Cơ cấu nhân sự VCSC

Một phần của tài liệu Chuyên đề phát triển hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp tại công ty cổ phần chứng khoán bản việt (Trang 32)

Đơn vị: Người

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Nhân sự 84 94 110 114

Trên Đại Học 20 18 19 29

Đại học 55 67 78 85

(Nguồn: Báo cáo thường niên VCSC 2011)

Có thể thấy số lượng nhân sự có trình độ chuyên môn cao của VCSC ngày càng nhiều. Nếu như năm 2008 số lượng nhân sự trên đại học chỉ có 20 người thì đến năm 2011 con số này đã tăng lên tới 45% , lên con số 29 người. Số lượng nhân sự ở bậc đại học cũng tăng khá cao, từ 55 người năm 2008 lên 85 người năm 2011. Điều này giúp ta thấy rõ được khả năng thu hút nhân tài của VCSC cũng như khả năng đào tạo nhân sự tại VCSC.

GVHD: PGS.TS Trần Đăng Khâm

2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần Chứng khoán Bản Việt Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh VCSC 2011

Đơn vị: triệu đồng Năm 2011 Năm 2010 Doanh thu 425226 383773 Trong đó

Doanh thu từ hoạt động mơi giới 62953 37848

Doanh thu từ hoạt động đầu tư chứng khốn, góp vốn 159819 269076

Doanh thu từ hoạt động tư vấn 35243 24689

Doanh thu lưu ký chứng khoán 4147 2443

Doanh thu khác 163065 49717

Các khoản giảm trừ doanh thu 0 0

Doanh thu thuần 425226 383773

Chi phí hoạt động kinh doanh 227434 253029

Lợi nhuận gộp 147792 130743

Chi phí quản lý doanh nghiệp 40307 34600

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 107484 96143

Thu nhập khác 33 997

Chi phí khác 74930 354

Lợi nhuận trước thuế 32587 96786

Thuế TNDN 7517 22551

Lợi nhuận sau thuế 25070 74235

(Nguồn: Báo cáo tài chính kiểm tốn VCSC 2011)

Nhìn vào bảng kết quả kinh doanh ta thấy lợi nhuận sau thuế 2011 của VCSC có phần sụt giảm mạnh so với năm 2010 từ 74 tỷ xuống còn hơn 25 tỷ. Như vậy năm 2011 VCSC đã hoàn thành hơn 75% kế hoạch đã đề ra trước đó ( theo kế hoạch thì lợi nhuận sau thuế là hơn 33 tỷ đồng). Đây cũng là điều dễ hiểu bởi vì năm 2011 là năm đầy khó khăn đối với thị trường chứng khốn nói chung và các cơng ty chứng khốn nói riêng. Mặc dù thị phần mơi giới của VCSC vẫn nằm trong top đầu, nhưng dưới sự ảnh hưởng của giá chứng khốn, khiến cho 2011 cơng ty phải dự phịng giảm giá một lượng khá lớn dẫn đến lợn nhuận có phần sụt giảm. Tuy nhiên, so với các công ty trong ngành, VCSC lại là một số ít các cơng ty có mức lợi nhuận ấn tượng trong năm 2011 này.

GVHD: PGS.TS Trần Đăng Khâm

Biểu đồ 2.4: Tổng doanh thu VCSC giai đoạn 2008 – 2011

Đơn vị: tỷ đồng

(Nguồn: vcsc.com.vn)

Biểu đồ 2.5: Lợi nhuận trước thuế VCSC giai đoạn 2008-2011

Đơn vị: tỷ đồng

GVHD: PGS.TS Trần Đăng Khâm

Biểu đồ 2.6: Lợi nhuận sau thuế VCSC 2008 – 2011

Đơn vị: tỷ đồng

( Nguồn: vcsc.com.vn )

Có thể dễ dàng nhận thấy tổng doanh thu và lợi nhuận VCSC tăng đều qua các năm từ 2008 đến 2010, riêng năm 2011 tình hình thị trường và kinh tế xấu đã khiến cho mức lợi nhuận của VCSC giảm đáng kể.

