Phương án 2: Dẫn động li hợp bằng thủy lực

Một phần của tài liệu Tính toán thiết kế hệ thống li hợp cho xe ô tô tải 8 tấn trên cơ sở xe ôtô kamaz (Trang 37 - 40)

3. CÁC PHƯƠNG ÁN DẪN ĐỘNG VÀ LỰA CHỌN 1 Phương án 1 : Dẫn động li hợp bằng cơ khí

3.2 Phương án 2: Dẫn động li hợp bằng thủy lực

Đây là hệ thống dẫn động điều khiển li hợp bằng cách dùng áp lực của chất lỏng (dầu) trong các xilanh chính và xilanh công tác.

∆ 3 4 2 9 Qbđ 8 1 δ 6 O 7 5 Hình 2.6 Sơ đồ hệ thống dẫn động li hợp bằng thủy lực 1. Bàn đạp li hợp ; 2. Lò xo hồi vị

3. Xilanh chính ; 4. Piston xilanh chính 5. Đường ống dẫn dầu ; 6. Xilanh công tác 7. Càng mở li hợp ; 8. Bạc mở li hợp 9 . Đòn mở

Nguyên lý làm việc

Khi người lái tác dụng một lực Q lên bàn đạp li hợp 1, nhờ thanh đẩy, đẩy piston 4 của xilanh chính 3 sang trái, làm dầu trong xi lanh 3 bị nén lại. Khi áp lực dầu trong khoang 3 theo đường ống dẫn dầu 5 vào xilanh công tác 6 đẩy piston sang phải, làm cho càng mở li hợp 7 quay quanh O, đồng thời đẩy bạc mở 8 sang trái (theo chiều mũi tên). Bạc mở tác động nên đầu dưới của đòn mở li hợp tách đĩa ép ra khỏi bề mặt ma sát. Li hợp được mở.

 Ưu điểm : Kết cấu gọn, việc bố trí hệ thống dẫn động thủy lực đơn giản và thuận tiện. Có thể đảm bảo việc đóng li hợp êm dịu hơn so với hệ thống dẫn động li hợp bằng cơ khí. ống dẫn dầu không có biến dạng lớn, nên hệ thống dẫn động thủy lực có độ cứng cao. Đồng thời hệ thống dẫn động bằng thủy lực có thể dùng đóng mở hai li hợp.

 Nhược điểm : Loại hệ thống dẫn động bằng thủy lực không phù hợp với những xe có máy nén khí. Yêu cầu hệ thống dẫn động li hợp bằng thủy lực cần có độ chính xác cao.

.

Một phần của tài liệu Tính toán thiết kế hệ thống li hợp cho xe ô tô tải 8 tấn trên cơ sở xe ôtô kamaz (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(127 trang)
w