Tổng nguồn vốn 1,374,110,123,738 1,004,482,183,865 100% 100% 0%
NGUỒN VỐN Tỷ trọng
Tài sản
Tổng tài sản của năm 2010 so với năm 2009 tổng tài sản của công ty tăng 369,627,939,873 đồng. Điều này thể hiện sự mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong năm 2010 thơng qua việc mở rộng đầu tư, đầu tư có hiệu quả tài các địa phương trên địa bàn cả nước như các tỉnh Tiền Giang, An Giang, Bình Dương, Bình Thuận, Đà Lạt, Kon Tum, Bình Thuận, Ninh Thuận, Bình Định…cùng với việc đầu tư thiết kế nâng cao giá trị thương hiệu của công ty. Qua báo cáo về tài sản của công ty ta thấy cơ cấu tài sản của công ty trong năm 2010 thay đổi theo hướng tăng tỷ trọng tài sản ngắn hạn và giảm tỷ trong tài sản dài hạn. Cụ thể:
-Từ năm 2009 đến năm 2010 tỷ trọng TSNH đã tăng 2.81%. Sự tăng lên của TSNH trong năm 2010 chủ yếu do tăng các khoản mục Hàng tồn kho(7.97%) và Tài sản ngắn hạn khác(1.86%).
-Tỷ trọng TSDH năm 2010 đã giảm 2.81% so với năm 2009. Sự giảm suống của tỷ trọng TSDH chủ yếu do sự giảm suống trong tỷ trọng của khoản mục TSCĐ hữu hình(1.1%), Các khoản đầu tư tài chính dài hạn(3.24%).
Phân tích các khoản mục có sự thay đổi đáng kể: Tiền và các khoản tương đương tiền:
Năm 2010 Tiền và các khoản tương đương tiền chiếm 7.94% trong cơ cấu tổng tài sản của công ty, giảm 3.76% so với năm 2009 với số tuyệt đối là 8,386,926,943 đồng. Điều này cho thấy nhu cầu thực tế về tiền mặt của cơng ty đã có sự giảm suống, thay vào đó là việc cơng ty huy động các nguồn lực tài chính khác để đầu tư vào q trình sản xuất kinh doanh thay cho việc sử dụng tiền mặt. Điều này có thế gây ra rủi ro cho cơng ty nếu phát sinh các khoản chi phí cần phải sử dụng tiền mặt để chi trả nhưng mặt khác nó lại mang nghĩa tích cực, cho thấy q trình hoạt động sản xuất của doanh nghiệp đang được vận hành theo đúng kế hoạch, và tiết kiệm được chi phí từ việc sử dụng tiền mặt.
Phải thu:
Các khoản phải thu ngắn hạn giảm từ 31.29% năm 2009 suống 28.04% năm 2010. Sự giảm trong Khoản mục này chủ yếu là do sự sụt giảm trong khoản Phải thu khách hàng( giảm 2.26%). Điều này thể hiện sự thay đổi trong chính sách tín dụng thương mại trong năm 2010, qua đó tiến hành thu hồi các khoản tiền mà khách hàng nợ để tạo nguồn vốn để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như tránh được những thất thoát, rủi ro trong việc thu hồi nợ. Hàng tồn kho:
Tỷ trọng hàng tồn kho của cơng ty đã có sự biến động rõ rệt trong 2 năm. Cụ thể Khoản mục này đã tăng tới 7.97% tương ứng 192,866,608,440 đồng trong năm 2010. Năm 2010, khoản mục Hàng tồn kho chiếm tới 30.51% trên tổng tài sản của công ty, điều này một phần phản ánh sự ứ đọng trong khâu tiêu thụ sản phẩm và sẽ phát sinh thêm chi phí cho cơng ty trong việc quản quản hàng hóa cũng như các chi phí liên quan đến kho bãi. Trước tình hình này địi hỏi cơng ty cần phải có sự thay đổi để nâng cao hiệu quả trong khâu quảng bá, tiếp thị để giới thiệu sản phẩm đến tay người tiêu dùng, đồng thời phải đổi mới mẫu mã và nâng cao chất lượng hàng hóa để tạo lợi thế trong việc cạnh tranh với các doanh nghiệp khác….
