Thực trạng tự doanh chứng khoán tại CTCK Habubank

Một phần của tài liệu Chuyên đề phát triển hoạt động tự doanh tại công ty chứng khoán ngân hàng thương mại cổ phần nhà hà nội (Trang 41 - 44)

Chương II : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TỰ DOANH CỦA

2.2. Thực trạng tự doanh chứng khoán tại CTCK Habubank

2.2.1. Quyền hạn và trách nhiệm của cán bộ tự doanh

Phòng tự doanh của HBBS bao gồm 5 người trong đó có 1 trưởng phịng và 4 nhân viên. Trải qua hai năm phát triển, hiện nay HBBS đã xây dựng quy trình cụ thể cho hầu hết các hoạt động của Công ty. Và riêng đối với hoạt động tự doanh của cơng ty cũng vậy, một quy trình nghiệp vụ đã được xây dựng để quy định quyền hạn, trách nhiệm và nghĩa vụ của các cán bộ tự doanh. Cụ thể là:

- Giám đốc là người quy định tổng số vốn đầu tư vào hoạt động tự doanh hàng năm và có thể điều chỉnh, bổ sung căn cứ theo tình hình thị trường, là người quyết định phương án tự doanh có quy mơ lớn.

- Trưởng phòng tự doanh là người trực tiếp điều hành và quản lý

hoạt động tự doanh của cơng ty, có trách nhiệm kiểm tra tình hình thực hiện hoạt động tự doanh của nhân viên dưới quyền, phê duyệt phương án đầu tư trong số vốn có thẩm quyền quyết định.

- Nhân viên kinh doanh: Mỗi cán bộ tự doanh được cấp một mức

vốn nhất định tùy thuộc vào năng lực, trình độ chun mơn, sự tín nhiệm của người được ủy quyền. Họ là những người trực tiếp thực hiện hoạt động tự doanh, là người có quyền quyết định thời điểm, số lượng, giá cả khi giao dịch chứng khoán. Mỗi nhân viên chịu trách nhiệm xây dựng những phương án tự doanh trong lĩnh vực mà mình phụ trách. Do vậy, trong hoạt động tự doanh, các cán bộ tự doanh có tính độc lập rất cao.

Trong hoạt động tự doanh, HBBS thực hiện theo nguyên tắc an toàn và hiệu quả trong đó tính an tồn được đặt lên hàng đầu. Do đó theo quyết định 27/2007/QĐ-BTC để đảm bảo an tồn trong hoạt động tự doanh, CTCK khi thực hiện nghiệp vụ tự doanh không được:

- Đầu tư vào cổ phiếu của cơng ty có sở hữu trên 50% vốn điều lệ của cơng ty chứng khốn;

- Đầu tư từ 20% trở lên tổng số cổ phiếu đang lưu hành của một tổ chức niêm yết;

- Đầu tư từ 15% trở lên tổng số cổ phiếu đang lưu hành của một tổ chức không niêm yết.

Ngồi ra, cơng ty đã đưa ra quy định nhằm đảm bảo an toàn trong hoạt động tự doanh. Cụ thể là

- Quy định điểm giới hạn lỗ: Người quản lý chứng khoán sẽ phải đặt bán loại chứng khoán khi mà giá trị trường của nó giảm quá điểm giới hạn lỗ (15% giá trị vốn đầu tư). Trong trường hợp giữ lại thì phải lập một tờ trình và chỉ được giữ lại khi Giám đốc chấp thuận.

- Giám đốc hoặc trưởng phòng tự doanh sẽ trực tiếp quy định với từng cán bộ tự doanh về tỷ lệ vốn tối đa được đầu tư vào một loại cổ phiếu trên tổng số vốn được phân bổ.

- Tỷ trọng, danh mục đầu tư các loại chứng khoán được phép giao dịch trong từng thời kỳ do Giám đốc quy định dựa trên ý kiến củ Hội đồng đầu tư.

2.2.2. Quy trình tự doanh tại HBBS

Giai đoạn 1 Xây dựng phương án đầu tư : Sau khi tìm kiếm được cơ

hội đầu tư, cán bộ tự doanh được ủy quyền phải xây dựng phương án đầu tư làm cơ sở phân tích căn cứ ra quyết định. Sau đó phương án đầu tư này sẽ được trình lên Hội đồng đầu tư xem xét. Nội dung của bản đề trình bao gồm: đối tượng đầu tư, một số chỉ tiêu của đối tượng đầu tư, số vốn đầu tư, hiệu quả và rủi ro đầu tư có thể gặp.

Sau đây là nội dung cơ bản của một bản đề trình phương án đầu tư của phịng tự doanh CTCK Habubank:

- Tổng quan về công ty định đầu tư bao gồm quá trình phát triển của cơng ty,cơ cấu vốn điều lệ, tình hình nhân sự...

- Phân tích ngành mà cơng ty thuộc nghành đó

- Phân tích cơng ty bao gồm tình hình hoạt động, tình hình tài chính,

- Định giá doanh nghiệp

Giai đoạn 2 Thẩm định, phân tích hiệu quả của phương án đầu tư: Sau khi cán bộ tự doanh đề xuất phương án đầu tư, Hội đồng thẩm định sẽ tiến hành phân tích hiệu quả , rủi ro của phương án cũng như khả năng của cơng ty. Sau đó, hội đồng thẩm định sẽ đưa ra quyết định có thực hiện đầu tư vào phương án đó hay khơng, nếu đầu tư thì khối lượng đầu tư là bao nhiêu.

Giai đoạn 3 Thực hiện đầu tư theo phương án: Sau khi đã được hội

đồng thông qua quyết định đầu tư, cán bộ tự doanh sẽ thực hiện giao dịch mua bán chứng khoán. Cơ chế giao dịch sẽ tuân theo các quy định của pháp luật và các chuẩn mực chung trong ngành. Trong giai đoạn này, quyền tự quyết của các cán bộ tự doanh là rất cao, họ có quyền quyết định mức giá thực hiện và thời điểm thực hiện giao dịch.

Giai đoạn 4 Quản lý đầu tư và thu hồi vốn: Trong giai đoạn này, các

cán bộ tự doanh có trách nhiệm theo dõi các khoản đầu tư và đưa ra các kiến nghị kịp thời khi có các biến động lớn đối với chứng khốn. Và khâu cuối

cùng là thực hiện bán chứng khoán để thu hồi vốn cho cơng ty sau đó sẽ thực hiện đánh giá hiệu quả thực tế của phương án đầu tư về tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư, thời gian thực hiện, so sánh giữa lợi nhuận, chi phí và rủi ro...

Kết thúc một chu kỳ đầu tư, cán bộ tự doanh lại bắt đầu tìm kiếm và xây dựng phương án đầu tư mới.

Một phần của tài liệu Chuyên đề phát triển hoạt động tự doanh tại công ty chứng khoán ngân hàng thương mại cổ phần nhà hà nội (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)