Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Một phần của tài liệu Tác động của tính thành khoản đến tỷ suất sinh lợi của các công ty ngành hàng tiêu dùng trên TTCK (Trang 52 - 54)

CHƢƠNG 3 DỮ LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Bài nghiên cứu này đã cung cấp bằng chứng thực nghiệm về tác động của tính thanh khoản đến tỷ suất sinh lợi của các công ty thuộc ngành Hàng tiêu dùng ở Việt Nam trong giai đoạn 2007-2012. Trong số các biến độc lập đại diện cho các yếu tố về tính thanh khoản của doanh nghiệp được đưa vào nghiên cứu trong mơ hình hồi quy, kết quả thực nghiệm thu được đã cung cấp bằng chứng cho thấy các yếu tố bao gồm khả năng thanh toán nhanh (QR), tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu (DER) và vòng quay khoản phải trả (DTR) có tác động đến tỷ suất sinh lợi của doanh nghiệp. Cụ thể, tác động này được thảo luận trong phần trình bày sau đây:

Thứ nhất, kết quả hồi quy cho thấy mối tương quan âm giữa khả năng thanh tốn

nhanh và tỷ suất sinh lợi của cơng ty. Bằng chứng này phù hợp với những nghiên cứu và giả thuyết cho rằng việc các công ty quá chú ý vào tài sản ngắn hạn và khả năng đảm bảo tính thanh khoản trong ngắn hạn mà bỏ qua hoặc không chú ý đến việc đầu tư dài hạn sẽ không đạt được mức tỷ suất sinh lợi cao. Hoặc các công ty này lo sợ nếu chỉ tập trung vào tỷ suất sinh lợi của các khoản đầu tư dài hạn mang lại mà quên mất vấn đề thanh khoản hiện tại có thể dẫn cơng ty đến tình trạng mất khả năng thanh khoản tạm thời mà tệ hơn nữa là phải chịu phá sản vì khơng đáp ứng được các nghĩa vụ nợ tới hạn. Đặc biệt đối với các cơng ty ngành Hàng tiêu dùng thì vấn đề về khả năng thanh tốn trong ngắn hạn là vơ cùng quan trọng. Như vậy sự đánh đổi giữa tỷ suất sinh lợi và khả năng thanh tốn trong ngắn hạn địi hỏi các cơng ty phải có sự điều chỉnh cân đối trong các chính sách về quản trị tính thanh khoản và chính sách đầu tư để đảm bảo sự phát triển bền vững của công ty.

Thứ hai, bằng chứng thực nghiệm trong bài nghiên cứu này ủng hộ cho lý thuyết về

vai trò của việc sử dụng nợ trong việc gia tăng tỷ suất sinh lợi cho công ty. Những cơng ty có khả năng vay nợ cao và sử dụng hợp lý nguồn vốn này có thể đáp ứng nhu cầu vốn cho các quyết định đầu tư của công ty để mang về tỷ suất sinh lợi cao hơn. Tuy nhiên, một tỷ lệ nợ cao quá mức thường đi kèm với một khoản lãi vay cao ảnh hưởng đến khả năng thanh tốn của cơng ty. Nếu cơng ty đầu tư q nhiều cho những tài sản có khả năng thanh khoản thấp thì cơng ty phải đối mặt với vấn đề

nghiêm trọng trong việc thanh toán các khoản nợ đến hạn. Đây là tính hai mặt của việc sử dụng nợ. Như vậy vấn đề về khả năng thanh khoản đòi hỏi cơng ty phải có chính sách sử dụng nợ hợp lý để đạt được tỷ suất sinh lợi mong đợi nhưng vẫn đảm bảo được sức khỏe tài chính của mình.

Thứ ba, kết quả hồi quy cho thấy mối tương quan dương giữa tỷ số vòng quay

khoản phải trả và tỷ suất sinh lợi của cơng ty. Một tỷ số vịng quay khoản phải trả thấp sẽ tạo tín hiệu trên thị truờng rằng cơng ty đang có thành quả hoạt động tốt, điều này mở ra cơ hội để các cơng ty có thể tiếp cận các khoản đầu tư tốt và nâng cao tỷ suất sinh lợi. Bên cạnh đó, việc tạo ra các tín hiệu tốt sẽ giúp công ty tiếp cận được các khoản vay với chi phí thấp. Đây là một trong những điều thường được đề cập trong vấn đề bất cân xứng thông tin giữa doanh nghiệp và đối với chủ nợ và cổ đông của công ty.

Một phần của tài liệu Tác động của tính thành khoản đến tỷ suất sinh lợi của các công ty ngành hàng tiêu dùng trên TTCK (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(68 trang)
w