Kiểm định hiện tượng tự tương quan

Một phần của tài liệu Tác động của tính thành khoản đến tỷ suất sinh lợi của các công ty ngành hàng tiêu dùng trên TTCK (Trang 33)

CHƢƠNG 3 DỮ LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.4. Phương pháp nghiên cứu

3.4.2.3. Kiểm định hiện tượng tự tương quan

Sau khi kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến và hiện tượng phương sai thay đổi thì kiểm định tiếp theo là kiểm định hiện tượng tự tương quan. Có thể hiểu thuật ngữ “tự tương quan” một cách đơn giản là quan hệ tương quan giữa các thành phần của chuỗi các quan sát được sắp xếp theo thời gian hoặc không gian.

Phát hiện hiện tượng tự tương quan

Có hai phương pháp thường được sử dụng để phát hiện ra hiện tượng này là dùng hệ số Durbin-Watson (DW) và sử dụng đồ thị phần dư với biến trễ.

Việc sử dụng hệ số Durbin-Watson (DW) thường sẽ được sử dụng. Tuy nhiên, phương pháp này có hạn chế là khơng thể xem xét khi mẫu quá lớn hay bậc tự do quá cao. Bên dưới là bảng thống kê các miền giá trị của hệ số và các giả thiết:

Giả thiết Quyết định GiáWatsontrị Durbin-

Khơng có sự tự tương quan

dương Bác bỏ 0 < d < dL

Khơng có tự tương quan dương Khơng quyết định dL < d < dU Khơng có tự tương quan âm Bác bỏ 4 - dL < d < 4 Khơng có tự tương quan âm Khơng quyết định 4 - dU < d < 4 - dL Khơng có tự tương quan dương

hoặc âm

Không bác bỏ 4 - dU < d < 4 - dU Ngồi ra, có thể hồi quy phần dư et theo biến trễ bậc một et-1 để phát hiện hiện tượng tự tương quan. Nếu kết quả hồi quy cho thấy có sự tương quan trong biến động của

et và et-1 thì có thể có hiện tượng tự tương quan. Bài nghiên cứu này sẽ sử dụng đồ thị phần dư theo biến trễ để kiểm định hiện tượng tự tương quan.

3.4.2.4. Mơ hình hiệu ứng ngẫu nhiên REM và mơ hình hiệu ứng cố

định FEM

Sau khi thực hiện đầy đủ các kiểm định cần thiết cho mơ hình OLS, bài nghiên cứu sẽ thực hiện hồi quy theo mơ hình FEM và REM. Kiểm định Hausman Test sẽ được thực hiện để kiểm tra sự phù hợp của hai mơ hình trên. Giả thuyết của kiểm định Hausman Test như sau:

H0: Mơ hình FEM và REM là tốt như nhau. H1: Mơ hình FEM là phù hợp hơn.

Như vậy nếu giả thuyết H0 được chấp nhận thì mơ hình REM là phù hợp hơn và ngược lại thì mơ hình FEM là phù hợp hơn.

3.5. Giả thuyết của bài nghiên cứu

Dựa trên những bằng chứng thực nghiệm trên thế giới về vấn đề tác động của tính thanh khoản đến tỷ suất sinh lợi của các doanh nghiệp, bài nghiên cứu đặt ra giả thuyết sau đây:

Giả thuyết H0: Không tồn tại mối quan hệ nào giữa tính thanh khoản và tỷ suất sinh lợi của các doanh nghiệp ngành Hàng tiêu dùng ở Việt Nam.

Giả thuyết H1: Có tồn tại mối quan hệ giữa tính thanh khoản và tỷ suất sinh lợi của các doanh nghiệp ngành Hàng tiêu dùng ở Việt Nam.

