Nhóm tỷ số về khả năng sinh lờ

Một phần của tài liệu Chuyên đề phân tích tài chính công ty cổ phần may việt tiến – công ty cổ phần may nhà bè (Trang 57 - 61)

IV. Phân tích các chỉ số tài chính

4. Nhóm tỷ số về khả năng sinh lờ

Chỉ tiêu Việt Tiến Nhà Bè

2009 2010 2009 2010

Tỷ số sinh lợi doanh thu (ROS) 4% 3,8% 2,51% 2,46%

Tỷ số sinh lợi tổng tài sản (ROA) 7,6% 7,6% 3,13% 3,83%

Đòn bẩy tài chính 3,60 3,76 6.14 7.38

 Tỷ số sinh lợi doanh thu (ROS) =

Tỷ suất sinh lợi doanh thu thể hiện một đồng doanh thu có khả năng tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Hệ số này đặc biệt quan trọng đối với các giám đốc điều hành do phản ánh khả năng của cơng ty trong việc kiểm sốt các chi phí hoạt động cũng như phản ánh tính hiệu quả của q trình hoạt động sản xuất kinh doanh.

Năm 2009, ROS của Việt Tiến bằng 4% tức là cứ 100 đồng doanh thu thuần cơng ty có được 4 đồng lợi nhuận, ROS của Nhà Bè bằng 2,51% tức là cứ 100 đồng doanh thu thuần cơng ty có được 2.51 đồng lợi nhuận Sang năm 2010, cả hai cơng ty đều có xu hướng giảm tỷ số này. Số lãi thu được trên 100 đồng doanh thu của Việt Tiến đã giảm còn 3,8%, của Nhà Bè giảm còn 2.46%.

Xu hướng giảm xuống cho thấy những chiến lược kinh doanh của hai công ty trong giai đoạn này chưa mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên tỷ số này ở Việt Tiến vẫn ở mức cao hơn so với Nhà Bè. Nguyên nhân dẫn đến tốc độ tăng lợi nhuận chậm hơn doanh thu là do chi phí bán hàng, chi phí tài chính và chi phí quản lý tăng thêm khoảng 55 tỷ đồng. Bên cạnh đó là sự tăng lên nhẹ trong giá trị doanh thu thuần. Đây cũng là tình trạng chung của các công ty trên thị trường do ảnh hưởng của nền kinh tế trì trệ, các doanh nghiệp khó tiếp cận nguồn vốn, khó tiêu thụ sản phẩm.

 Tỷ số sinh lợi tổng tài sản (ROA) =

Tỷ suất sinh lợi của tài sản là cơng cụ đo lường cơ bản tính hiệu quả của việc sắp xếp, phân phối và quản lý các nguồn lực của cơng ty, nó cho biết 1 đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng

Với mỗi đồng đầu tư vào tài sản thì lợi nhuận tạo ra được của Việt Tiến ln cao hơn Nhà Bè. Năm 2009, ROA của Việt Tiến là 7,6% tức là với 100 đồng đầu tư vào tài sản công ty thu được lợi nhuận là 7,6 đồng. ROA của Nhà Bè là 3.13% tức là với 100 đồng đầu tư vào tài sản công ty thu được lợi nhuận là 3.13 đồng.

Sang năm 2010 Việt Tiến vẫn duy trì tỷ suất này là 7,6%. Điều này cho thấy hiệu quả kinh doanh của công ty tương đối ổn định, trong năm khơng có biến cố tác động. Khả năng tạo ra lợi nhuận của tài sản khá cao cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của công ty khá tốt nhưng cần phải cải thiện thêm. Tỷ suất này của Nhà Bè năm 2010 tăng lên là 3.83%. Khả năng tạo ra lợi nhuận của tài sản ở mức trung bình cần phải cải thiện thêm. Tuy nhiên chưa thể kết luận Nhà Bè sử dụng tài sản kém hơn Việt Tiến trong năm 2010, có thể những đầu tư hiện tại của cơng ty này sẽ đem lại nguồn lợi nhuận trong tương lai.

 Tỷ số sinh lợi vốn CSH (ROE) =

Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu là tiêu chuẩn phổ biến nhất thường dùng để đánh giá tình hình hoạt động tài chính của các nhà đầu tư và các nàh quản lý. Bởi vì nó đo lường tính hiệu quả của đồng vốn của các chủ sở hữu cơng ty, đó là phần trăm lợi nhuận thu được của chủ sở hữu trên vốn đầu tư của mình.

Năm 2010, ROE của Việt Tiến là 36,8% tức là cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra được 36,8 đồng lợi nhuận, đã tăng lên 1,14 lần so với năm 2009. ROE của Nhà Bè ở mức thấp hơn là 26%, tức là cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra được 26 đồng lợi nhuận, tăng 1,22 lần so với năm 2009.

Để đánh giá chính xác biến động tăng giảm như trên là tích cực hay tiêu cực ta cần nhìn ROE một cách tồn diện hơn, tức là đặt nó trong mối quan hệ với ROA. Bởi vì vốn chủ sở hữu là một phần của tổng vốn, hình thành nên tài sản do đó tỷ suất sinh lời của chủ sở hữu phụ thuộc vào tỷ suất sinh lời của tài sản.

