Những yếu tố tác động đến gia đình Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hộ

Một phần của tài liệu Bài giảng môn chủ nghĩa xã hội khoa học (Trang 129 - 132)

3. Xây dựng gia đình Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hộ

3.1. Những yếu tố tác động đến gia đình Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hộ

xã hội

3.1. Những yếu tố tác động đến gia đình Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩaxã hội xã hội

Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Nền kinh tế thị trường đòi hỏi con người phải thích ứng nhanh nhạy, có tính thực tế và tính thực dụng cao, điều này đã tác động đến các mối quan hệ xã hội, lối suy nghĩ và ứng xử của người lao động - hạt nhân của các gia đình. Trong nền kinh tế thị trường, ai khơng thích ứng kịp, người đó sẽ bị đào thải và chính vì vậy, nó đã tác động đến tâm lý, tình cảm, từ đối nhân xử thế giữa các thành viên trong gia đình, đến gia đình truyền thống cũng như đối với sự phát triển của gia đình Việt Nam nói chung.

Một mặt, cơ chế thị trường đã thúc đẩy nhanh chóng sự tăng trưởng về kinh tế,

tăng thu nhập của các cá nhân, là cơ sở cho việc củng cố và duy trì sự bền vững của gia đình. Mặt khác, nền kinh tế thị trường phát triển đang tạo ra sự biến đổi của gia đình, tác động tiêu cực đối với gia đình. Rõ ràng, mặt trái của nền kinh tế thị trường có tác động khơng nhỏ đến gia đình. Sự phân hóa giàu nghèo giữa các gia đình đang ngày càng gia tăng. Tình trạng bn bán phụ nữ và trẻ em qua biên giới; ngoại tình, ly hơn có chiều hướng phát triển; trẻ em bỏ học sớm, hư hỏng; bố mẹ già bị bỏ rơi; bạo lực trong gia đình, tệ nạn xã hội tăng nhanh một cách đáng báo động. Thực trạng đó đã tác động sâu sắc đến tâm tư, tình cảm, đạo đức, khơng chỉ của các gia đình mà cịn ảnh hưởng đến tồn xã hội.

Cơng nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa là q trình thiết lập vị trí thống trị của công nghiệp trong đời sống kinh tế - xã hội để đảm bảo tăng trưởng nhanh và bền vững. Về phương diện này, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa sẽ tác động, làm biến đổi kết cấu, chức năng kinh tế của gia đình truyền thống và chuyển biến thành gia đình hiện đại. Khơng chỉ thế, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng sẽ làm thay đổi chiến lược sống, các giá trị, chuẩn mực của gia đình để hình thành chiến lược sống khác với truyền thống tạo nên hệ thống giá trị chuẩn mực mới.

cơ sở kinh tế gia đình từ tự túc, tự cấp trở thành kinh tế hàng hóa. Nó có tác động khơng chỉ tới mục đích của sản xuất, mà còn làm thay đổi cả phương thức tiêu dùng và lối sống của gia đình, biến đổi các mối quan hệ và chức năng của gia đình.

Xu thế tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế

Tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế tác động mạnh mẽ tới gia đình, đặc biệt là từ phương diện kinh tế, tạo ra sự phân hóa sâu sắc về thu nhập và điều kiện sống. Một bộ phận gia đình nhận được những cơ hội mới do tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế mang lại, dẫn đến tăng nhanh về điều kiện sống và thu nhập. Ngược lại, một bộ phận lớn gia đình khơng có khả năng thích ứng hay nắm bắt được những cơ hội do các xu thế này tạo ra thì sẽ trở thành những người thua cuộc trên sân chơi ngày cành có tính cạnh tranh gay gắt của thời kỳ tồn cầu hóa và hội nhập đang diễn ra mạnh mẽ hiện nay cả về chiều rộng lẫn bề sâu. Một tác động khác của tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế đến gia đình là những áp lực của cơng việc, lợi nhuận và cạnh tranh tồn cầu có nguy cơ làm cạn kiệt thời gian dành cho việc chăm sóc gia đình và thậm chí cịn tạo ra sự bất bình đẳng mới trong gia đình.

Trong bối cảnh tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế, nhiều giá trị, kể cả giá trị truyền thống khơng cịn bị khép kín trong biên giới quốc gia dân tộc, mà có điều kiện mở rộng giao lưu, quảng bá đến thế giới, qua đó khẳng định nét độc đáo, bản sắc của dân tộc. Sự biến đổi ấy là một quá trình liên tục bảo tồn, truyền thụ, phát huy những giá trị của gia đình truyền thống, đồng thời tiếp biến những giá trị tiên tiến, những tinh hoa của gia đình hiện đại, của các nền văn hóa hiện đại trên thế giới.

Cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại

Sự phát triển của công nghệ hiện đại, nhất là công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ đang tạo ra nhiều cơ hội tốt tiếp thu tri thức mới cho các gia đình trong việc thực hiện các chức năng. Đồng thời, việc xây dựng gia đình cũng đạt hiệu quả cao và thuận lợi hơn khi ứng dụng những thành tựu của khoa học và công nghệ hiện đại, nhất là trong công tác tuyên truyền, giáo dục, nêu gương, thống kê, điều tra, phân tích dữ liệu v.v... để xây dựng chính sách, pháp luật liên quan đến gia đình.

Song, cũng phải thừa nhận rằng, công nghệ thông tin đang gây nên những ảnh hưởng tiêu cực đối với gia đình. Sự ra đời của các phương tiện thông tin đại chúng, nhất là văn minh màn hình đang làm cho thế giới nội tâm của con người trở nên nghèo nàn, làm giảm sút sự giao cảm giữa cá nhân với thế giới bên ngoài và giữa các thành viên gia đình với nhau… Sự thâm nhập và tiếp cận văn hố khơng lành mạnh thông qua mạng Internet đã gây ra những vấn đề bức xúc về mặt đạo đức như chủ nghĩa thực dụng, tâm

lý hưởng thụ, sống gấp, chạy theo đồng tiền... của một bộ phận dân cư, đặc biệt là trong tầng lớp thanh thiếu niên.

Mặt khác, hiện nay đang diễn ra tình trạng lạm dụng kỹ thuật cơng nghệ trong việc phát hiện giới tính thai nhi sớm, dẫn đến tình trạng mất cân bằng giới tính đang diễn ra nghiêm trọng ở nhiều nước, trong đó có Việt Nam. Nếu khơng kiểm sốt tốt vấn đề này thì đây sẽ là một nguy cơ đe dọa sự phát triển ổn định và bền vững về dân số của quốc gia.

Chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về gia đình

Gia đình là một vấn đề lớn và xây dựng gia đình là một chiến lược mà Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm và coi đó mục tiêu quan trọng của cơng tác xây dựng đời sống văn hóa mới ở cơ sở trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Để làm tốt cơng tác xây dựng gia đình, trong nhiều năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, vấn đề gia đình ln được Nhà nước coi trọng, tác động bằng một hệ thống chính sách và điều chỉnh bằng nhiều văn bản pháp luật khá hoàn chỉnh và toàn diện. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã để ra mục tiêu: “Xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ,

hạnh phúc, văn minh”1. Ngày 29 tháng 5 năm 2012, “Chiến lược phát triển gia đình Việt

Nam đến năm 2020, và tầm nhìn 2030” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Chiến lược đã xác định các quan điểm và những tiêu chí, chỉ tiêu cụ thể mang tính định hướng cho cơng tác xây dựng gia đình Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, qua đó bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống tốt đẹp, chống lại các tệ nạn xã hội, tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. “Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030” đã đề ra mục tiêu:

“Xây dựng gia đình Việt Nam no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, thực sự là tổ ấm của mỗi người, là tế bào lành mạnh của xã hội”2.

Hưởng ứng lời kêu gọi của Liên hợp quốc, Việt Nam chọn ngày 28 tháng 6 hàng năm là “Ngày Gia đình Việt Nam” nhằm nhắc nhở mỗi thành viên của gia đình và tồn xã hội cần nêu cao trách nhiệm trong việc xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, phát triển bền vững và góp phần quan trọng vào sự phát chung của xã hội. Cùng với đó, Nhà nước ta đã ban hành các bộ luật quan trọng như: “Luật Hơn nhân và gia đình” (ban hành năm 2000; sửa đổi, bổ sung năm 2013) “Luật Bình đẳng giới” (2007), “Luật Phịng, chống bạo lực gia đình” (2008), “Pháp lệnh Dân số” (ban hành năm 2003, sửa đổi năm 2008), “Luật người cao tuổi” (2009)… nhằm điều chỉnh và hỗ

1 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb CTQG, H.2016, tr.128.2 Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 - Quyết định số 629/QĐ-TTg của 2 Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 - Quyết định số 629/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, ngày 29 tháng 5 năm 2012.

trợ sự phát triển của gia đình.

Một phần của tài liệu Bài giảng môn chủ nghĩa xã hội khoa học (Trang 129 - 132)