Giả thuyết trên sẽ được giải đáp thông qua kết quả của mơ hình hồi quy:

CHƢƠNG 4. KẾT QUẢ HỒI QUY VÀ THẢO LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA TÍNH THANH KHOẢN ĐẾN TỶ SUẤT

SINH LỢI CỦA CÁC CÔNG TY NGÀNH HÀNG TIÊU DÙNG Ở VIỆT NAM

4.1. Thống kê mô tả các biến:

CR QR PR2 DER ICR ITR DTR CTR ROI Mean 1.611969 0.967608 0.234194 1.563666 8.596027 6.792662 3.284547 13.20909 0.202237 Median 1.299350 0.685350 0.116600 1.255500 3.376950 4.892100 2.533150 7.234650 0.203050 Maximum 16.17140 14.02880 2.896700 10.25260 184.3793 191.9417 14.79920 253.4724 0.946600 Minimum 0.251500 0.030800 0.002300 -11.56950 -17.18450 0.373700 0.331900 0.529100 -1.470200 Std. Dev. 1.262111 1.091955 0.334457 1.500060 19.68852 14.40573 2.380043 26.41173 0.183186 Skewness 6.016245 6.364066 3.340971 -0.359237 5.564787 11.43409 1.966417 6.710267 -2.343086 Kurtosis 57.70990 64.00480 18.49867 21.41081 41.10346 145.5976 7.953939 54.38959 26.01101 Jarque-Bera 49422.78 61166.55 4486.498 5346.719 24817.92 328498.0 630.1371 44430.76 8685.604 Probability 0.000000 0.000000 0.000000 0.000000 0.000000 0.000000 0.000000 0.000000 0.000000 Sum 609.3242 365.7557 88.52520 591.0656 3249.298 2567.626 1241.559 4993.036 76.44560 Sum Sq. Dev. 600.5321 449.5217 42.17182 848.3177 146139.4 78236.93 2135.557 262987.5 12.65107 Observations 378 378 378 378 378 378 378 378 378

Bảng 4.1. Thống kê mô tả các biến

Bảng thống kê mô tả trên cung cấp một số thông tin về các biến được sử dụng trong mơ hình. Bảng 4.1 thể hiện kết quả phân tích thống kê mơ tả của 378 quan sát được sử dụng trong bài nghiên cứu. Kết quả cho thấy các tỷ số đại diện cho tình trạng thanh khoản của cơng ty như tỷ số thanh toán hiện hành (CR), tỷ số thanh toán nhanh (QR) và tỷ số thanh toán bằng tiền mặt (SQR) đều nằm ở mức thường thấy ở các cơng ty hiện nay. Giá trị trung bình của CR là 1.612, của QR là 0.967; trong khi đó tiêu chuẩn của 2 chỉ số này hiện nay lần lượt nằm trong khoảng từ 2:1 đến 3:1 đối với CR và từ 1:1 đến 1.5:1 đối với QR. Các chỉ số này có khoản biến thiên

