Chức năng và nhiệm vụ của từng phòng ban

Một phần của tài liệu bài 2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH tài CHÍNH tại CÔNG TY cổ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY sản THANH hóa (Trang 28 - 29)

Với mô hình tổ chức gọn nhẹ, rõ ràng trong phân định quyền hạn cho từng phòng ban, từng lĩnh vực đã giúp cho việc điều hành tổ chức của ban Giám đốc đơn giản và hiệu quả hơn.

- Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý cao nhất của Công ty có toàn quyền, nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích và quyền lợi của Công ty.

- Giám đốc : Là người điều hành chính mọi hoạt động của Công ty và chịu trách nhiệm trước Pháp luật, Hội đồng quản trị về quyền và nhiệm vụ được giao.

- Các phó giám đốc: Là người được giám đốc giao việc cho để giải quyết các vấn đề trong Công ty. Được Giám đốc uỷ quyền thì phó giám đốc phải chịu trách nhiệm trước Giám đốc, HĐQT và Nhà nước về mọi việc đảm nhận.

- Phòng hành chính – nhân sự: Có chức năng tham mưu và giúp việc cho Giám đốc trong công tác, tổ chức thực hiện các phương án sắp xếp cải tiến tổ chức sản xuất, quản lý, đào tạo, bồi dưỡng, điều phối sử dụng lao động hợp lý, tổ chức thực hiện đúng

Chủ tịch HĐQT PGĐ KD Giám đốc điều hành KT Trưởng PGĐ KT PGĐ SX Phòng XNK Phòng thu mua Phòng HC - NS Phòng kế toán Phòng kỹ thuật PX đông lạnh PX hàng khô Phòng nuôi trồng

đắn các chế độ chính sách của Nhà nước đối với các cán bộ trong Công ty.

- Phòng kế toán: Chịu trách nhiệm về vấn đề tài chính của doanh nghiệp, lập hệ thống sổ sách theo dõi tình hình tài sản, sử dụng vốn, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, lập báo cáo kế toán phân tích và lên kế hoạch tài chính của Công ty, tham mưu giúp ban Giám đốc đưa ra các quyết định đúng đắn.

- Phòng kỹ thuật: Xây dựng và giám sát hệ thống quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn theo đúng yêu cầu, xây dựng quy trình công nghệ, định mức, kiểm tra, đánh giá, giám sát việc thực hiện quy trình công nghệ, định mức kinh tế kỹ thuật và tình hình thực hiện hệ thống nội quy, quy định trong sản xuất, nghiên cứu hoàn thiện quy trình công nghệ, tìm biện pháp nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm.

- Phòng thu mua: Chịu trách nhiệm về nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất của Công ty, đảm bảo kịp thời số lượng, chất lượng của nguyên liệu, tìm nguồn cung cấp có giá cả hợp lý nhằm hạ giá thành sản phẩm.

- Phòng Xuất nhập khẩu: Tìm kiếm khách hàng, giao dịch, ký kết hợp đồng, theo dõi tình hình kinh doanh. Tìm hiểu nhu cầu của thị trường để tổ chức sản xuất kinh doanh có hiệu quả.

- Phòng cơ điện lạnh: Xây dựng kế hoạch về công tác kiểm tra, bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa trang thiết bị, phương tiện sản xuất tại Công ty, theo dõi giám sát việc khai thác vận hành các trang thiết bị, phương tiện sản xuất nhằm đạt hiệu quả cao nhất, chủ động lập kế hoạch, đề xuất, thực hiện các phương án huấn luyện, đào tạo kỹ năng vận hành máy móc thiết bị cho công nhân viên trong Công ty.

- Phòng nuôi trồng: Kế hoạch nuôi tôm theo yêu cầu sản lượng của Công ty, thực hiện các biện pháp kỹ thuật nhằm thực hiện kế hoạch nuôi tôm, chủ động theo dõi tình hình thu chi tài chính, xuất nhập nguyên liệu. Thực hiện công tác hậu cần phục vụ cho sản xuất, tham mưu cho ban giám đốc Công ty trong công tác hoạch định chiến lược nuôi tôm.

2.2.PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY CP XNK THỦY SẢN THANH HÓA.

Một phần của tài liệu bài 2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH tài CHÍNH tại CÔNG TY cổ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY sản THANH hóa (Trang 28 - 29)