Biểu đồ 2.7: Cơ cấu doanh thu VCSC năm 2011

Đơn vị: phần trăm

GVHD: PGS.TS Trần Đăng Khâm

Trong năm 2011, doanh thu khác và doanh thu từ hoạt động đầu tư chứng khoán cùng chiếm tỷ lệ lớn trong tổng doanh thu của VCSC. Doanh thu từ hoạt động môi giới chiếm 15% tổng doanh thu. Năm 2011, tình hình thị trường giao dịch trầm lắng, khối lượng và giá cùng sụt giảm đã ảnh hưởng lớn tới doanh thu từ hoạt động mơi giới của VCSC. Tuy nhiên, VCSC vẫn hồn thành kế hoạch đặt ra khi lọt vào top 10 cơng ty chứng khốn có thị phần mơi giới nhiều nhất. Từ vị trí khơng có tên trong danh sách 10 cơng ty chứng khốn có thị phần mơi giới nhiều nhất, hiện nay VCSC đã nằm chắc trong top 10 cơng ty chứng khốn có thị phần lớn nhất thị trường. Đây có thể coi là một thành công lớn đối với công ty cổ phần chứng khoán Bản Việt.

Hoạt động đầu tư chứng khoán cũng là một mảng hoạt động khá thành công của VCSC khi doanh thu từ hoạt động này chiếm tới 38% trong tổng doanh thu của cả công ty. Năm 2011 là một năm mà nhiều cơng ty chứng khốn gặp khó khăn trong hoạt động, nhất là hoạt động đầu tư chứng khoán nhưng VCSC vẫn đạt được một mức doanh thu khá cao trong mảng hoạt động này.

Mảng tư vấn cũng là một mảng mạnh của VCSC, 2011 đem lại doanh thu 35 tỷ, tăng khá nhiều so với năm 2010. Trong tổng giá trị hợp đồng đã ký, có một số hợp đồng giá trị lớn như tìm đối tác chiến lược cho Tổng Cơng ty Khí Việt Nam; sáp nhập cơng ty; bảo lãnh phát hành cho Công ty SMC; Ninh Vân Bay; Gemadept (GMD); FPT, Mansan, Bến Thành Land, Công ty Cổ phần Đầu tư Khoan Dầu khí Việt Nam (PVDI, cơng ty đại chúng chưa niêm yết) sáp nhập vào Tổng Công ty Cổ phần Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí (PVD, niêm yết tại HOSE); Công ty Cổ phần Mirae Fiber (KMF, niêm yết tại HNX) sáp nhập vào Công ty Cổ phần Mirae (KMR, niêm yết tại HOSE) v.v... Bên cạnh đó, có một số hợp đồng bắt đầu thực hiện từ năm 2009, 2010 đã hoàn thành hoặc hồn thành phần lớn cơng việc đem lại doanh thu cao, như thương vụ tư vấn sáp nhập Xi măng Hà Tiên, xác định giá trị doanh nghiệp cho Tổng Cơng ty Khí Việt Nam (PV Gas), Trong năm, cũng đã phát hành một số đợt phát hành riêng lẻ cho Vạn Phát Hưng (VPH), Công ty Cổ phần BĐS Ninh Vân Bay (NVT ), Bến Thành Land, đem lại doanh thu đáng kể.

GVHD: PGS.TS Trần Đăng Khâm

Biểu đồ 2.8: So sánh ROE, ROA của VCSC với các công ty trong ngành

Đơn vị: phần trăm

( Nguồn: Cafef.vn và vcsc.com.vn )

So sánh với các công ty trong ngành, tỷ lệ ROA,ROE của VCSC đứng ở mức khá cao, trong khi rất nhiều cơng ty chứng khốn khác có ROA, ROE âm. Trong bảng trên, ROE của cơng ty cổ phần chứng khốn Bản Việt chỉ thua ROE của công ty chứng khốn Kim Long và cơng ty cổ phần chứng khốn Hồ Chí Minh. Điều nay cho thấy tuy khó khăn nhưng VCSC vẫn đạt được những kết quả nhất định trong kinh doanh

