2. CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CƠNG TY CỔ PHẦN
2.2 Phân tích tỷ số tài chính
2.2.2. Tỷ số cơ cấu tài chính
Bảng 9: Bảng phân tích tỷ số cơ cấu tài chính
Đvt: Triệu đồng
CHỈ TIÊU 2007 2008 2009 2010 2011
1. Nợ phải trả (Triệu đồng) 599,611 835,926 1,772,331 1,185,451 1,959,476 2. Tổng tài sản (Triệu đồng) 3,067,476 2,983,410 4,247,601 5,039,865 5,809,421 3. Lợi nhuận trước thuế (Triệu đồng) 222,467 -61,690 572,308 673,992 349,181 4. Chi phí lãi vay (Triệu đồng) 31,710 52,364 43,758 42,458 117,213
5. EBIT (Triệu đồng) 254,177 -9,326 616,066 716,450 466,394
Tỷ Số Nợ (Lần) 0.20 0.28 0.42 0.24 0.34
Tỷ Số Thanh Toán Lãi Vay (Lần) 8.02 -0.18 14.08 16.87 3.98
Phân tích BCTC Công ty CP Kinh Đô (KDC)
Để đánh giá các khoản phải trả, ta thông qua chỉ tiêu tỷ số nợ. Chỉ tiêu này phản ánh mức độ nợ trong tổng tài sản doanh nghiệp. Từ đó cho thấy trong tổng tài sản, sở hữu thực chất của doanh nghiệp là bao nhiêu.
Tỷ số nợ = Tổng nợ / Tổng tài sản.
Giai đoạn 2007 – 2008 Tổng nợ tăng 236.215 triệu mà tổng tài sản lại giảm 84.066 triệu nên Tỷ số nợ giảm 0,08 lần
Giai đoạn 2008 – 2009 Tổng nợ tăng 936.404 triệu, tổng tài sản tăng 1.264.190 triệu cho nên Tỷ số nợ tăng 0,14 lần
Giai đoạn 2009 – 2010 Tổng nợ giảm 586.879 triệu,Tổng tài sản tăng 792.264 triệu nên Tỷ số nợ giảm 0,18 lần
Giai đoạn 2010 – 2011 Tổng nợ tăng 774.024 Tổng tài sản tăng 769.557 triệu =>Tỷ số nợ tăng 0,1 lần
=> Tỷ số nợ của DN đang dần dần được khơi phục.
Tỷ số thanh tốn lãi vay
Khả năng thanh toán lãi vay = (Lợi Nhuận Trước thuế + lãi vay) / lãi vay.
Tỷ số thanh toán lãi vay dùng để đo lường mức độ tạo ra lợi nhuận do việc sử dụng vốn để đảm bảo khả năng trả lãi vay như thế nào. Một cách ngắn gọn, tỷ số này phản ánh khả năng trả nợ (lãi vay) của doanh nghiệp.
Lãi vay là số tiền lãi nợ vay trong năm mà doanh nghiệp phải trả có thể là do lãi vay ngắn hạn ở ngân hàng hoặc các tổ chức khác.
Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT: earning before interest and tax) phản ánh số tiền mà doanh nghiệp có thể có để trả lãi vay trong năm. Ở đây phải sử dụng lợi tức trước thuế mà khơng phải lãi rịng (lợi nhuận sau thuế) là vì lãi vay được tính vào tổng chi phí trước khi tính thuế thu nhập.
Nếu tỷ số này càng thấp, có nghĩa là khả năng sinh lời của vốn vay không cao, doanh nghiệp kinh doanh kém hiệu quả, đúng hơn là hiệu quả sử dụng vốn của công ty thấp; bởi vì, lợi nhuận của doanh nghiệp trước hết phải cao hơn so với số tiền lãi vay.
Nhìn vào bảng ta thấy giai đoạn 2007 – 2008 DN làm ăn thua lổ thâm hụt vốn khả năng thanh tốn lãi vay giảm nặng chỉ cịn (– 0,18) lần.
Qua năm 2009- 2010 DN kinh doanh hiệu quả có được lợi nhuận cao, khả năng thanh toán lãi vay nâng lên tới 16,87 lần.
Phân tích BCTC Cơng ty CP Kinh Đơ (KDC)
Bước qua năm 2011 việc kinh doanh của DN không tốt lợi nhuận giảm 324.811 triệu làm khả năng chi trả lãi vay của DN giảm 12,9 lần chỉ còn 3,98 lần.
=> Dấu hiệu thấy lợi nhuận DN giảm, khả năng chi trả lãi đang xấu đi.