Các khoản đầu tư tài chính dài hạn:
Nếu xét trên khía cạnh tỷ trọng thì khoản mục này đã giảm 3.25% từ năm 2009 đến 2010 nhưng trên thực tế thì tổng giá trị của Các khoản đầu tư tài chính dài hạn đã tăng 7,163,830,000 đồng. Sự tăng lên tuyệt đối trong khoản mục này cho thấy sự tăng cường đầu tư dài hạn của doanh nghiệp. Mặc dù đầu tư dài hạn sẽ hàm chứa nhiều rủi ro trong việc thu hồi vốn đầu tư nhưng sẽ đem lại lượng vốn lớn cho daonh nghiệp trong tương lai nếu như doanh nghiệp có sự phân tích đánh giá chính xác để giảm thiểu rủi ro cho dự án mà mình tiến hành đầu tư. Sự tăng lên này cũng cho thấy sự tính tốn, định hướng phát triển và tìm kiếm lợi nhuận cho công ty trong dài hạn
Tỷ suất đầu tư:
Tiêu chí 2010 2009
Tỷ suất đầu tư 23.22% 25.85%
Ta thấy Tỷ suất đầu tư của cơng ty đã có sự sụt giảm 2.63%. Sự sụt giảm này là do có sự sụt giảm trong Tỷ trọng đầu tư tài chính dài hạn của cơng ty.
Nhìn chung ta thấy cơ cấu tài sản năm 2010 của cơng ty khơng có sự biến động rõ rệt so với năm 2009. Tỷ trọng TSNH vẫn chiếm một tỷ lệ lớn nhất trong tổng tài sản(74.42%) và gần gấp ba lần so với tỷ trọng của TSDH(25.58%). Sự chênh lệch này là do kết quả của việc trú trọng tập trung đầu tư vào TSNH trong chiến lược phát triển của cơng ty, thêm vào đó sự sụt giảm của tỷ trong TSDH và sự tăng lên của tỷ trọng TSNH cũng đã ảnh hưởng làm tăng sự chênh lệch này.
Khoản mục Hàng tồn kho khơng những duy trì ở mức cao mà còn tiếp tục tăng lên chiếm đến 30.51% trên tổng tài sản, cho thấy vẫn đề tiêu thụ sản phẩm của cơng ty chưa được giải quyết và tình hình này đang trở nên nghiêm trọng hơn.
Các khoản phải thu tuy đã có sự giảm sút nhưng vẫn chiếm một tỷ trọng khá cao(28.04%). Doanh nghiệp cần tìm ra biện pháp để tăng cường thu hồi nợ từ phía khách hàng, từ đó bổ sung nguồn vốn vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và giảm thiểu rủi ro trong khoản mục này.
NGUỒN VỐN
Tỷ suất tài trợ= Vốn chủ sở hữu/Tổng nguồn vốn
Tiêu chí 2010 2009
Tỷ suất tài trợ 13.56% 16.30%
-Nhìn chung Tổng nguồn vốn của cơng ty đã tăng đáng kể từ 1,004,482,183,865 đồng năm 2009 lên 1,374,110,123,738 đồng năm 2010, tăng 369,627,939,873 đồng. Điều này thể hiện nhu cầu vốn của công ty trong năm 2010 đã tăng lên. Trong năm 2010 Công ty cần nhiều vốn hơn để mở rộng sản xuất kinh doanh và đầu tư vào trang thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất. Sự tăng lên trong tổng vốn được gây ra bởi sự tăng tuyệt đối trong Tổng nợ của công ty và Vốn chủ sở hữu. Cụ thể:
Khoản mục nợ của công ty đã tăng 2.74%, tương ứng tăng 347,049,406,092 đồng. Khoản mục Vốn chủ sở hữu tuy đã có sự giảm sút về mặt tỷ trọng nhưng trên thực tế lượng vốn chủ sở hữu đã tăng lên 22,578,533,781 đồng đóng góp vào sự tăng lên trong tổng vốn trong năm 2010.
