Cơ cấu xã hội và cơ cấu xã hội giai cấp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hộ

Một phần của tài liệu Bài giảng môn chủ nghĩa xã hội khoa học (Trang 76)

lên chủ nghĩa xã hội

1.1. Cơ cấu xã hội

1.1. Cơ cấu xã hội

cần phải hiểu rõ những biến đổi này để xây dựng hệ thống chính sách phù hợp.

Cơ cấu xã hội (social structure) là tổng thể những cộng đồng người cùng toàn bộ các quan hệ xã hội do sự tác động lẫn nhau của các cộng đồng ấy tạo nên. Các cộng đồng xã hội (dân tộc, giai cấp, nhóm xã hội,...) là những cộng đồng cơ bản của cơ cấu xã hội.

Theo C. Mác, xã hội dù tồn tại dưới bất hình thái nào đều là sản phẩm của sự tác động lẫn nhau giữa người với người và nó được phân chia thành các loại cơ cấu xã hội chủ yếu: cơ cấu xã hội - giai cấp, cơ cấu xã hội – dân số (với dấu hiệu nhân khẩu), cơ cấu xã hội - nghề nghiệp, cơ cấu xã hội – dân tộc, cơ cấu xã hội - tơn giáo, v.v… Các loại hình cơ cấu xã hội phản ánh tính đa dạng, phong phú của cơ cấu xã hội.

Cơ cấu xã hội - nghề nghiệp là tập hợp những cộng đồng người hình thành và phát

triển theo các nghề nghiệp khác nhau và là kết quả của sự phát triển sản xuất, của phân công lao động xã hội. Cơ cấu xã hội – nghề nghiệp là sự phân công lao động xã hội, là sự chuyên môn hố theo ngành của các tập đồn xã hội nhằm thực hiện những chức năng lao động của mình trong khn khổ của các tổ chức sản xuất xã hội chung (tổ chức sản xuất hay phi sản xuất) trong nền kinh tế xã hội.

Trong một xã hội cụ thể ở mỗi một giai đoạn lịch sử nhất định đều có thang giá trị nghề nghiệp nhất định, khi điều kiện kinh tế – xã hội thay đổi thì thang giá trị nghề nghiệp cũng thay đổi theo.

Nghiên cứu cơ cấu xã hội - nghề nghiệp là làm rõ thực trạng cơ cấu, tỷ trọng các ngành nghề, những đặc trưng, xu hướng và sự tác động qua lại của các ngành nghề, đồng thời nhận diện sự biến đổi của nó và tác động của sự biến đổi ấy đến cơ cấu xã hội và ngược lại.

Cơ cấu xã hội - dân số (còn gọi là cơ cấu xã hội - nhân khẩu) là cơ cấu phản ánh

Một phần của tài liệu Bài giảng môn chủ nghĩa xã hội khoa học (Trang 76)

w