không lớn; điều này cho thấy các công ty đều có chính sách xử lý đối với tình trạng thanh khoản của công ty khá giống nhau. Xét đến 2 chỉ số DER và ICR đại diện cho khả năng thanh tốn của cơng ty, ta có thể thấy được DER có giá trị trung bình là 1.563; giá trị DER lớn hơn 1 cho ta thấy được rằng các công ty hàng tiêu dùng được nghiên cứu đang sử dụng một lượng nợ khá lớn, đa phần các công ty được nghiên cứu được tài trợ chủ yếu bằng nợ. Đây là một việc đáng lưu ý và vì việc sử dụng nợ cao có thể gây áp lực đối với thanh khoản của các công ty trên. Một điều đáng chú ý nữa là DER có giá trị âm. Đây là trường hợp đặc biệt khi công ty cổ phần Thực phẩm Quốc Tế lỗ liên tục vào năm 2011, 2012 nên dẫn đến vốn chủ sở hữu âm. Tương tự DER, ICR cũng là một chỉ số cần được lưu ý đến nhiều, chỉ số này thể hiện khả năng thanh toán lãi vay của các doanh nghiệp được nghiên cứu. Giá trị trung bình của ICR của các cơng ty trên là 8.596, cho thấy khả năng thanh tốn lãi vay của các cơng ty này đang ở mức khá, chứng minh rằng khả năng sinh lời của tài sản của các công ty hàng tiêu dùng được nghiên cứu ở mức tạm ổn. Giá trị ICR âm do một số cơng ty có kết quả kinh doanh không tốt dẫn đến EBIT âm và một số cơng ty có giá trị lãi vay âm. Các chỉ số đại diện cho vòng quay hàng tồn kho, vòng quay khoản phải trả và vịng quay khoản phải thu có các giá trị trung bình lần lượt là 6.792, 3.284 và 13.209. Các chỉ số này cũng góp phần đo lường chất lượng và tính thanh khoản của tài sản ngắn hạn. …. Tăng trưởng của các công ty trong ngành khá cao khi ROI trung bình khoảng 20%, một mức tăng trưởng ấn tượng. Tuy nhiên, chênh lệch giữa công ty trong ngành là khá lớn khi giá trị lớn nhất là 94.7% trong khi đó giá trị nhỏ nhất là -147%. Độ lệch chuẩn bằng 0.183 (18.3%) cho thấy chênh lệch khá lớn giữa các công ty trong ngành.

Xét đến các thông số khác của bảng thống kê mô tả: kết quả cho thấy độ nhọn phân phối của các biến khá cao, cho thấy mức độ tập trung của các giá trị quan sát xung quanh giá trị trung bình cao. Trong đó độ nhọn phân phối của ITR là cao nhất và thấp nhất là của DTR. Bên cạnh đó, hầu hết các biến có độ lệch phải dương ngoại trừ hai biến DER và ROI. Độ lệch dương hay âm cho thấy các giá trị quan sát là tập trung nhiều bên phải hay bên trái giá trị trung bình.

Tiếp theo là các phân tích định tính của các biến trong mơ hình nghiên cứu. Các số liệu bên dưới đều được tính tốn từ nguồn thu thập được từ báo cáo tài chính của các cơng ty trong mẫu:

Hình 4.1: Giá trị trung bình các chỉ số đại diện cho tình trạng thanh khoản của các cơng ty hàng tiêu dùng trong giai đoạn 2007-2012.

Nguồn: Kết quả được tính tốn dựa trên số liệu thu thập được.

Sự thay đổi của các tỷ số đại diện cho tình trạng thanh khoản của các công ty trong 6 năm quan sát khá giống nhau. Cả ba chỉ số CR, QR và SQR đều có một xu hướng chung là sụt giảm sau 6 năm. Các chỉ số có xu hướng tương tự nhau khi cùng sụt giảm mạnh khi qua năm 2008 và sau đó tăng lên vào năm 2009. Đây là các mốc thời gian đáng lưu ý, vì năm 2008 là năm cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới chính thức bùng nổ và gây ảnh hưởng lớn đến Việt Nam. Dưới tác động của khủng hoảng kinh tế, các chỉ số CR, QR và SQR sụt giảm mạnh do lượng tài sản sụt giảm và các khoản nợ ngắn hạn gia tăng. Năm 2009 thể hiện một sự thay đổi ngược hướng với năm 2008, các tỷ số đều tăng trong năm này chứng tỏ các công ty đã quan tâm hơn tới tài sản ngắn hạn của công ty, đến thanh khoản của công ty để tránh các tình trạng thiếu hụt vốn ngắn hạn để chi trả các nợ do khủng hoảng kinh tế gây ra. Các hướng điều chỉnh này ảnh hưởng đến lượng vốn đầu tư, mở rộng của các công ty hàng tiêu dùng, và phần nào ảnh hưởng đến tăng trưởng của công ty. Hàng tồn kho của các công ty biến động cùng mức độ với các giá trị tỷ số thanh toán khi 2 tỷ số CR và QR có biến động tương tự nhau trong giai đoạn quan sát. Tuy nhiên, do hàng tồn kho thay đổi ngược hướng với QR nên đây cũng là một thành phần để giải thích

tác động của các biến đại diện cho thanh khoản đến tỷ suất sinh lợi của công ty, đặc biệt là QR.