-Trong năm 2010 tỷ trọng nợ của cơng ty vẫn được duy trì rất cao, khoản mục này chiếm đến 86.44% trên tổng nguồn vốn của công ty, trong khi tỷ trọng Vốn chủ sở hữu chỉ chiếm 13.56% trong tổng vốn. Điều này cho thấy chính sách ưu tiên sử dụng nợ của công ty để phục vụ cho hoạt động của mình. Tỷ trọng nợ cao sẽ hàm chứa rất nhiều rủi ro và có thể gây nên tình trạng phá sản nếu như cơng ty khơng thanh tốn được các khoản nợ đến hạn mà chủ nợ yêu cầu. Thêm vào đó, tỷ trọng nợ quá cao sẽ làm cho doanh nghiệp trở nên “ nhát tay” trong việc mở rộng đầu tư. Vì mỗi dự án đầu tư đều có nhưng rủi ro nhất định trong việc thu hồi lại vốn đã bỏ ra, trong khi nguồn vốn mà công ty bỏ ra lại chủ yếu là nợ huy động được thì lại càng phải nên cẩn trọng trong việc lựa chọn danh mục đầu tư này, tránh gây ra thất thốt vốn cho cơng ty. Thực tế này địi hỏi Ban lãnh đạo của cơng ty cần phải có những chính sách phù hợp để hạn chế rủi do cho doanh nghiệp và tăng cường tiềm lực cũng như năng tự chủ về mặt tài chính cho doanh nghiệp.
Về một khía cạnh khác khi cơng ty sẽ giảm được chi phí từ việc huy động vốn khi sử dụng lượng Vốn chủ sở hữu ít so với việc sử dụng Nợ, vì chi phí sử huy động Vốn chủ sở hữu cao hơn so với chi phí huy động Nợ.
-Trong cơ cấu Nợ của doanh nghiệp, sự tăng lên chủ yếu là do Nợ ngắn hạn, tăng 3.17% và đây cũng là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất trong Tổng nợ của doanh nghiệp. Khoản mục Nợ dài hạn có sự sụt giảm nhưng khơng đáng kể và
khơng có sự tác động nhiều đến cơ cấu nợ của doanh nghiệp, vì trên thực tế tỷ trọng Nợ dài hạn chỉ chiếm 2.7% năm 2009 và giảm xuống còn 2.28% trong năm 2010. Trong cơ cấu Vốn chủ sử hữu, sự giảm suống về mặt tỷ trọng chủ yếu gây ra bởi sự sụt giảm trong tỷ trọng vốn đầu tư của chủ sở hữu, giảm 3.75% .
Vốn chiếm dụng:
Tiêu chí 2010 2009 2010 2009
Nguồn vốn chiếm dụng 288,418,971,520 181,388,915,240 20.99% 18.06%
Tỷ trọng vốn chiếm dụng ( chiếm dụng của khách hàng, nhà cung cấp, nhà nước ) trong tổng nguồn vốn chiếm một tỷ lệ khá lớn, chiếm 20.99% năm 2010 và đã tăng 2.93% so với năm 2009. Đây là một dấu hiệu tích cực, nguồn vốn này sẽ góp phần bổ sung cho nhu cầu vốn của cơng ty.
Với tình hình cơ cấu vốn như hiện tại, tỷ trọng nợ vay trên tổng vốn quá lớn mà chủ yếu lại là nợ ngắn hạn sẽ xuất hiện rủi ro đổ vỡ trong khả năng thanh khoản cho công ty và gây ra áp lực không nhỏ cho doanh nghiệp khi mà ngày phải thanh tốn các khoản nợ đang đến dần.
