5. Nhiệm vụ nghiên cứu
3.8. Điều chỉnh các bộ phận trong hệ thống
* Bàn đạp phanh.
Lắp công tắc đèn phanh. - Nối giắc công tắc đèn phanh.
- Nhấn bàn đạp phanh xuống từ 5 – 10 mm. Kiểm tra đèn phanh sáng lên
3.8.1 Điều chỉnh chiều cao bàn đạp phanh.
Chiều cao bàn đạp phanh tính từ mặt sàn. Xe Corolla: 144,1 – 154,1 mm
*Điều chỉnh:
- Tháo tấm ốp trang trí phía trên bảng taplô và miếng chèn phải dưới trên bảng taplô - Ngắt công tắc đèn phanh
- Nới lỏng đai ốc hãm công tắc đèn phanh và tháo công tắc đèn phanh - Nới lỏng đai ốc hãm trạc chữ U.
- Điều chỉnh chiều cao bàn đạp bằng cách vặn cần đẩy bàn đạp . - Xiết chặt đai ốc hãm cần đẩy.
3.8.2. Kiểm tra hành trình tự do của bàn đạp.
*Nếu không đúng, kiểm tra khe hở của công tắc đèn phanh. *Nều khe hở đúng, mới bắt đầu xử lý sự cố cho hệ thống phanh. - Khe hở công tắc đèn phanh.
Xe camry: 0,5- 2,5 mm. Xe corolla: 0,5- 2,4 mm
-Tắt máy, đạp bàn đạp phanh vài lần cho đến khi không còn chân không trong bộ trợ lực phanh.
-Ấn bàn đạp phanh bằng tay cho đến khi bắt đầu có lực cản, sau đó đo khoảng cách a như hình vẽ. a = 1-6 mm.
3.8.3. Kiểm tra khoảng cách dự trữ bàn đạp.
-Nhả bàn đạp phanh đỗ.
-Để động cơ chạy không tải, đạp phanh chân và đo khoảng cách dự trữ bàn đạp phanh như hình vẽ.
-Nếu khoảng cách không đúng tiến hành khắc phục hư hỏng trong hệ thống. Khoảng cách dự trữ tính từ mặt sàn với lực ấn 50 kgf: Lớn hơn 63 mm.
* )Điều chỉnh cần đẩy bộ trợ lực phanh
a) Gá dụng cụ lên xilanh chính với hai thước lá nằm giữa chúng.
- Đặt dụng cụ lên xilanh phanh chính, hạ thấp chốt của dụng cụ cho nó chạm nhẹ vào piston.
- Bôi phấn vào mặt đầu mặt dẹt của chốt dụng cụ
- Lật ngược dụng cụ xuống và đặt nó vào khe hở giữa bộ trợ lực phanh Khe hở: 0 mm.
Lưu ý:
*Nếu khe hở giữa thân của dụng cụ và vỏ bộ trợ lực phù hợp với giá trị tiêu chuẩn
mà không có phấn dính trên cấn đẩy của bộ trợ lực là khe hở lớn hơn giá trị tiêu chuẩn
- Khe hở của thanh đẩy bộ trợ lực ban đầu là : 0.105 mm .
- Không cần thiết phải kiểm tra và điều chỉnh khi thay bộ trợ lực mới .
Hình 3.7. Điều chỉnh cần đẩy bộ trợ lực
Dùng dụng cụ chuyên dùng điều chỉnh chiều dài của cần đẩy bộ trợ lực phanh cho đến khi cần đẩy chạm nhẹ vào đầu chố.
* Điều chỉnh hành trình bàn đạp phanh đỗ .
- Đạp bàn đạp phanh đỗ ba cái để đủ khoảng trống cho quy trình làm việc và nới lỏng đai ốc hãm.
- Nhả bàn đạp phanh về vị trí ban đầu của nó
- Vặn đai ốc điều chỉnh cho đến khi hành trình bàn đạp phanh đỗ là chính xác. - Đạp bàn đạp phanh 3 nấc đủ khoảng trống cho quy trình làm việc và xiết chặt đai ốc hãm.
- Nhả bàn đạp phanh đỗ về vị trí ban đầu của nó. - Kiểm tra phanh đỗ có bị bó phanh hay không?
