Hai xu hướng khách quan của sự phát triển dân tộc

Một phần của tài liệu Bài giảng môn chủ nghĩa xã hội khoa học (Trang 97 - 100)

1. Vấn đề dân tộc trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hộ

1.1.2 Hai xu hướng khách quan của sự phát triển dân tộc

Trên cơ sở nghiên cứu vấn đề dân tộc và phong trào dân tộc trong điều kiện của chủ nghĩa tư bản, V.I.Lênin đã chỉ ra hai xu hướng khách quan của sự phát triển của dân tộc.

Thứ nhất, xu hướng hình thành quốc gia dân tộc độc lập.

Ở các quốc gia gồm nhiều cộng đồng dân cư có nguồn gốc tộc người khác nhau, trong quá trình phát triển, sự trưởng thành của ý thức dân tộc và sự thức tỉnh về chủ

quyền của mình, các cộng đồng dân cư đó muốn tách ra để thành lập các dân tộc độc lập. Những người trong cộng đồng đó hiểu rằng chỉ có trong một cộng đồng độc lập thì họ mới có quyền quyết định vận mệnh của mình mà đỉnh cao là quyền tự do lựa chọn chế độ chính trị và con đường phát triển của dân tộc mình. Trong thời đại của chủ nghĩa tư bản, xu hướng này biểu hiện thành phong trào đấu tranh chống áp bức dân tộc để đi tới thành lập các quốc gia dân tộc độc lập. Ngày nay, xu hướng này biểu hiện ở chiến lược “bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ” của các quốc gia trong quá trình tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế.

Thứ hai, xu hướng hình thành liên hiệp các dân tộc.

Các dân tộc trong từng quốc gia và các quốc gia dân tộc trên thế giới muốn liên hợp lại với nhau xuất phát từ sự thống nhất những lợi ích về kinh tế, chính trị, văn hóa hoặc vị trí địa lý, mơi trường…

Chính sự phát triển của lực lượng sản xuất, của khoa học công nghệ, của giao lưu kinh tế và văn hóa trong xã hội tư bản đưa đến sự phụ thuộc, tác động qua lại lẫn nhau giữa các dân tộc, từ đó, làm xuất hiện nhu cầu xóa bỏ hàng rào ngăn cách giữa các dân tộc, tạo nên mối quan hệ quốc gia và quốc tế rộng lớn giữa các dân tộc, thúc đẩy các dân tộc xích lại gần nhau. Xu hướng này phát huy tác động nổi bật trong giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.

Việc thể hiện hai xu hướng khách quan nói trên gặp nhiều trở ngại trong điều kiện của chủ nghĩa đế quốc. Chính sách xâm lược, áp bức và bóc lột đối với các dân tộc còn nhỏ bé và lạc hậu của chủ nghĩa đế quốc chính là rào cản nguyện vọng của các dân tộc đó muốn sống trong độc lập tự do cũng như các dân tộc muốn xích lại gần nhau trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng. Sự đối kháng về lợi ích giữa chủ nghĩa đế quốc và các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc, dẫn đến hai xu hướng khách quan của sự phát triển dân tộc có biểu hiện mâu thuẫn với nhau.

Chủ nghĩa Mác-Lênin khẳng định rằng, chỉ có trong điều kiện của chủ nghĩa xã hội, khi tình trạng người bóc lột người bị thủ tiêu thì tình trạng dân tộc này áp bức, nô dịch các dân tộc khác mới bị xóa bỏ, và chỉ khi đó, hai xu hướng khách quan của sự phát triển dân tộc mới có điều kiện thể hiện đầy đủ.

Trong thời đại ngày nay hai xu hướng khách quan nêu trên có những biểu hiện rất đa dạng, phong phú.

Xu hướng thứ nhất thể hiện trong sự nỗ lực của từng dân tộc (tộc người) để đi tới sự tự do, bình đẳng và phồn vinh của dân tộc mình. Xu hướng thứ hai thể hiện ở sự xuất hiện những động lực thúc đẩy các dân tộc trong một cộng đồng quốc gia xích lại gần nhau hơn, hòa hợp với nhau ở mức độ cao hơn trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

