Cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác-Lênin

Một phần của tài liệu Bài giảng môn chủ nghĩa xã hội khoa học (Trang 100 - 102)

1. Vấn đề dân tộc trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hộ

1.1.3 Cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác-Lênin

Cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác-Lênin được V.I.Lênin soạn thảo, trên cơ sở tư tưởng của C.Mác và Ph. Ăngghen về mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp, giữa giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp; mối quan hệ giữa hai xu hướng khách quan trong sự phát triển của dân tộc ở thời đại của chủ nghĩa đế quốc, đồng thời căn cứ vào kinh nghiệm của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trên thế giới chống chủ nghĩa đế quốc đầu thế kỷ thứ XX và yêu cầu khách quan cần phải khắc phục chủ nghĩa dân tộc để đoàn kết, thống nhất các lực lượng cách mạng ở nước Nga nhằm đấu tranh chống lại giai cấp địa chủ, phong kiến Nga hồng và tư sản Nga. Cương lĩnh đó thể hiện quan điểm, lập trường của giai cấp công nhân trong giải quyết quan hệ dân tộc. Theo V.I.Lênin: “Các dân tộc hồn tồn bình đẳng; các dân tộc được quyền tự quyết; liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc lại: đó là cương lĩnh dân tộc mà chủ nghĩa Mác, kinh nghiệm toàn thế giới và kinh nghiệm của nước Nga dạy cho công nhân”1.

Các dân tộc hồn tồn bình đẳng

Bình đẳng dân tộc là nguyên tắc đầu tiên trong Cương lĩnh dân tộc của V.I.Lênin. Xuất phát từ mục đích của cách mạng xã hội chủ nghĩa, từ lợi ích của giai cấp cơng nhân và nhân dân lao động, giai cấp cơng nhân phản đối tình trạng bất bình đẳng giữa các dân tộc, phản đối mọi đặc quyền, đặc lợi và áp bức dân tộc. Giai cấp cơng nhân khơng thể thực hiện được mục đích cách mạng của mình nếu khơng đấu tranh xóa bỏ tình trạng dân tộc này đặt ách nơ dịch lên dân tộc khác, để bảo vệ quyền lợi của các dân tộc.

Các dân tộc hồn tồn bình đẳng là quyền chính đáng của các dân tộc, mà ở đó tất cả mọi dân tộc (kể cả bộ tộc và chủng tộc) dù lớn hay nhỏ, dù đơng người hay ít người, dù phát triển ở trình độ cao hay thấp đều có quyền lợi và nghĩa vụ ngang nhau, được tôn trọng và đối xử như nhau trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Khơng dân tộc nào có đặc quyền, đặc lợi về kinh tế, chính trị, văn hóa và ngơn ngữ. Trong quan hệ xã hội, khơng một dân tộc nào có quyền đi áp bức, bóc lột đối với dân tộc khác.

Quyền bình đẳng của các dân tộc khơng những được ghi vào công pháp quốc tế, luật pháp quốc gia mà quan trọng hơn hết là phải từng bước hiện hóa ở mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội.

Trong một quốc gia có nhiều dân tộc, để đảm bảo quyền bình đẳng của các dân tộc, phải khắc phục sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội giữa các dân tộc, tạo điều kiện thuận lợi để các dân tộc cịn ở trình độ lạc hậu, bằng sự nỗ lực của chính mình cùng với sự giúp đỡ của các dân tộc anh em phát triển nhanh trên con đường tiến bộ.

Trong quan hệ giữa các quốc gia dân tộc, quyền bình đẳng dân tộc được biểu hiện ở cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, chủ nghĩa bá quyền nước lớn, chống sự áp bức bóc lột, sự vi phạm lợi ích của nước lớn, nước phát triển đối với các nước nhỏ, lạc hậu, chậm phát triển.