- Khi đang vận hành bàn đạp phanh đỗ, kiểm tra rằng đèn báo bàn đạp phanh đỗ sáng lên.
* Điều chỉnh hành trình cần phanh tay (phanh đỗ loại cần kéo).
-Tháo tấm công xôn phía trên. -Tháo tấm dấn khí phía sau số 1
-Nới lỏng đai ốc hãm và vặn đai ốc điều chỉnh cho đến khi hành trình phanh tay chính xác.
-Xiết chặt đai ốc hãm.
-Lắp ống dẫn khí phía sau số 1. -Lắp tấm công xôn phía trên.
* Điều chỉnh khe hở guốc phanh đỗ. - Lắp tạm thời các đai ốc mayơ.
- Tháo nút lỗ và vặn điều chỉnh sau đó banh các guốc cho đến khi phanh hãm cứng.
- Chỉnh bộ điều chỉnh guốc phanh cho đến khi đĩa phanh có thể quay êm. - Kiểm tra sự bó buộc phanh.
- Lắp nút lỗ.
* Điều chỉnh bộ điều hoà lực phanh theo tải.
- Trên một số xe hiện đại có lắp bộ điều hoà lực phanh theo tải. Khi phanh xe do tải trọng dồn về cầu trước làm giảm lực phanh ở cầu sau
- Lắp đồng hồ đo áp suất vào dẫn động phanh trước và sau .
- Đạp phanh và quan sát đồng hồ báo áp suất của phanh trước đạt theo yêu cầu của nhà sản xuất.
+Đạp không quá hai lần sau khoảng hai giây kiểm tra thì áp suất dẫn động phanh sau phải đạt theo yêu cầu của nhà sản xuất.
+Nếu không đạt điều chỉnh chiều dài đòn liên động.
* Xả khí hệ thống.
3.8.4. Xả khí xy lanh phanh chính.
Hình 3.8. Xả e xilanh phanh chính
Nếu xilanh phanh chính đã bị tháo rời ra hoặc nếu bình chứa bị hết dầu phanh, hãy xả khí xilanh phanh chính.
- Tháo bộ lọc gió cùng với ống.
- Tháo các đường ống phanh khỏi xilanh phanh chính. - Đạp chậm chân phanh và giữ nó.
- Bịt đường ra của xilanh phanh chính bằng ngón tay và nhả bàn đạp phanh. - Làm lại các bước trên từ 3 đến 4 lần
- Lắp cụm lọc gió cùng với ống.
3.8.5. Xả khí đường ống phanh
- Nối ống nhựa với càng phanh.
- Đạp chậm bàn đạp phanh vài lần và nới lỏng nút xả dầu ra với bàn đạp được nhấn xuống.
- Khi dầu phanh ngừng chảy, xiết chặt nút xả khí và nhả bàn đạp phanh. - Làm lại hai bước trên cho đến khi xả hết khí trong hệ thống
- Làm lại hai bước trên cho đến khi xả hết khí trong đường ống phanh cho mỗi bánh
CHƯƠNG IV
XÂY DỰNG BÀI TẬP THỰC HÀNH TRÊN MÔ HÌNH 4.1.Bài tập lý thuyết.
KHOA CƠ KHÍ- ĐỘNG LỰC TRUNG TÂM THTN & ƯDCN
HỆ THỐNG PHANH THỦY LỰC
BÀI TẬP LÝ THUYẾT Thời gian
Bắt đầu Kết thúc
Câu 1.Từ nhóm từ sau, hãy chọn các mục kiểm tra tương ứng với hình vẽ từ 1 đến 3,
khi kiểm tra chân phanh.
a) Hành trình tự do của bàn đạp b) Độ cao bàn đạp
c) Khoảng cách dự trữ của bàn đạp
Câu 2.Hãy đánh dấu X vào ô Đúng hay Sai cho những câu sau.
STT Câu hỏi Đúng Sai
1 Nếu dầu phanh bắn vào bề mặt sơn, hãy để nó khô đi và sau đó lau bằng giẻ sạch.
2 Kiểm tra hoạt động của đèn báo phanh tay bằng cách xác nhận rằng nó sáng lên cho đến khi cần phanh tay được kéo lên nấc đầu tiên
3 Van điều hoà lực phanh phân phối áp suất thuỷ lực tác dụng lên các bánh xe trước và sau nhằm đạt được sự ổn định về lực phanh.