Nguồn hình thành vốn lưu động
Chỉ tiêu 2010 2009 Tăng giảm
Vốn lưu động ròng -133,949,844,152 -94,371,347,383 -39,578,496,769 Vốn lưu động ròng/Tài sản ngắn hạn -13.10% -13.12% 0.41%
Năm 2010 công ty tăng tỷ trọng vốn lưu động ròng 0.41% cho dù lượng vốn lưu động rịng của cơng ty vẫn duy trì ở mức âm. Vốn lưu động rịng được duy trì âm, tức là TSNH được duy trì bé hơn Nợ ngắn hạn. Điều này cho thấy cơng ty có chính sách tài trợ mạnh dạn, sử dụng nguồn ngắn hạn để tài trợ cho TSCĐ. Ưu điểm là chi phí vốn thấp.Nhược điểm là áp lực trả nợ nặng nề, nguy cơ mất khả năng thanh tốn.
2. So sánh
TÀI SẢN
-Quy mơ tổng tài sản(nguồn vốn):
Chỉ tiêu Việt Tiến Nhà Bè
Việt Tiến so với Nhà Bè
Quy mô tổng tài sản 2009 1,020,864,376,254 1,004,482,183,865 101.63% Quy mô tổng tài sản 2010 1,253,734,513,692 1,374,110,123,738 91.24%
Về quy mô tổng tài sản của hai công ty may mặc này khá tương đương nhau, khơng có sự chênh lệch q lớn giữa hai cơng ty. Đây là hai cơng ty có quy mơ tổng tài sản tương đối cân bằng nhau trong các doanh nghiệp may mặc trong ngành. Năm 2009, quy mô tổng tài sản của Việt Tiến bằng 101,63% so với Nhà Bè, tuy nhiên sang năm 2010, quy mô của Việt Tiến đã giảm sút so với Nhà Bè và chỉ bằng 91,24%. Cả hai cơng ty trong năm 2010 đều có sự mở rộng về quy mơ nhưng Nhà Bè có sự mở rộng mạnh hơn so với Việt Tiến. Cụ thể, năm 2010, tốc độ mở rộng quy mô của Việt Tiến là 22,81% trong khi con số này của Nhà Bè là 36.80%.
-Xét về cơ cấu tài sản trong tổng tài sản của 2 công ty. Việt Tiến
Nhà Bè
Với cả 2 công ty, TSNH đều chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu tổng tài sản, trên 70% tổng tài sản, đây cũng là đặc thù riêng của ngành may mặc nói chung.
Xét về TSNH: tỷ trọng TSNH của Nhà Bè cao hơn của Việt Tiến. Cụ thể năm 2009, chênh lệch giữa hai công ty là 0,69%, năm 2010 là 0,96%. Điều đó cho thấy sự biến động trong cơ cấu tài sản của hai công ty là cùng chiều.
Việt Tiến: Qua báo cáo về tài sản ta thấy cơ cấu tài sản của công ty trong năm 2010 thay đổi theo hướng tăng tỷ trọng tài sản ngắn hạn và giảm tỷ trọng tài sản dài hạn so với năm 2009. Cụ thể tỷ trọng TSNH tăng 2,54% so với năm 2009 Nhà Bè: Qua báo cáo về tài sản ta thấy cơ cấu tài sản của công ty trong năm 2010 thay đổi theo hướng tăng tỷ trọng tài sản ngắn hạn và giảm tỷ trọng tài sản dài hạn so với năm 2009. Cụ thể tỷ trọng TSNH tăng 2,81% so với năm 2009
Điều đó cho thấy tốc độ tăng tỷ trọng TSNH của Nhà Bè năm 2010 so với năm 2009 là nhanh hơn của Việt Tiến.
