Quy chế quản lý và bảo vệ động vật rừng, thực vật rừng nguy cấp,quý hiếm

Một phần của tài liệu Pháp luật tài nguyên rừng và tài nguyên thủy sản (Trang 25 - 29)

1.4.1 Khái niệm

Động vật nguy cấp, quý, hiếm được định nghĩa tại Khoản 3 Điều 2 Nghị quyết 05/2018/NQ-HĐTP hượng dẫn áp dụng Điều 234 về tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã và Điều 244 về tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm của Bộ luật Hình sự do Hội đồng Thẩm phán Tịa án nhân dân tối cao ban hành với nội dung nhý sau:

Động vật nguy cấp quý, hiếm quy định tại Điều 244 của Bộ luật Hình sự là các lồi động vật thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ýu tiên bảo vệ hoặc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB theo quy định của Chính phủ hoặc Phụ lục I Cơng ược về bn bán quốc tế các lồi động vật, thực vật hoang dã nguy cấp. Từ những tiếp cận trên, có thể hiểu lồi động vật nguy cấp, quý, hiếm là những lồi động vật có số lượng ít và đứng trược nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng trong tương lai gần, mang những giá trị cho khoa học bảo tồn và chọn giống; có giá trị sinh lợi cao khi thương mại hóa; đóng vai trị là ngun liệu trực tiếp hoặc điều chế các sản phẩm y dược; có nghĩa trong việc duy trì sự cân bằng của các lồi khác trong quần xã hoặc có tính đại diện hay độc đáo của khu vực địa lý tự nhiên; mang những giá trị truyền thống dân tộc và cần thiết đặt trong sự quản lý, kiểm sốt chặt chẽ từ góc độ pháp luật để bảo vệ, giữ vững các giá trị quý giá mà nguồn tài nguyên này mang lại.

1.4.2 Bảo tồn

Bảo tồn (Tiếng Anh: preserve) là một khái niệm được sử dụng khá phổ biến, được tiếp cận thông qua các khái niệm quen thuộc nhý bảo tồn các giá trị vãn hóa, bảo tồn các di tích lịch sử hay bảo tồn các giá trị sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học.... Dù có đối tượng hượng đến khác nhau, tuy nhiên tựu chung lại hoạt động này được hiểu là sự gìn giữ (cái có nghĩa lịch sử thuộc tài sản chung), khơng để bị mất mát, tổn thất.

1.4.3 Bảo tồn các loài động vật nguy cấp, quý, hiếm

Bảo tồn loài động vật nguy cấp, quý hiếm, là hoạt động mang tính pháp l, được thực hiện bởi các cơ quan nhà nược được trao quyền trong việc bảo vệ, giữ vững sự toàn vẹn đối với nguồn tài nguyên thiên nhiên nói chung và tài nguyên đa dạng sinh học nói riêng thơng qua việc đảm bảo mơi trường sống an tồn và phát triển thuận lợi cho các loài động vật nguy cấp, quý, hiếm trong thế giới tự nhiên để đảm bảo sự duy trì lồi

trong tương lai và nâng cao nhận thức của con người đối với tầm quan trọng của các loài động vật nguy cấp,quý hiếm đối với đời sống tự nhiên và xã hội.

Ví dụ: các động vật quý hiếm ở Việt Nam: Rùa núi vàng có giá trị thẩm mĩ và dược liệu, Tơm hùm đá có giá trị thực phẩm xuất khẩu cao…..

Các thực vật quý hiếm nhý: các lồi có giá trị đặc biệt đang nguy cấp hoặc hết sức nguy cấp nhý thủy tùng, thông hai lá dẹt, thông đỏ…...

1.4.4 Phân loại

Động vật, thực vật rừng quý hiếm là những loại động vật, thực vật có giá trị đặc biệt về khoa học, kinh tế và mơi trường, chúng có số lượng, trữ lượng ít hoặc đang có nguy cơ bị diệt chủng. Pháp luật Việt Nam đã quy định rằng các loại động vật, thực vật quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng phải được bảo vệ theo chế theo các quy định của pháp luật cụ thể nhý xây dựng và phân nhóm để quản lý theo mức độ quý hiếm, bị đe doạ duyệt chủng; Xây dựng kế hoạch bảo vệ và áp dụng các biện pháp ngãn chặn việc sãn bắt khai thác, kinh doanh sử dụng; thực hiện chương trình chãn sóc, ni dýỡng, bảo vệ theo chế độ đặc biệt phù hợp với từng loài; phát triển các trung tâm cứu hộ động vật hoang dã. Theo tính chất và mức độ quý hiếm của chúng, pháp luật Việt Nam về thực vật, động vật rừng được xếp thành hai nhóm:

• Nhóm 1: bao gồm những loại thực vật (IA) và những loài động vật (IB) đặc hữu, có giá trị đặc biệt về khoa học và kinh tế, có số lượng, trữ lượng rất ít hoặc đang có nguy cơ bị diệt chủng.