2.2 Thực trạng hoạt động tư vấn doanh nghiệp của cơng ty cổ phần Chứng khốn Bản Việt

2.2.1 Bối cảnh thị trường chứng khốn Việt Nam.

Thị trường chứng khốn Việt Nam chính thức đi vào hoạt động năm 2000 với việc đưa SGDCK TP.HCM vào hoạt động năm 2000 và SGDCK Hà Nội năm 2005. Tính đến nay, sau hơn 11 năm hoạt động và phát triển, TTCK VN đã đạt được những thành tựu đáng kể về quy mô cũng như cách thức hoạt động. Hệ thống pháp luật về chứng khốn ngày càng được hồn thiện với sự ra đời của Luật chứng khoán 2005, cùng vời hàng loạt các thông tư, nghị định về sau này ngày càng khiến hoạt động của TTCK có khn khổ hơn. Số lượng các CTCK và quy mơ hàng hóa cũng tăng vọt qua

GVHD: PGS.TS Trần Đăng Khâm

từng năm. Nếu như giai đoạn 2000-2005 quy mơ vốn hóa thị trường chỉ đạt khoảng 1% GDP cả nước, thì càng về sau quy mơ tăng trưởng càng nhanh. Tính đến hết năm 2011, quy mơ tồn thị trường đã đạt xấp xỉ 30% GDP cả nước, và đã có lúc đạt trên 40% vào năm 2007. Số lượng các công ty niêm yết trên thị trường cũng tăng nhanh qua các năm. Nếu như ban đầu chỉ có 2 mã chứng khốn niêm yết là REE và SAM thì hiện tại đã có hơn 700 công ty niêm yết trên cả 2 sàn HOSE và HNX. Có thể nhận thấy, lượng hàng hóa chứng khốn trên thị trường đã có những bước tiến rất nhanh. Cùng với sự phát triển đó của thị trường chứng khốn, số lượng CTCK cũng ngày càng nhiều. Tính đến hiện tại, đã có tổng cộng 106 CTCK hoạt động trên thị trường. Số lượng CTCK hiện tại dường như là quá nhiều so với quy mô của thị trường.

Về diễn biến của thị trường chứng khốn Việt Nam, có thể chia ra làm 2 giai đoạn chính đó là giai đoạn từ 2005 đến giữa năm 2007 và giai đoạn từ giữa 2007 đến nay. Giai đoạn 2000-2005 thị trường chưa phát triển nhiều nên tác giải khơng nói tới. Giai đoạn 2005-giữa 2007 có thể coi là giai đoan thăng hoa của TTCK Việt Nam. Trong khoảng thời gian này, chỉ số VN-index đã tăng một mạch từ hơn 200 điểm lên hơn 1100 điểm vào tháng 7/2007. Thị trường thăng hoa đã tạo điều kiện cho người dân biết đến TTCK nhiều hơn. Lúc này có thể nói TTCK mới thực sự được biết đến rộng rãi ở Việt Nam. Thị trường tăng hoa cũng góp phần khiến cho quy mô và số lượng cơng ty niêm yết, CTCK tăng lên nhanh chóng. Sau thời kỳ này, nền kinh tế thế giới đã rơi vào suy thoái, và Việt Nam cũng khơng tránh khỏi tình trạng này. Lạm phát tăng cao, chính sách tiền tệ thắt chặt đã khiến cho TTCK rơi vào tình trạng suy thối và ảm đạm năm 2008. Chỉ số chứng khoán đi xuống đã ảnh hưởng nhiều đến tâm lý nhà đầu tư, khi mà chỉ mới 1 năm trước chứng khoán là nơi mà người ta dễ dàng kiếm tiền thì lúc này, rất nhiều nhà đầu tư đã trở nên thua lỗ. Tình trạng này kéo dài đến những tháng đầu năm 2009. Năm 2009 đã để lại những dấu ấn quan trọng trong lịch sử phát triển của TTCK. Những kỷ lục mới, cột mốc quan trọng đã lần lượt được thiết lập, có lúc thị trường xuống đáy, nhưng rồi lại phục hồi nhanh chóng đạt mức điểm và khối lượng giao dịch cao. Cuối năm 2009, TTCK tăng trưởng mạnh mẽ nằm ngồi dự đốn của giới chuyên gia và trở thành điểm sáng ấn tượng khi có tốc độ phục hồi nhanh nhất Châu Á. Thị trường hồi phục đến giữa năm 2010 thì nền kinh tế lại hứng chịu một đợt suy thoái mới. Khủng hoảng nợ châu âu, của các nền kinh tế thế giới, cùng tình trạng kinh tế vĩ mơ khó khăn trong nước đã khiến TTCK suy giảm từ giữa năm 2010 đến nay. Năm 2010, 2011 thực sự là những năm khó khăn đối với TTCK. Khi nền kinh tế trong nước phải đối mặt với tình trạng lạm phát cao ( 11.75% năm 2010 và 18.13% năm 2011), lãi suất liên tục tăng cao thể hiện chinh sách tiền tệ thắt chặt của chính phủ