Nhìn vào BCĐKT của 2 cơng ty ta có thể thấy, khoản mục Tiền và các khoản tương đương tiền của công ty Nhà Bè đã có sự sụt giảm từ năm 2009 đến 2010 trong khi khoản mục này của công ty Việt Tiến lại tăng lên. Điều này cho thấy sự trái ngược về nhu cầu sử dụng tiền mặt của 2 công ty. Năm 2010, Nhà Bè sử dụng lượng tiền mặt giảm đi so với năm trước sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí vì tiền có chi phí cơ hội. Trong khi Việt Tiến lại sử dụng nhiều tiền mặt hơn trong năm 2010, hành động này của công ty sẽ đem lại sự an tồn cho cơng ty, cơng ty có thể sẵn sàng đáp ứng các nhu cầu chi trả bằng tiền mặt nhưng bù vào đó là sự tăng lên trong tổng chi phí.
Trong khoản mục Phải thu khách hàng ta thấy sự khác biệt rõ rệt. Đối với công ty Nhà Bè, tỷ trọng của khoản mục này chiếm hơn 20% trên tổng Tài sản qua hai năm, trong khi khoản mục Phải thu khách hàng của công ty Việt Tiến trong hai năm 2009, 2010 chỉ chiếm hơn 10% trên tổng Tài sản. Điều này thể hiện công ty Việt Tiến quản lý hiệu quả hơn trong khâu thu hồi các khoản nợ, từ đó tránh thất thốt và giảm thiểu rủi ro cho công ty. Nhà Bè đã cho thấy sự kém hiệu quả trong khâu này khi để khoản phải thu chiếm tỷ trọng lớn sẽ gây ra nhiều hệ lụy và hàm chứa nhiều rủi ro thất thốt vốn. Thêm vào đó, lượng vốn để tái đầu tư mở rộng sản xuất sẽ trở nên khan hiếm hơn khi chưa thu hồi được các khoản nợ, nếu đi huy động thêm thì lại phát sinh chi phí.
Trong khoản mục TSCĐ ta thấy đã có sự sụt giảm mạnh về mặt tỷ trọng( giảm 20.16%) đối với công ty Việt Tiến trong năm 2010, ngược lại với xu hướng đó là sự duy trì khá ổn định về mặt tỷ trọng TSCĐ trong công ty Nhà Bè khi tỷ trọng TSCĐ được duy trì ở mức hơn 10% trên tổng tài sản và có xu hướng tăng nhẹ. NGUỒN VỐN
Cơ cấu nguồn vốn trong tổng nguồn vốn của hai cơng ty Việt Tiến:
Nhà Bè:
Qua 2 biểu đồ ta có thể thấy trong cả hai cơng ty, nợ chiếm một tỷ trọng lớn hơn nhiều so với tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong tổng vốn, đây cũng là xu thế chung của các doanh nghiệp sản xuất. Ty nhiên cũng có sự chênh lệch đáng kể về cơ cấu nguồn vốn của hai công ty. Ta thấy tỷ trọng nợ của công ty Nhà Bè được duy trì lên tới hơn 80% trong tổng nguồn vốn của công ty trong hai năm 2009, 2010 mà năm sau lại còn cao hơn năm trước. Trong khi tỷ trọng nợ của cơng ty Việt Tiến được duy trì trên 70% qua hai năm. Việc sử dụng nhiều nợ hơn của công ty Nhà Bè cho thấy công ty sẽ gặp nhiều bất lợi hơn và chứa đựng nhiều rủi ro, trong đó nguy cơ cao nhất là dẫn đến phá sản nếu như cơng ty khơng hồn trả được các khoản nợ đến hạn mà chủ nợ địi.
Bên cạnh đó cơng ty Việt Tiến cũng có xu hướng sử dụng nhiều vốn chủ sở hữu hơn( chiếm 26.6% năm 2010) so với công ty Nhà Bè(chiếm 13.56% năm 2010). Việc sử dụng vốn chủ sở hữu, tuy có chi phí cao hơn nhưng nó là một nguốn vốn dài hạn và an tồn trong vệc sử dụng, nó khơng gây áp lực trả nợ và lãi vay như nguồn vốn huy động từ vay nợ. Tỷ trọng vốn chủ sở hữu cao hơn cũng cho thấy khả năng tự chủ về mặt tài chính cũng như độ an tồn của cơng ty Việt Tiến cao