Ví dụ: bách xanh, thơng đỏ, trầm, bị xám, bị rừng, cá cóc tam đà, gà lơi, cơng • Nhóm II: bao gồm những loại thực vật (IIA) và những lồi động vật(IIB) có giá trị kinh tế cao đang bị khai thác quá mức dẫn đến cạn kiệt và gần kề nguy cơ tiệt chủng .

Ví dụ:giáng hương, sa nhân, thảo quả, khỉ, sơn dương, mèo rừng..

• Tổ chức, cá nhân khi tiến hành các hoạt động quản lý bảo vệ rừng và các lồi động vật có liên quan phải có nghĩa vụ bảo vệ và phát triển các loài động thực vật quý hiếm nêu trên. Cụ thể là:

* Đối với nhóm I:

Tổ chức, cá nhân chỉ được gây nuôi, nghiêm cấm khai thác và sử dụng trong trường hợp đặc biệt cần sử dụng cây, con vật sống, sản phẩm của cây con vật và hạt giống phục vụ nghiên cứu khoa học hoặc yêu cầu về quan hệ hợp tác quốc tế, phải được Thủ tượng Chính phủ cho phép theo đề nghị Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thơn.

* Đối với nhóm II:

Hạn chế khai thác và sử dụng, trong trường hợp cần thiết được phép khai thác sửdụng động - thực vật rừng thuộc nhóm này, tuy nhiên khơng được khai thác cạn kiệt, và nếu trong trường hợp có ni động vật rừng nhóm này thì được sử dụng động thực vật sống từ thế hệ thứ hai trở đi.

1.4.5 Khái quát về pháp luật bảo tồn các loài động vật nguy cấp, quý, hiếm

1.4.5.1. Khái niệm pháp luật bảo tồn các loài động vật nguy cấp, quý, hiếm

Pháp luật bảo tồn các loài động vật nguy cấp, quý, hiếm là hệ thống các quy phạm pháp luật, các nguyên tắc pháp lý điều chỉnh quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình khai thác, sử dụng, buôn bán, vận chuyển hay tác động đến các loài động vật nguy cấp, quý hiếm nhằm bảo tồn một cách hiệu quả các loài động vật nguy cấp, quý, hiếm trước nguy cơ tuyệt chủng, do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và đảm bảo thực thi bằng sức mạnh cưỡng chế.

1.4.5.2. Vai trò của pháp luật đối với hoạt động bảo tồn các loài động vật nguy cấp, quý, hiếm hiếm

Một là, pháp luật bảo tồn các loài động vật nguy cấp, quý, hiếm là công cụ hữu hiệu giúp việc bảo tồn diễn ra thuận lợi và hiệu quả hơn.

Hai là, pháp luật trao trách nhiệm cụ thể cho các chủ thể có liên quan trong hoạt động này, từ đó làm cãn cứ pháp lý vững chắc trong việc quy trách nhiệm cho từng chủ thể cụ thể khi sai phạm xảy ra.

Ba là, pháp luật bảo tồn động vật nguy cấp, quý, hiếm góp phần quan trọng trong việc điều chỉnh hành vi của các cá nhân, tổ chức, hộ gia đình (gọi chung là cơng dân) khi tham gia vào các quan hệ môi trường.

Bốn là, hệ thống pháp luật về bảo tồn các loài động vật nguy cấp, quý, hiếm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động bảo tồn, làm cơ sở cho việc truy cứu các trách nhiệm pháp lý và xử lý vi phạm

1.4.5.3. Nội dung điều chỉnh của pháp luật đối với hoạt động bảo tồn các loài động vật nguy cấp, quý, hiếm nguy cấp, quý, hiếm

Pháp luật Việt Nam hiện hành đã thiết lập cơ chế bảo tồn thống nhất các loài nguy cấp, quý, hiếm tại các vườn quốc gia, khu bảo tồn trên phạm vi cả nước. Pháp luật quy định rơ các loài động vật nào được xem là nguy cấp, quý, hiếm để ýu tiên áp dụng các cơ chế bảo tồn nghiêm ngặt, bảo vệ tối đa mọi sự tác động tiêu cực đến các loài này.Đáp ứng các yêu cầu đặt ra về việc truy xuất nguồn gốc của các loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhằm nắm bắt rơ tình hình cụ thể về số lượng cá thể lồi đang tồn tại ở một khu vực, địa phương để có những giải pháp, phương pháp bảo tồn phù hợp và hiệu quả; yêu cầu về việc giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình xuất, nhập khẩu các lồi động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhằm hạn chế tối đa sự tác động tiêu cực đến sự sống của các lồi; đáp ứng tính điều hịa hợp lý nhu cầu từ thị trường về các sản phẩm từ các loài động vật hoang dã, các loài nguy cấp, quý, hiếm, đảm bảo.

