Nhóm tỷ số phản ánh khả năng cân đối vốn (cơ cấu tài chính)

Một phần của tài liệu Chuyên đề phân tích tài chính công ty cổ phần may việt tiến – công ty cổ phần may nhà bè (Trang 52 - 54)

IV. Phân tích các chỉ số tài chính

2. Nhóm tỷ số phản ánh khả năng cân đối vốn (cơ cấu tài chính)

Chỉ tiêu Việt Tiến Nhà Bè

2009 2010 2009 2010

Hệ số nợ (lần) 0,72 0,73 0,864 0,837

Hệ số cơ cấu vốn (lần) 2,60 2,76 6,376 5,135

 Hệ số nợ =

Hệ số nợ trên tổng tài sản đo lường mức độ sử dụng nợ của công ty so với tài sản. Tổng số nợ bao gồm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn phải trả.

Năm 2009 muốn sử dụng 1 đồng vốn thì Việt Tiến phải vay nợ bên ngồi 0,72 đồng. Hệ số này tăng lên 0,73 vào năm 2010 cho thấy khả năng thanh tốn khoản nợ của cơng ty ngày càng kém đi. Ngược lại, năm 2009 muốn sử dụng 1 đồng vốn thì Nhà Bè phải vay nợ bên ngồi 0,864 đồng. Hệ số này giảm xuống còn 0,837 vào năm 2010 cho thấy khả năng thanh tốn khoản nợ của cơng ty ngày càng tiến triển tốt.

 Hệ số tự chủ tài chính =

Đây là chỉ tiêu liên quan đến việc huy động vốn được quan tâm xem xét bởi cả doanh nghiệp đi vay và chủ cho vay. Hệ số tự chủ tài chính năm 2010 của Việt Tiến đạt 0,27, không thay đổi nhiều so với mức 0,28 năm 2009. Hệ số này của Nhà Bè đạt 0,163 năm 2010, đã tăng lên so với mức 0,136 năm 2009. Cả hai công ty ngày càng trở nên chủ động hơn trong sản xuất kinh doanh, giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn vốn bên ngoài.

 Hệ số cơ cấu vốn =

Các nhà cho vay dài hạn một mặt quan tâm đến khả năng trả lãi, mặt khác cũng chú trọng đến sự cân bằng hợp lý giữa nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu, bởi vì điều này ảnh hưởng đến sự đảm bảo các khoản tín dụng của người cho vay. Vì vậy khi phân tích khả năng đảm bảo nợ dài hạn phải tính hệ số giữa nợ phải trả và vốn chủ sở hữu. Đối với Việt Tiến, hệ số này vào năm 2009 bằng 2,6, tức là các chủ nợ cung cấp cho công ty 2,6 đồng ứng với mỗi đồng bỏ ra của công ty. Tức là vốn cho hoạt động kinh

doanh được tài trợ từ bên ngoài cao gấp 2,6 lần của bản thân doanh nghiệp. Sang năm 2010, hệ số này tăng lên 0,16 tương đương 6,15%. Do khoản nợ phải trả tăng 183,03 tỷ đồng tương đương 24,82%.

Đối với Nhà Bè, hệ số này năm 2009 bằng 6,376, tức là vốn cho hoạt động kinh doanh được tài trợ từ bên ngoài cao gấp 6,376 lần của bản thân doanh nghiệp. Tuy nhiên thì đến năm 2010, hệ số này giảm xuống cịn 5,135.

Cả hai cơng ty cần cân đối cơ cấu vốn tốt hơn để tránh rủi ro thanh khoản trong điều kiện kinh tế thị trường đang khó khăn hiện nay, đặc biệt đối với cơng ty Nhà Bè tình hình sản xuất kinh doanh khơng được khả quan như công ty Việt Tiến.

Một phần của tài liệu Chuyên đề phân tích tài chính công ty cổ phần may việt tiến – công ty cổ phần may nhà bè (Trang 52 - 54)