GVHD: PGS.TS Trần Đăng Khâm

thì TTCK cũng chịu áp lực lớn. Thị trường rơi vào suy thoái, năm 2011 chỉ số hnxindex và vnindex liên tục tạo những mức đáy mới. Nhiều cổ phiếu lúc này chỉ có giá khoảng 1000 vnđ, 2000 vnđ. Thị trường chứng khoán đi xuống trầm trọng đã ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động của các CTCK. Năm 2010, 2011 rất nhiều CTCK đã phải đóng cửa hết phòng giao dịch này đến phòng giao dịch khác, nhiều CTCK cịn có ý định chuyển ngành nghề kinh doanh như CTCK Kim Long, hay phải cắt bỏ hoạt động môi giới – hoạt động trọng tâm của các CTCK như CTCK Trường Sơn, CTCK SME.

Thị trường chứng khoán phát triển về số lượng và quy mô đã tạo điều kiện cho hoạt động tư vấn tài chính ngày một phát triển. Nếu như trước đây hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp chủ yếu là do các công ty tư vấn nước ngoài, và phần lớn là bộ phận tư vấn của các cơng ty kiểm tốn đảm trách. Khách hàng mua dịch vụ TCDN hầu hết là khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi. Hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp lúc này cũng chỉ dừng lại ở nội dung tư vấn thuế, tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp,chuyển nhượng cổ phần…. Từ năm 2000 trở lại đây khi TTCK thực sự phát triển thì dịch vụ tư vấn tài chính doanh nghiệp cũng có nhiều khởi sắc cả ở mảng cung và cầu. Về mặt nhu cầu, TTCK ra đời cùng với sự phát triển, gia tăng hàng loạt các công ty niêm yết trên thị trường đã tạo ra một lượng khách hàng doanh nghiệp có nhu cầu tư vấn có chất lượng đối với các CTCK. Đặc biệt đối với doanh nghiệp nhà nước, q trình cổ phần hóa đã được nhà nước thúc đẩy nhanh hơn, điều này đã dẫn đến nhu cầu tư vấn lớn ở các doanh nghiệp như tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp, tư vấn cổ phần hóa, tư vấn lập phương án cổ phần hóa, tư vấn bán cổ phần ra cơng chúng….Có thể nhận thấy, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, của TTCK thì hoạt động tư vấn tài chinh doanh nghiệp thực sự là hoạt động hấp dẫn với một lượng cầu lớn. Trong thời điểm hiện tại, khi mà nền kinh tế khó khăn, TTCK rơi vào suy thối thì hoạt động của các CTCK rất khó khăn. Nhưng khơng vì thế mà nhu cầu tư vấn tài chính doanh nghiệp giảm đi. Hiện tại, khi TTCK đi xuống đã khiến giá cổ phiếu của nhiều doanh nghiệp đã ở mức giá quá rẻ so với giá trị thực. Và lúc này là cơ hội của các doanh nghiệp mua bán, sáp nhập để hoạt động hiệu quả hơn. Và thực hiện việc tư vấn này không ai khác là bộ phận tư vấn tài chính doanh nghiệp ở các CTCK. Thị trường suy thoái, nhưng năm 2011 giá trị các thương vụ M&A ở Việt Nam lên đến con số gần 4 tỷ USD, vượt xa con số 1.7 tỷ USD của năm 2010.