Các dân tộc được quyền tự quyết

Quyền tự quyết là quyền thiêng liêng nhất của mỗi dân tộc. Đó là quyền của mỗi dân tộc được quyết định vận mệnh của dân tộc mình khơng phụ thuộc vào dân tộc khác. Cụ thể, các dân tộc được tự do lựa chọn con đường phát triển, lựa chọn chế độ chính trị trong q trình vận động, phát triển của dân tộc mình.

Quyền dân tộc tự quyết bao gồm quyền tự do phân lập thành cộng đồng quốc gia dân tộc độc lập và quyền tự nguyện liên hiệp với các dân tộc khác trên cơ sở bình đẳng để có đủ sức mạnh chống nguy cơ xâm lược từ bên ngoài, giữ vững độc lập chủ quyền và có thêm những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển quốc gia dân tộc.

Khi xem xét quyền tự quyết của dân tộc cần đứng vững trên lập trường của giai cấp công nhân, ủng hộ các phong trào dân tộc tiến bộ, kiên quyết đấu tranh chống lại những mưu đồ lợi dụng quyền dân tộc tự quyết làm chiêu bài để can thiệp công việc nội bộ của các nước và chia rẽ dân tộc.

Bình đẳng và tự quyết là quyền thiêng liêng của các dân tộc, nhưng hiện thực hóa quyền bình đẳng và quyền tự quyết của dân tộc phải là kết quả của q trình đấu tranh chống áp bức, bóc lột dân tộc. Trong q trình đấu tranh, tất yếu cần sự liên hiệp, đồn kết cơng nhân của các dân tộc khơng phân biệt dân tộc đi áp bức hay dân tộc bị áp bức.

Cơ sở khách quan của sự liên hiệp cơng nhân các dân tộc là, lợi ích của cơng nhân ở dân tộc đi áp bức và dân tộc bị áp bức đều thống nhất. Khi chủ nghĩa tư bản đã trở thành một lực lượng quốc tế, địi hỏi giai cấp cơng nhân các dân tộc phải đoàn kết với nhau để trở thành một liên minh quốc tế. Nếu không có sự đồn kết này thì khơng có cơ sở vững chắc để đoàn kết tất cả các dân tộc bị áp bức trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc và phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân ở dân tộc đi áp bức và phong trào giải phóng dân tộc ở dân tộc bị áp bức đều bị hạn chế. Mọi sự chia rẽ, phân tán lực lượng cách mạng đều dẫn đến những kẽ hở để các lực lượng thù địch lợi dụng làm nguy hại đến phong trào cơng nhân và phong trào giải phóng dân tộc.

Cương lĩnh dân tộc là một nội dung trong cương lĩnh cách mạng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, đấu tranh giải phóng giai cấp và giải phóng dân tộc. Cơng lĩnh là cơ sở lý luận và phương pháp luận để các Đảng Cộng sản, các Nhà nước xã hội chủ nghĩa và các tổ chức chính trị - xã hội tiến bộ vận dụng để giải quyết vấn đề dân tộc, quan hệ dân tộc trên thế giới cũng như nội bộ một quốc gia dân tộc. Trong xu thế tồn cầu hóa, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế hiện nay, để bảo vệ lợi ích của các dân tộc và lợi ích chung của nhân loại, việc vận dụng sáng tạo Cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác-Lênin ngày càng cần thiết.

Đến nay, sự phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của các dân tộc trên thế giới, nhất là sự phát triển của các quốc gia dân tộc từng là thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc đã không bác bỏ cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác-Lênin. Trái lại hiện thực lịch sử đã cung cấp thêm các sự kiện để xác nhận sự đúng đắn của cương lĩnh và đòi hỏi sự vận dụng cương lĩnh đó cho phù hợp với hồn cảnh của từng dân tộc, từng quốc gia trong thời đại ngày nay.

Một phần của tài liệu Bài giảng môn chủ nghĩa xã hội khoa học (Trang 100 - 102)

w