở lên tổng số cổ phiếu đang lưu hành của một tổ chức niêm yết;

- Đầu tư từ 15% trở lên tổng số cổ phiếu đang lưu hành của một tổ chức không niêm yết.

Ngồi ra, cơng ty đã đưa ra quy định nhằm đảm bảo an toàn trong hoạt động tự doanh. Cụ thể là

- Quy định điểm giới hạn lỗ: Người quản lý chứng khoán sẽ phải đặt bán loại chứng khoán khi mà giá trị trường của nó giảm quá điểm giới hạn lỗ (15% giá trị vốn đầu tư). Trong trường hợp giữ lại thì phải lập một tờ trình và chỉ được giữ lại khi Giám đốc chấp thuận.

- Giám đốc hoặc trưởng phòng tự doanh sẽ trực tiếp quy định với từng cán bộ tự doanh về tỷ lệ vốn tối đa được đầu tư vào một loại cổ phiếu trên tổng số vốn được phân bổ.

- Tỷ trọng, danh mục đầu tư các loại chứng khoán được phép giao dịch trong từng thời kỳ do Giám đốc quy định dựa trên ý kiến củ Hội đồng đầu tư.

2.2.2. Quy trình tự doanh tại HBBS

Giai đoạn 1 Xây dựng phương án đầu tư : Sau khi tìm kiếm được cơ

hội đầu tư, cán bộ tự doanh được ủy quyền phải xây dựng phương án đầu tư làm cơ sở phân tích căn cứ ra quyết định. Sau đó phương án đầu tư này sẽ được trình lên Hội đồng đầu tư xem xét. Nội dung của bản đề trình bao gồm: đối tượng đầu tư, một số chỉ tiêu của đối tượng đầu tư, số vốn đầu tư, hiệu quả và rủi ro đầu tư có thể gặp.

Sau đây là nội dung cơ bản của một bản đề trình phương án đầu tư của phòng tự doanh CTCK Habubank:

- Tổng quan về cơng ty định đầu tư bao gồm q trình phát triển của cơng ty,cơ cấu vốn điều lệ, tình hình nhân sự...

- Phân tích ngành mà cơng ty thuộc nghành đó

- Phân tích cơng ty bao gồm tình hình hoạt động, tình hình tài chính,

- Định giá doanh nghiệp

Giai đoạn 2 Thẩm định, phân tích hiệu quả của phương án đầu tư: Sau khi cán bộ tự doanh đề xuất phương án đầu tư, Hội đồng thẩm định sẽ tiến hành phân tích hiệu quả , rủi ro của phương án cũng như khả năng của cơng ty. Sau đó, hội đồng thẩm định sẽ đưa ra quyết định có thực hiện đầu tư vào phương án đó hay khơng, nếu đầu tư thì khối lượng đầu tư là bao nhiêu.

Giai đoạn 3 Thực hiện đầu tư theo phương án: Sau khi đã được hội

đồng thông qua quyết định đầu tư, cán bộ tự doanh sẽ thực hiện giao dịch mua bán chứng khoán. Cơ chế giao dịch sẽ tuân theo các quy định của pháp luật và các chuẩn mực chung trong ngành. Trong giai đoạn này, quyền tự quyết của các cán bộ tự doanh là rất cao, họ có quyền quyết định mức giá thực hiện và thời điểm thực hiện giao dịch.

Giai đoạn 4 Quản lý đầu tư và thu hồi vốn: Trong giai đoạn này, các

cán bộ tự doanh có trách nhiệm theo dõi các khoản đầu tư và đưa ra các kiến nghị kịp thời khi có các biến động lớn đối với chứng khốn. Và khâu cuối

cùng là thực hiện bán chứng khoán để thu hồi vốn cho cơng ty sau đó sẽ thực hiện đánh giá hiệu quả thực tế của phương án đầu tư về tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư, thời gian thực hiện, so sánh giữa lợi nhuận, chi phí và rủi ro...

Kết thúc một chu kỳ đầu tư, cán bộ tự doanh lại bắt đầu tìm kiếm và xây dựng phương án đầu tư mới.

2.3. Đánh giá thực trạng phát triển hoạt động tự doanh của HBBS

2.3.1. Kết quả hoạt động tự doanh của HBBS

Sau gần hai năm thành lập và đi vào hoạt động, phòng tự doanh của HBBS đã gặp rất nhiều khó khăn về nhân sự cũng như sự hợp tác với các bộ phận khác trong công ty. Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo của đội ngũ lãnh đạo chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm, bộ phận tự doanh đã vượt qua những khó khăn ban đầu đó để đạt được những kết quả rất khả quan:

Bảng 2.3.1: Kết quả hoạt động của HBBS

Đơn vị : Đồng

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007

Vốn đầu tư 19,784,682,000 108,075,797,302 Doanh thu 10,322,141,000 28,743,626,542 Tỷ suất lợi nhuận hoạt

động tự doanh

47.82% 19.02%

Năm 2007 là một năm hoạt động đầy thăng trầm của TTCK Việt Nam khi trải qua những biến động trồi sụt thất thường: giai đoạn thị trường bùng nổ trong 3 tháng đầu năm, thị trường bắt đầu hạ nhiệt và điều chỉnh mạnh vào 5 tháng giữa năm, tiếp đến là một đợt phục hồi trước khi đi vào thoái trào trong 4 tháng cuối, do đó kết quả hoạt động của hoạt động tự doanh cũng bị ảnh hưởng đáng kể.

Bảng 2.3.2: Kết quả hoạt động kinh doanh

Đơn vị: Đồng

Quý Doanh thu Chi phí Lãi/lỗ %lợi nhuận

1 5,955,717,106 215,196,126 5,740,420,980 13.89% 2 998,555,261 275,214,180 723,341,081 0.75% 3 9,409,040,362 3,449,814,619 (1,703,897,452) 2.78% 4 12,380,313,813 2,448,363,469 9,931,950,344 6.40% Tổng 28,743,626,542 8,182,966,757 20,560,659,785 22.82%

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động tự doanh theo các tháng năm 2007

Theo số liệu trên ta có thể thấy được doanh thu của quý 1 chiếm tới 20.7% doanh thu của cả năm 2007 trong thời kỳ TTCK đang ở đỉnh điểm nhưng vẫn thấp hơn so với quý 4 (tỷ lệ doanh thu của quý 4 so với doanh thu của năm 2007 là 43.07%). Như vậy, ta có thể thấy rằng hoạt động tự doanh của CTCK Habubank đã thu được những kết quả khả quan, tốc độ tăng thu nhập qua mỗi thời kỳ khá nhanh, tuy nhiên, có một số thời kỳ hoạt động vẫn

Một phần của tài liệu Chuyên đề phát triển hoạt động tự doanh tại công ty chứng khoán ngân hàng thương mại cổ phần nhà hà nội (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)