Hình 4.2: Giá trị trung bình các chỉ số đại diện cho tình trạng khả năng thanh tốn của các cơng ty hàng tiêu dùng trong giai đoạn 2007-2012.

Nguồn: Kết quả được tính tốn dựa trên số liệu thu thập được.

Hai chỉ số DER và ICR cũng cần được chú ý đặc biệt do tính chất của các biến này. Cả hai biến này đều đại diện cho các khả năng vay nợ và khả năng trả lãi vay nợ của công ty. Các khoản nợ vay có ảnh hưởng lớn đến việc duy trì thanh khoản của cơng ty. Các chỉ số này cũng đại diện cho khả năng thanh tốn của cơng ty. Vì vậy, những thay đổi bất thường của chúng cũng được các nhà đầu tư và các bên liên quan khác rất quan tâm. Chỉ số ICR của các công ty hàng tiêu dùng trong mẫu nghiên cứu có biến động khá lớn trong 6 năm quan sát. Trong năm 2008, chỉ số ICR ở mức rất thấp so với năm 2007 thì nhỏ hơn rất nhiều, tuy nhiên qua năm 2009, chỉ số này lại ở mức rất cao. Sự bất thường này có thể là do khủng hoảng năm 2008 gây ra. Đến năm 2011, chỉ số ICR đạt mức thấp nhất trong 6 năm. Tuy nợ vay biến động trong 6 năm quan sát, nhưng chỉ số khả năng thanh toán lãi vay gần như khơng có biến động gì lớn khi tăng dần trong 6 năm.

Hình 4.3: Biểu đồ thể hiện giá trị trung bình của các biến ITR, CTR và DTR của các công ty hàng tiêu dùng trong giai đoạn 2007-2012.

Nguồn: Kết quả được tính tốn dựa trên số liệu thu thập được.

Ba chỉ số vòng quay hàng tồn kho, vòng quay các khoản phải thu, vòng quay các khoản phải trả thay đổi khá nhiều trong 6 năm quan sát. Không thấy nhiều quy luật trong sự biến đổi của ba chỉ số này trong 6 năm qua. Tỷ số ITR và DTR trong năm 2012 ở mức thấp hơn so với năm 2007. Trong khi đó tỷ số CTR trong năm 2012 cao hơn mức năm 2007. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu của khủng hoảng kinh tế từ 2007-2009, 3 tỷ số này đều thấp dần qua từng năm.

Hình 4.4: Biểu đồ thể hiện sự thay đổi của ROI trong giai đoạn 2007-2012 của các công ty hàng tiêu dùng Việt Nam.

ROI là một thước đo thích hợp để phân tích tỷ suất sinh lợi trên vốn đầu tư, là thước đo được cải tiến so với ROA và ROE. ROI loại bỏ sự bóp méo của các khoản liên quan đến nợ có thể làm các các cơng ty có địn bẩy tài chính cao trơng rất có lời khi sử dụng chỉ số ROE.