Trong điều kiện một quốc gia đang vận động đi lên chủ nghĩa xã hội, hai xu hướng này phát huy tác động cùng chiều, bổ sung, hỗ trợ cho nhau và diễn ra trong từng dân tộc, trong cả cộng đồng quốc gia và đụng chạm đến tất cả các quan hệ dân tộc. Sự độc lập, tự chủ và thịnh vượng của từng dân tộc sẽ tạo điều kiện cho dân tộc đó có thêm những điều kiện vật chất và tinh thần để hợp tác chặt chẽ hơn với các dân tộc anh em. Sự xích lại gần nhau trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng giữa các dân tộc sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho từng dân tộc tiến nhanh hơn tới sự tự chủ và phồn vinh. Một khi các dân tộc đã xích lại gần nhau thì mỗi dân tộc khơng chỉ sử dụng tiềm năng của dân tộc mình mà cịn dựa vào tiềm năng của các dân tộc anh em để tiến lên phía trước. Sự xích lại gần nhau của các dân tộc trong cùng một quốc gia có nghĩa là những tinh hoa, những giá trị của các dân tộc đó thâm nhập vào nhau, bổ xung, hịa quyện với nhau thành những giá trị chung. Giá trị chung đó lại trở thành cơ sở để liên kết các dân tộc ở mức độ cao hơn và sâu sắc hơn. Nhưng trong sự hòa quyện giữa các dân tộc, những tinh hoa, bản sắc của từng dân tộc phải được bảo lưu, giữ gìn và phát huy.

Trong phạm vi quốc tế

Trong thời đại ngày nay, xu hướng thứ nhất của sự phát triển dân tộc thể hiện trong phong trào giải phóng dân tộc nhằm chống lại chủ nghĩa đế quốc và chống chính sách thực dân đơ hộ dưới mọi hình thức, phá bỏ mọi áp bức bóc lột của chủ nghĩa đế quốc. Độc lập dân tộc chính là mục tiêu chính trị chủ yếu của mọi quốc gia trong thời đại ngày nay. Độc lập tự chủ của mỗi dân tộc là xu hướng khách quan, là chân lý của thời đại, là sức mạnh hiện thực tạo nên quá trình phát triển của mỗi dân tộc. Xu hướng thứ hai thể hiện ở xu thế các dân tộc muốn xích lại gần nhau, hợp tác với nhau để hình thành liên minh dân tộc ở phạm vi khu vực hoặc toàn cầu. Xu hướng này tạo điều kiện để các dân tộc tận dụng tối đa những cơ hội, thuận lợi từ bên ngoài để phát triển phồn vinh dân tộc mình.

Trong bối cảnh tồn cầu hóa đang diễn ra, xu hướng tập đồn hóa các khu vực khơng ngừng tăng lên khơng chỉ do tác động của lợi ích kinh tế, mà cịn do sự thúc đẩy của lợi ích chính trị, tức là các dân tộc, các quốc gia này muốn tìm ở khối liên minh khu vực một chỗ dựa đối phó với áp lực của một số nước mạnh nào đó bên ngồi khu vực. Mặt khác, sự liên minh đó cịn tạo nên sức hút nhằm tập trung sự chú ý của các dân tộc, quốc gia vào giải quyết những vẫn đề chung của nhân loại như ngăn chặn chiến tranh

hạt nhân, chống ô nhiễm và bảo vệ môi trường sinh thái, khắc phục nạn đói thường xuyên xảy ra ở nhiều nước trên thế giới, chống lại những căn bệnh hiểm nghèo, v.v.. Như vậy, lợi ích tồn cầu có tác động sâu sắc, gắn bó nhân loại trong một q trình vận động thống nhất. Các dân tộc, quốc gia trên thế giới ở những trình độ phát triển khác nhau đang cần sự hỗ trợ nhau để cùng tiến bộ. Chính vì vậy, mỗi dân tộc, mỗi quốc gia cần phải biết thực hiện chính sách mở cửa để hòa nhập vào xu thế vận động chung của nhân loại, đồng thời phải có những giải pháp phù hợp để giữ gìn, phát huy bản sắc của dân tộc mình.

Hai xu hướng khách quan của sự phát triển dân tộc có sự thống nhất biện chứng với nhau trong tiến trình phát triển của mỗi quốc gia và của toàn nhân loại. Trong mọi trường hợp, hai xu hướng đó ln có sự tác động qua lại với nhau, hỗ trợ cho nhau, mọi sự vi phạm mối quan hệ biện chứng này đều dẫn tới những hậu quả tiêu cực, khó lường.

Một phần của tài liệu Bài giảng môn chủ nghĩa xã hội khoa học (Trang 97 - 100)

w