Kiến thức tài chính của người tiêu dùng vẫn rất hạn chế. Trong khi ở Việt Nam số người biết viết, biết đọc cao (hơn 90%) đóng góp vào sự hiểu biết tổng quát tốt về tốn học của phần lớn dân số; nhìn chung, sự hiểu biết về tài chính cịn thấp, đặc biệt là ở các khu vực nơng thơn. Ví dụ, ở Việt Nam việc thiếu hệ thống pháp luật bảo vệ người tiêu dùng làm cho các ngân hàng có chỗ để quảng cáo các lãi suất cho vay dẫn đến những ý nghĩ sai lệch. Trong khi sự hiểu biết các sản phẩm/dịch vụ tài chính cơ bản (chuyển tiền, gửi tiền) có thể chấp nhận được, sự hiểu biết về nhiều sản phẩm phức tạp hơn như tài trợ các khoản phải thu, thuê mua tài chính, cho vay thế chấp bằng tài sản được vay, bảo hiểm… còn rất hạn chế
Mặc dù phần lớn thị trường vốn do nhà đầu tư nước ngồi điều khiển, có một số lượng lớn các khoản đầu tư từ các nhà đầu cơ nhỏ lẻ trong nuớc mà những người này lại khơng có kiến thức cơ bản về tài chính và kinh doanh.
Lĩnh vực ngân hàng trong nước được bảo vệ cao, đó là di sản của hệ thống ngân hàng một cấp. Sự bảo vệ này đã dẫn đến một sân chơi khơng bình đẳng giữa các tổ chức tài chính nhà nước và tư nhân. Đặc biệt, các tổ chức tài chính tư nhân nước ngồi bị hạn chế về hoạt động kinh doanh, thâm nhập thị trường, mở rộng mạng lưới, quyền sở hữu và đầu tư vào các tổ chức tài chính trong nước. Các nhà đầu tư quốc tế tiềm năng cần phải nằm trong tốp 500 ngân hàng hàng đầu thế giới và số cổ phiếu nắm giữ nói chung bị giới hạn ở mức 15%, nhưng nếu nhà đầu tư là đối tác chiến lược thì mức cổ phiếu nắm giữ có thể tăng đến 20% với sự cho phép của Thủ Tướng Chính phủ. Thủ tục này rất lâu và các nhà đầu tư chỉ được chuyển nhượng cổ phiếu sau khi đã đầu tư được vài năm. Chính phủ cũng dựa vào các ngân hàng thương mại nhà nước về cho vay theo chính sách và tất cả các cấp quản lý đều có thể can thiệp vào các quyết định tín dụng của các ngân hàng này.