Xét đến ROI trong các công ty hàng tiêu dùng được quan sát. Ta có thể thấy biến động của chỉ số này khá khó để dự đốn. Nhưng về tổng thể thì giảm trong 6 năm quan sát. Tuy nhiên, điểm đáng chú ý trong sự thay đổi của ROI vẫn tập trung vào năm 2008 khi tỷ suất sinh lợi trên vốn đầu tư ở năm này thấp hơn nhiều so với các năm khác cho thấy ảnh hưởng lớn của khủng hoảng kinh tế đến tăng trưởng của các công ty, và những thay đổi trong chính sách thanh khoản của cơng ty để chống lại những tác động của khủng hoảng. Điều đáng chú ý hơn cả ở chỉ số ROI trong 6 năm nghiên cứu là biến động giảm mạnh và khá đột ngột của chỉ số này trong năm 2012. Điều này là do biến động khá lớn của các cơng ty ngành Hàng tiêu dùng trong năm và tình hình khó khăn trong kinh doanh của nhiều cơng ty trong ngành, đặc biệt hơn, đây là năm có khá nhiều cơng ty tạm dừng niêm yết chứng khoán trên sàn để ổn định kinh doanh. Biến động này có thể ảnh hưởng khơng nhỏ đến kết quả nghiên cứu.

Qua các phân tích định tính của các biến qua 6 năm quan sát, rất khó tìm được một mối quan hệ rõ ràng giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc trong mơ hình. Đặc biệt sự thay đổi của ROI là khá khó để dự báo. Vì vậy cần có những phân tích sâu hơn với những cơng cụ kinh tế lượng để tìm hiểu rõ ràng hơn về tác động của các biến độc lập đến biến phụ thuộc.

4.2. Phân tích hồi quy

Dependent Variable: ROI Method: Panel Least Squares Date: 01/13/14 Time: 20:14 Sample: 2007 2012

Periods included: 6

Cross-sections included: 63

Total panel (balanced) observations: 378

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

C 0.089532 0.025808 3.469192 0.0006 CR -0.009105 0.030535 -0.298180 0.7657 QR -0.013589 0.034395 -0.395096 0.6930 PR 0.025810 0.037797 0.682863 0.4951 DER 0.033658 0.006513 5.167693 0.0000 ICR 0.000459 0.000646 0.710773 0.4777 ITR -0.000102 0.000721 -0.141871 0.8873 DTR 0.028393 0.005244 5.414481 0.0000 CTR -0.001109 0.000375 -2.960126 0.0033

R-squared 0.135628 Mean dependent var 0.202237

Adjusted R-squared 0.116888 S.D. dependent var 0.183186 S.E. of regression 0.172148 Akaike info criterion -0.657408 Sum squared resid 10.93523 Schwarz criterion -0.563720 Log likelihood 133.2502 Hannan-Quinn criter. -0.620225 F-statistic 7.237435 Durbin-Watson stat 1.298669 Prob(F-statistic) 0.000000

Bảng 4.2. Kết quả hồi quy theo mơ hình Pooled OLS

Kết quả cho thấy, với mức ý nghĩa 10% kiểm định T-Student cho thấy các biến DER, DTR và CTR có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc ROI. Tuy nhiên R2 và R2 hiệu chỉnh của mơ hình khá thấp. R2 chỉ là 0.1356 cho thấy mức độ phù hợp của mơ hình là khá thấp, chỉ giúp giải thích được 13,56% sự ảnh hưởng giữa các biến độc lập đến biến phụ thuộc.

Để mơ hình hồi quy đáp ứng những u cầu mà phương pháp OLS đề ra, bài nghiên cứu này sẽ lần lượt trình bày những kiểm định sau đây:

4.2.2. Kết quả kiểm định giữa các biến

4.2.2.1. Kiểm định đa cộng tuyến

Để tránh hiện tượng hồi quy giả mạo làm cho mức ý nghĩa của mơ hình lại thấp và dấu của các ước lượng không đúng, bài nghiên cứu tiến hành kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc bằng cách xem xét hệ số tương quan giữa các biến và hệ số VIF như sau.

Covariance Analysis: Ordinary Date: 01/13/14 Time: 21:12 Sample: 2007 2012

Included observations: 378 Correlation

Probability CR QR PR DER ICR ITR DTR CTR

CR

Một phần của tài liệu Tác động của tính thành khoản đến tỷ suất sinh lợi của các công ty ngành hàng tiêu dùng trên TTCK (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(68 trang)
w