Môi trường pháp lý.

Một phần của tài liệu Chẩn đoán lĩnh vực tài chính việt nam dự báo lĩnh vực tài chính ở việt nam (Trang 41 - 46)

Cơ sở hạ tầng pháp lý yếu kém so với các tiêu chuẩn toàn cầu. Những khó khăn của việc bắt buộc thi hành đối với việc đảm bảo nợ vay và tịch thu tài sản đảm bảo nợ vay là trở ngại chính để phát triển thị trường cho vay mua nhà thế chấp bằng chính ngôi nhà này trong dân cư. Chỉ mới gần đây các ngân hàng nước ngoài đựơc phép nhận quyền sử dụng đất làm tài sản đảm bảo cho các khoản vay, mặc dù sự bắt buộc thi hành đối với việc đảm bảo này đã khơng được kiểm nghiệm. Việc tìm kiếm sự truy địi các khoản vay thông qua hệ thống tịa án tốn nhiều thời gian và chi phí.

Luật phá sản chỉ tồn tại trên giấy, vì chưa từng có việc phá sản nào trong thực tế xuất hiện đến nay. Sự tịch thu tài sản đảm bảo nợ vay thường kéo dài và tốn nhiều chi phí

làm cho hoạt động này hầu như không thể thực hiện được. Các luật thuế thì thích hợp nhưng được xem là quá phức tạp với các mức ưu đãi về thuế không được cấu trúc vững chắc cũng như không dựa vào kết quả hoạt động .

Pháp luật hiện hành cho phép các ngân hàng với sự xem xét thận trọng của mình tùy nghi quyết định về việc các thông tin được giữ kín phải phổ biến cho ai. Do đó, nhiều khách hàng tư nhân nhỏ khơng sẵn lịng hoặc miễn cưỡng cung cấp các thông tin tài chính chi tiết cho các tổ chức tài chính. Chính điều này lại dẫn đến việc thiếu thơng tin tài chính đáng tin cậy cho các quyết định tín dụng về phía các ngân hàng.

8. Phân tích các khoản thiếu sót

8.1. Tóm tắt các thiếu sót

M

ô i t r ư n g n g â n h à n g .

1. Thiếu thông tin thị trường.

2. 80% dân số sống ở khu vực nông thôn và làm cho các ngân hàng thương mại cổ phần không thể cạnh tranh hiệu quả trong việc giành khách hàng với các ngân hàng thương mại nhà nước được trợ cấp nhiều.

3. Sự miễn cưỡng cơng khai các hoạt động tài chính cá nhân là một biểu hiện của luật về giữ bí mật ngân hàng yếu kém vì các khách hàng lo sợ các hoạt động tài chính của họ được báo cáo cho các cơ quan thẩm quyền về thuế.

4. Hệ thống luật pháp yếu kém làm cho việc truy đòi nợ về mặt pháp lý thường kéo dài và tốn kém, nếu muốn thành công.

5. Thiếu thông tin đáng tin cậy cho việc ra các quyết định tín dụng. 6. Thiếu sự minh bạch và bệnh quan liêu giấy tờ.

7. Đối xử phân biệt giữa ngân hàng thương mại nhà nước và các tổ chức tài chính tư nhân.

8. Vấn đề khó khăn trong việc quản trị ngân hàng do vai trò hai mặt của Ngân hàng nhà nước Việt Nam vừa là chủ sở hữu của các NHTMNN (SOCBs) vừa có chức năng giám sát các ngân hàng này.

9. Sự độc lập tương đối của các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước VN ở cấp độ chi nhánh dẫn đến việc phân mảnh và việc thực hiện chính sách khơng đồng đều.

10. Sự khác nhau giữa tiêu chuẩn kế toán Việt Nam (VAS) và tiêu chuẩn kế toán quốc tế (IFRS), đặc biệt liên quan đến các khoản dự phịng thất thốt cho vay và báo cáo về các khoản nợ không được trả khi đến hạn ( NPL) , tạo ra sự định giá quá cao về tài sản của ngân hàng.

11. Sự phối hợp kém giữa các cơ quan quản lý về mặt quy định pháp luật trong lĩnh vực tài chính, thiếu một kế hoạch tổng thể tập trung đồng bộ cho lĩnh vực tài chính. 12. Thiếu thống kê tài chính.

Hoạt động ngân hàng tổng quát.

1. Tất cả các trung gian tài chính đều có chiến lược kinh doanh rất tương tự nhau. 2. Các sản phẩm sẵn có trên thị trường đều giới hạn trong các khoản cho vay, tiền gửi,

và các sản phẩm thanh toán ở mức độ sơ đẳng /cơ bản.

3. Khả năng công nghệ và hệ thống thông tin quản trị khơng thích ứng.

4. Cơ cấu tổ chức, mạng lưới và kênh phân phối của ngân hàng khơng thích hợp cho việc mở rộng các loại sản phẩm cũng như tầm tiếp cận của khách hàng đối với ngân hàng.

5. Sự tăng trưởng mạnh mẽ làm lu mờ nhu cầu phát triển sản phẩm mới và đề ra các cơ cấu tương xứng.

6. Cấu trúc kỳ hạn không tương xứng dẫn đến các sự không khớp về kỳ hạn- giữa tiền gửi và tiền vay- xảy ra cho tất cả các ngân hàng vì các khoản tiền gửi ngắn hạn được sử dụng cho vay trung hạn. Nhìn chung, các khoản cho vay dài hạn khơng có sẵn để cung ứng.