4 Phanh trống dừng chuyển động quay của bánh xe bằng cách sử dụng lực ma sát sinh ra khi má phanh được ép vào trống phanh.
phanh thành áp suất thuỷ lực.
6 Lốp là chi tiết duy nhất của ôtô tiếp xúc với mặt đường.
Câu 3.Các câu sau đây liên quan đến các bộ phận của hệ thống phanh. Đánh dấu X vào
ô Đúng hoặc Sai cho mỗi câu trình bày.
STT Câu hỏi Đúng Sai
1 Xilanh chính biến đổi lực đạp phanh thành áp suất thuỷ lực 2 Bộ trợ lực phanh dùng lực dẫn động của động cơ để tạo ra lực
phanh lớn hơn so với lực đạp bàn đạp phanh.
3 Van điều hoà lực phanh tránh hãm các bánh trước sớm. 4 Phanh đĩa chống được nhiệt do ma sát phát sinh trong khi
phanh tốt hơn so với phanh trống.
Câu 4.Chọn áp suất (N) thích hợp tác động vào pittông C.
A. 3000 N C. 5000 N B. 4000 N. D. 8000 N
1. 6.
2. 7.
3. 8.
4. 9.
5.
Câu 6. Xác định trạng thái hoạt động của bộ trợ lực phanh MỤC ĐÍCH: - Xác định được trạng thái hoạt động của bộ trợ lực phanh NỘI DUNG THỰC HIỆN: Phân loại: Bộ trợ lực thuỷ lực Bộ trợ lực chân không Bộ trợ lực khí nén thủy lực Bộ trợ lực chân không - thủy lực -Các trạng thái hoạt động của bộ trợ lực chân không: + nhả phanh + đạp phanh +duy trì phanh CÂU HỎI: 1/Sự khác nhau giữa bộ trợ lực chân không và bộ trợ lực thủy lực ? 2/ Tác dụng của bộ trợ lực phanh khi xe đang hoạt động?
Câu 7. Phân lọai và nguyên lý hoạt động của xi lanh phanh chính.
- Phân loại xilanh phanh chính
- Nguyên lý hoạt động của xi lanh phanh chính
NỘI DUNG THỰC HIỆN: Phân loại:
- Xilanh kiểu đơn. - Xilanh kiểu kép. - Xilanh kiểu bậc.
Nguyên lý hoạt động:
- Khi không đạp phanh: Cupben của piston số 1 và số 2 nằm giữa cửa vào và cửa bù
làm cho xilanh và bình dầu thông nhau. Bulông hãm bố trí trong xilanh chính để chống lại lực lò xo số 2, ngăn không cho piston số 2 chuyển động sang phải.
- Khi đạp phanh: Piston số 1 dịch chuyển sang trái, cupben của nó bịt kín cửa bù,
không cho dầu từ bình vào cửa bù. Piston bị đẩy tiếp, nó làm tăng áp suất dầu trong xilanh. Áp suất này tác dụng lên các xilanh bánh sau. Đồng thời, áp suất tạo ra sẽ đẩy piston số 2 dịch chuyển sang trái, áp suất dầu tạo ra tác dụng lên xilanh bánh trước.
- Khi nhả bàn đạp phanh:
Lúc này, áp suất dầu từ các xilanh bánh xe tác dụng ngược lại, đồng thời dưới tác dụng của lực lò xo hồi vị số 2 sẽ đẩy các piston sang bên phải. Tuy nhiên, do dầu ở các xilanh bánh xe không hồi về xilanh chính ngay lập tức, do đó dầu từ bình sẽ điền vào xilanh chính qua các lỗ.
Khi các piston trở về trạng thái ban đầu, áp lực dầu trong xilanh sẽ đẩy dầu hồi về bình chứa thông qua các cửa bù. Kết quả, áp suất dầu trong xilanh chính giảm xuống.
CÂU HỎI:
1/Sự khác nhau giữa xilanh kiểu đơn và xilanh kiểu kép ? 2/Trong quá trình phanh xilanh có tác dụng gì ?