 Điều đo thể hiện qua đăng thức:

ROE = ROA x Địn bẩy tài chính

Trong đó địn bẩy tài chính là chỉ tiêu thể hiện cơ cấu tài chính của doanh nghiệp, cho biết tỷ lệ nợ hay vốn chủ sở hữu so với tài sản:

ROA của Việt Tiến năm 2009 chỉ bằng 7,6%, nhưng với tác dụng của địn bẩy tài chính, ROE đạt đến 32,2%. Sang năm 2010, ROA duy trì mức 7,6%. Cơng ty đã tăng sử dụng nợ thông qua chỉ tiêu địn bẩy tài chính tăng 0,16 tức là tăng 4,44%, làm cho ROE tăng lên 36,8%. ROE tăng lên là biểu hiện tình trạng của doanh nghiệp tốt lên, khả năng tạo ra lợi nhuận tăng.

Tương tự như vậy, ROA của Nhà Bè năm 2009 chỉ bằng 3.13%, ROE đạt 21.25%. Sang năm 2010, ROA tăng lên mức 3.83% và ROE tăng lên 26%.

Cả hai cơng ty đều có sử dụng địn bẩy tài chính mạnh lên từ năm 2009 sang 2010 nhằm gia tăng lợi nhuận cho cổ đông thường của cơng ty. Trong đó Nhà Bè đã có hiệu quả sử dụng địn bẩy này coa hơn hẳn, năm 2009 cao hơn 1,71 lần và năm 2010 là 1,96 lần.

 Thu nhập trên 1 cổ phiếu (EPS) =

EPS là một thước đo được xem xét kỹ lưỡng thường được sử dụng để đánh giá lợi nhuận của một công ty trên một đơn vị quyền sở hữu cổ đông. Năm 2010 một cổ phiếu của công ty May Việt Tiến đạt 3.730 đồng. Lũy kế cả năm, lợi nhuận sau thuế của Việt Tiến đạt 86,7 tỷ đồng, tăng 12,8%. EPS là 3.730 đồng/cổ phiếu. Năm 2009, lợi nhuận sau thuế là 76,8 tỷ đồng và EPS là 3.265 đồng/cổ phiếu.

Nhìn chung khả năng sinh lời của Việt Tiến cao hơn của Nhà Bè, các chỉ số đều nhỉnh hơn. Lợi nhuận sau thuế Nhà Bè là 37,2 tỷ đồng và EPS ở mức thấp hơn là 2657 đồng/cổ phiếu.

Kết Luận

Phân tích tài chính là một nghiệp vụ quan trọng góp phần định hướng cho nhà đầu tư, giảm bớt các nhận định chủ quan đồng thời củng cố những cơ sở mang tính hệ thống và hiệu quả thơng qua việc phân tích, so sánh các chỉ số, các báo cáo của cơng ty theo trình từ khơng gian và thời gian. Trong nền kinh tế thị trường mang tính cạnh tranh cao, việc phân tích tài chính chuẩn xác và phù hợp góp phần tạo thế chủ động cho chính bản thân doanh nghiệp. Tuy nhiên, phân tích tài chính khơng chỉ là một quy trình cố định mà cịn địi hỏi một trình độ phân tích, khái qt cao về năng lực tài chính cơng ty qua hệ thống chỉ số nhưng được đặt trong bối cảnh kinh tế- xã hội, tình trạng và chiến lược của doanh nghiệp. Vì thế, hiểu và nắm bắt được diễn biến chung nền kinh tế và sự vận hành công ty đặt trong bối cảnh đó là một điều hết sức quan trọng chứ hệ thống chỉ tiêu tính tốn và dự báo ra khơng phải là yếu tố đánh giá duy nhất về một doanh nghiệp.

Bài phân tích trên là một mơ hình phân tích doanh nghiệp đơn giản nhất dựa trên cơ sở của báo cáo tài chính cơng ty và bối cảnh kinh tế xã hội năm 2010. Đối với mỗi tiêu chí hay một sự biến động của cơng ty cần phải được xem xét kỹ lưỡng, đặt trong hoàn cảnh cụ thể của nền kinh tế hay kế hoạch tăng trưởng của công ty trong kỳ. Nhất là trong năm 2010 là một năm quan trọng với nhiều sự kiện xảy ra, ảnh hưởng tới chính sách tiền tệ, tác động tới hoạt động doanh nghiệp cả trong ngắn hạn và dài hạn; đồng thời địi hỏi doanh nghiệp cần có sự so sánh với các doanh nghiệp khác cũng như có được góc nhìn vi mơ và cả vĩ mơ. Từ đó có thể lý giải được những sự khác nhau trong cơ cấu nguồn vốn- tài sản, xu hướng hoạt động của 2 cơng ty, vai trị đối với ngành dệt may cũng như thế mạnh của 2 công ty xét trong chiến lược dài hạn.

Một phần của tài liệu Chuyên đề phân tích tài chính công ty cổ phần may việt tiến – công ty cổ phần may nhà bè (Trang 57 - 61)