Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (SBV) chịu trách nhiệm quản lý theo quy định pháp luật và giám sát hệ thống ngân hàng. Ngân hàng Nhà nước có một cấu trúc vùng với hơn 60 chi nhánh, mỗi chi nhánh có chức năng tương đối độc lập và chịu sự kiểm sốt bởi chính quyền địa phương. Mức độ phân mảnh cao của cấu trúc này giới hạn hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Nhà nước VN. Việc đồng sở hữu của ngân hàng trung ương ở các ngân hàng thương mại nhà nước (SOCBs) tạo ra mâu thuẩn về lợi ích có thể làm giảm tính độc lập trong việc giám sát của NH Nhà nước VN.
Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam (LSBV) và Luật các tổ chức tín dụng (LCI) thiết lập khung pháp lý mạnh mẽ cho hệ thống các quy định và giám sát thận trọng đối với lĩnh vực ngân hàng Việt Nam. Đồng thời các lụât này đề cập đến các họat động của ngân hàng trung ương và tất cả các tổ chức tín dụng đang họat động ở Việt Nam, và cũng đề cập đến những vấn đề như sự cạnh tranh công bằng, tự trị trong hoạt động kinh doanh và các quy tắc thận trọng an tồn . Thêm vào đó, một số lượng lớn các nghị định và quy định hiện hữu cần phải có các quy trình hướng dẫn chi tiết hơn. Một nghị định về việc chính thức hóa các tổ chức tài chính vi mơ bán chính thức vừa được ban hành, cịn nhiều sai sót trong nhiều khía cạnh (ví dụ ai được đề cập đến); do đó, cần phải chờ xem liệu nghị định này có hiệu lực tích cực đối với lĩnh vực hoạt động tín dụng vi mơ hay khơng; do đó, nó vẫn cịn được sử dụng nếu nó có ảnh hưởng tích cực trong ngành kinh doanh.)
Gần đây Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã yêu cầu tăng vốn điều lệ tối thiểu đối với các ngân hàng lên 63 triệu USD vào năm 2008 và lên 330 triệu USD vào cuối thập kỷ này. Động thái này sẽ cản trở sự gia nhập vào lĩnh vực ngân hàng cũng như thúc đẩy số lượng lớn các ngân hàng sáp nhập với nhau. Hầu hết các ngân hàng vội vã đáp ứng các yêu cầu này và có thể tăng vốn điều lệ thích ứng do sự bùng nổ của thi trường chứng khóan hiện tại; tuy nhiên, khuynh hướng sáp nhập và củng cố sẽ rõ ràng hơn nếu quy định này có hiệu lực đầy đủ. Các luật dự định ban hành vào đầu năm 2008 sẽ quản lý về hoạt động kiểm tốn, bảo hiểm tín dụng, và các luật khác để quản lý một cách thích ứng các họat động tài chính.
Để tác động trở lại dịng vốn chảy mạnh vào nền kinh tế và giữ tỷ lệ lạm phát thấp dưới mức tăng trưởng thực của nền kinh tế trong khi giữ Đồng Việt Nam không bị tăng giá. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã áp dụng chính sách thắt chặt tín dụng và tăng dự trữ bắt buộc lên gấp đôi từ 5% đến 10% cho cả tiền gửi bằng Đồng Việt Nam và tiền gửi bằng ngọai tệ. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng áp đặt hạn mức 3% trên tổng dư nợ đối với việc tài trợ giao dịch chứng khóan.
Hệ thống quản lý về mặt quy định pháp luật còn để chỗ trống cho việc tùy tiện trong hoạt động quản lý và không theo các thông lệ tốt nhất. Ví dụ như, hệ thống này dựa trên quy định về hình thức tổ chức theo đó cơ quan quản lý chỉ giám sát một lọai hình
tổ chức tài chính nhất định thay vì giám sát một chức năng kinh doanh. Bản thân chế độ giám sát thì quá dựa vào các quy tắc luật định với việc tập trung xem các tổ chức tài chính có tn thủ luật pháp và các quy định không.
Mặc dù Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã đưa ra một số yêu cầu về vốn điều lệ, việc nhận tài sản bảo đảm nợ vay, chất lượng tài sản và dự phịng thất thốt nợ vay cho từng loại hình tổ chức tài chính, các ngân hàng không bị yêu cầu phổ biến công khai các chi tiết về kết quả họat động theo các tiêu chuẩn này, vì vậy việc minh bạch hóa là một vấn đề. Tương tự, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam rất miễn cưỡng trong việc công bố các dữ liệu của lĩnh vực ngân hàng.
Khơng có mức trần lãi suất có hiệu lực hiện nay.
Sự phối hợp kém giữa các cơ quan quản lý nhà nước khác nhau là một vấn đề quan trọng của lĩnh vực tài chính tại Việt Nam. Điều này dẫn đến việc thiếu một kế hoạch tổng thể để phát triển lĩnh vực tài chính một cách tịan diện khi liên kết lĩnh vực ngân hàng với thị trường vốn và các lĩnh vực khác.
Sự giám sát ở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (SSC) gặp khó khăn bởi thiếu vắng một hệ thống dữ liệu thống kê, giám sát và báo cáo có hiệu quả . Chính phủ đã bắt đầu chủ động thiết lập một cơ quan giám sát tài chính tập trung để khắc phục vấn đề phối hợp yếu kém này.