2.2.2 Thực trạng hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp của cơng ty cổ phầnChứng khoán Bản Việt Chứng khoán Bản Việt

GVHD: PGS.TS Trần Đăng Khâm

VCSC là một trong những cơng ty chứng khốn hàng đầu tại Việt Nam, ra đời trong thời kỳ mà thị trường chứng khốn có nhiều biến động. Ngay từ lúc thành lập, VCSC đã có định hướng chiến lược cho riêng mình là tập trung phát triển mảng tư vấn tài chính doanh nghiệp và mua bán sáp nhập. VCSC tận dụng được kinh nghiệm tư vấn lâu năm của đội ngũ tư vấn chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, mọi nguồn lực và lợi thế cạnh tranh của mình để đáp ứng nhu cầu cho khách hàng. Trong nhiều năm liền, VCSC luôn giữ vị trí số một trong số hơn 100 cơng ty chứng khốn về hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp tại thị trường Việt Nam. Dịch vụ tư vấn tài chính doanh nghiệp VCSC cung cấp bao gồm :

+ Tư vấn phát hành chứng khốn ra cơng chúng và tư vấn niêm yết. + Tư vấn mua bán và sáp nhập doanh nghiệp ( M&A).

+ Tư vấn chuyển đổi hình thức và cổ phần hóa. + Tư vấn sốt xét chiến lược kinh doanh. + Định giá doanh nghiệp và tái cấu trúc.

VCSC đặt mục tiêu tiếp tục nằm trong nhóm những cơng ty chứng khoán hàng đầu cung cấp dịch vụ mua bán sáp nhập, tư vấn chiến lược công ty và tái cấu trúc. Chiến lược hoạt động của công ty là dựa vào uy tín, các mối quan hệ hợp tác chiến lược và đội ngũ nhân viên của VCSC để tiếp tục dẫn đầu thị trường vốn ở Việt Nam. VCSC tiếp tục thể hiện vai trị là cơng ty chứng khốn tiên phong trong lĩnh vực tư vấn mua bán, sáp nhập với các hợp đồng: tư vấn sáp nhập giữa công ty cổ phần xi măng Hà Tiên 1 và công ty cổ phần xi măng Hà Tiên 2, công ty cổ phần Đá xây dựng Hịa Phát và cơng ty cổ phần xi măng Vật liệu xây dựng Xây lắp Đà Nẵng….

Với chiến lược phát triển của mình, VCSC đã đạt được những thành tựu đáng kể trong hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp. Những bản hợp đồng tư vấn với những tổ chức lớn như cơng ty cổ phần FPT, Mobifone, tập đồn Masan… đã đem lại doanh thu đáng kể cho VCSC. Tuy tỷ trọng doanh thu của hoạt động tư vẫn tài chính doanh nghiệp khơng thực sự vượt trội so với các hoạt động khác nhưng nó góp phần đáng kể vào lợi nhuận của công ty cũng như nâng cao được hình ảnh của cơng ty lên rất nhiều. Từ năm 2008, doanh thu từ hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp của VCSC đã chiếm tới 26.18% trong tổng doanh thu, chỉ đứng sau hoạt động đầu tư.

GVHD: PGS.TS Trần Đăng Khâm

Bảng 2.9: Doanh thu các hoạt động của VCSC giai đoạn 2008 – 2011

Đơn vị: 1000 Đồng

Năm Năm 2008 Tỷ trọng Năm 2009 Tỷ trọng Năm 2010 Tỷ trọng Năm 2011 Tỷ trọng

Một phần của tài liệu Chuyên đề phát triển hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp tại công ty cổ phần chứng khoán bản việt (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)