7. Giá cả bị làm cho sai lệch rất nhiều vì khơng có việc định giá dựa trên cơ sở rủi ro, đặc biệt từ các nhà tạo ra thị trường (SOCBs – các ngân hàng thương mại Nhà nước)

8. Hiểu biết hạn chế về kỹ thuật cho vay.

9. Các quyền chọn ra bên ngoài thị trường bị giới hạn và khơng có thị trường tín dụng thứ cấp.

10. Quản lý rủi ro kém.

11. Cơ chế giám sát và quản lý vẫn còn bị giới hạn (quản trị ngân hàng ) 12. Tình trạng thiếu vốn tồn bộ với yêu cầu gia tăng vốn điều lệ tối thiểu.

13. Các ngân hàng cạnh tranh nhau về thị trường tiêu dùng tuy còn hạn hẹp nhưng đang tăng trưởng.

14. Sự không tương xứng giữa những gì mà các ngân hàng sẽ chấp nhận làm tài sản đảm bảo với những gì mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ cung cấp để làm tài sản đảm bảo nợ vay.

15. Sự đối mặt với rủi ro nhiều của các ngân hàng thương mại nhà nước về các khoản cho vay đối với các doanh nghiệp sở hữu nhà nước.

16. Kiến thức, kinh nghiệm tổng quát của đội ngũ nhân viên còn hạn chế.

Tài chính vi mơ

1. Thị trường bị làm cho sai lệch.

2. Các tổ chức tài chính vi mơ cịn rất nhỏ bé và có tầm vươn ra bên ngồi giới hạn.

Thị trường vốn.

1. Thiếu luật về tín thác hay luật về cơ quan làm đại lý. 2. Thiếu hệ thống đăng ký chứng khoán tập trung. 3. Thiếu hệ thống ký gửi chứng khốn tổng hợp 4. Chỉ có sẵn các sản phẩm cơ bản.

5. Trình độ chưa đủ của những người tham gia chủ chốt ( các người môi giới, nhà đầu tư, người giao dịch mua bán, nhà quản lý theo pháp quy…)

6. Khả năng cưỡng chế thi hành và giám sát của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (SSC) bị giới hạn.

7. Thiếu hệ thống đăng ký người mơi giới / giao dịch chứng khốn cá nhân. 8. Hệ thống thanh tốn và bù trừ cịn hoạt động bán thủ công.

9. Khả năng của Tổng công ty quản lý và đầu tư vốn Nhà nước (SCIC) không đủ để đánh giá các doanh nghiệp sở hữu nhà nước trước khi cổ phần hoá.

10. Thiếu cơ quan xếp hạng tín dụng để cung cấp thơng tin về người đi vay.

11. Thiếu khuôn khổ luật pháp cho hoạt động chứng khốn hóa, quỹ hưu trí, bảo vệ quyền lợi của cổ đông thiểu số, thông lệ phát hành trái phiếu.

12. Thị trường OTC lớn nhưng không được quản lý theo quy định pháp luật với các nhà đầu tư và kinh doanh chứng khốn khơng đăng ký, với kiến thức và kinh nghiệm hạn chế.

13. Nhận thức của công chúng chưa cao về trái phiếu công ty như là một nguồn tài trợ thay thế.

14. Thị trường thứ cấp cho giao dịch trái phiếu không hoạt động.

15. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ bị bỏ ra ngồi thị trường chứng khốn chính thức. 16. Thơng lệ cơng bố thơng tin về phát hành chứng khoán công khai lần đầu và phát

hành trái phiếu cịn yếu kém.

17. Khả năng mơi giới kém của cơng ty chứng khốn, năng lực chưa đủ của các công ty này trong việc tuân thủ các quy định pháp lý, quản lý rủi ro, kiểm soát nội bộ, và việc giám sát các hoạt động của họ cịn kém.

Cho th tài chính.

1. Thiếu luật tín thác

2. Luật lệ về cho th tài chính cịn nhiều thiếu sót.

3. Các cơng ty cho th tài chính gặp khó khăn trong việc lấy lại tài sản cho thuê. 4. Thiếu am hiểu về nghiệp vụ cho thuê tài chính về phía khách hàng và cơng ty cho

th.

5. Sự hạn chế trong việc tiếp cận nguồn vốn trung và dài hạn. 6. Vấn đề định giá và chi phí vốn.

Bảo hiểm.

1. Thiếu các khoản đầu tư dài hạn sinh lợi cao, chất lượng tốt bằng nội tệ. Các vấn đề bao gồm sự kém phát trỉên của thị trường vốn quốc gia, sự không ổn định và thiếu chiều sâu của thị trường trái phiếu, sự trì trệ của thị trường bất động sản.

2. Sự sẵn sàng cung ứng sản phẩm bị giới hạn, vì tầm vươn ra thị trường chỉ giới hạn ở các vùng đô thị.

3. Sự thiếu am hiểu / kiến thức về sản phẩm (nhất là phi nhân thọ) của người tiêu dùng.

1. Tình trạng pháp lý liên quan đến quyền sở hữu tài sản và quyền sử dụng đất không rõ ràng gây cản trở việc tịch thu tài sản để trừ nợ về đất và nhà.

2. Hệ thống thực thi quyền lấy lại vốn cho vay từ tài sản yếu kém.

3. Khơng có việc đăng ký chứng từ sở hữu đất hoặc tài sản hoặc quyền sử dụng đất. 4. Ngân hàng thiếu nguồn vốn dài hạn cần thiết để phát triển việc cho vay mua nhà

thế chấp bằng chính ngơi nhà vay vốn để mua.

5. Hệ thống luật pháp không đủ để đưa ra các sản phẩm liên quan đến việc cho vay mua nhà thế chấp bằng chính ngơi nhà vay vốn để mua.

6. Phát triển sản phẩm bị giới hạn ở cấp độ ngân hàng. ------------------------------

Một phần của tài liệu Chẩn đoán lĩnh vực tài chính việt nam dự báo lĩnh vực tài chính ở việt nam (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)