Chính phủ ban hành Nghị định số 6/2019/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 nãm 2019 vềquản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước vềbuôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.

Nghị định này quy định Danh mục các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; chế độ quản lý, bảo vệ, trình tự, thủ tục khai thác các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; nuôi động vật rừng thông thường; thực thi

Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) tại Việt Nam.

Trong đó, Nghị định quy định hoạt động sãn, bắn, bắt, khai thác, nuôi, nhốt, giết, tàng trữ, chế biến, vận chuyển, bn bán các lồi thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm không được ảnh hưởng tiêu cực đến sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển của lồi đó trong tự nhiên.

Mọi hoạt động sãn, bắn, bắt, khai thác, nuôi, nhốt, giết, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán, chế biến, quảng cáo, trýng bày, xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm phải được quản lý, đảm bảo nguồn gốc hợp pháp.Khu vực sinh cảnh sống thường xuyên, tập trung của các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm được nghiên cứu làm cơ sở để thành lập các khu rừng

đặc dụng.Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có hoạt động sản xuất, xây dựng cơng trình, điều tra, thâm dị, nghiên cứu, tham quan, du lịch và các hoạt động khác trong các diện tích rừng có thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm phải thực hiện các quy định tại Nghị định này và quy định pháp luật khác có liên quan.

Ví dụ: Nhiều nãm trở lại đây, việc bảo vệ động vật hoang dã đã được các cơ quan quản lý

Nhà nước, các tổ chức của chính phủ, các tổ chức phi chính chủ và cộng đồng đặt mối quan tâm lớn để chung tay bảo vệ. Từ hệ thống chính sách, pháp luật của Nhà nước có nhiều thay đổi tích cực cho đến nhận thức của cộng đồng và hoạt động triển khai thực hiện bảo vệ động vật hoang dã của các cơ quan quản lý Nhà nước đã đạt được hiệu quả rơ rệt.

Việt Nam đã tham gia vào mạng lưới thực thi pháp luật bảo vệ động thực vật hoang dã (ASEAN-WEN). Việc tham gia vào mạng lưới này tạo điều kiện cho sựphối hợp có hiệu quả, xây dựng cơ chế trao đổi, chia sẻ thông tin và kinh nghiệm chuyên môn giữa các quốc gia trong khu vực; phối hợp đấu tranh chống nạn bn bán trái phép xun quốc gia các lồi động vật hoang dã. Gần đây nhất, ngày 21-22/3/2019, phái đồn của Bộ Nơng nghiệp & Phát triển nơng thơn đã tham dự cuộc họp cấp Bộ trưởng ASEAN vềchống buôn bán động vật, thực vật hoang dã tổ chức tại Chiangmai – Thái Lan.

Đối với hoạt động phịng chống bn bán động vật hoang dã trái phép trong nước, mạng lưới thực thi pháp luật về động thực vật hoang dã Việt Nam (Viet Nam WEN) đã được thành lập , một cơ chế của Chính phủ Việt Nam bao gồm 13 cơ quan thực thi pháp luật là thành viên. Viet Nam WEN với nhiệm vụ chính là tãng cường các hoạt động hỗ

trợ, phối hợp giữa các cơ quan chức nãng trong nước với các nước trong khu vực và quốc tế nhằm mục đích đấu tranh, ngãn chặn các tội phạm sãn bắn, buôn bán, vận chuyển, nuôi nhốt trái phép và các hoạt động trái pháp luật khác đểbảo vệ các loài động, thực vật hoang dã. Trong mạng lưới Viet Nam WEN, kiểm lâm là một trong những lực lượng tuyến đầu nịng cốt trong cơng tác đấu tranh chống bn bán trái phép đọng vật hoang dã.

Lực lượng Kiểm lâm thuộc cơ quan quản lý Nhà nước thực hiện chức nãng, nhiệm vụ đảm bảo chấp hành pháp luật về lâm nghiệp; bảo tồn tài nguyên đa dạng sinh học rừng. Với nhiệm vụ cụ thể là kiểm tra, xác minh, xác nhận nguồn gốc lâm sản; kiểm tra việc khai thác, vận chuyển, chế biến, mua bán, gây ni, trồng cấy các lồi động vật rừng, thực vật rừng theo quy định của pháp luật.

Trong những nãm qua, lực lượng Kiểm lâm từ cấp trung ương đến các địa phương đã tích cực tham gia phối hợp với các lực lượng chức nãng trong việc kiểm tra, phát hiện, xử lý vi phạm đối với hoạt động buôn bán, sãn bắt, nuôi cấy nhân tạo trái phép động vật hoang dã. Đã cứu hộ thành cơng và chuyển giao bảo tồn hàng nghìn cá thểđộng vật hoang dã nhý: khỉ vàng, khỉ mặt đỏ, tê tê Java, rắn hổ mang chúa, rùa núi vàng… Tính từ 1/1/2018 – 31/5/2019, lực lượng kiểm lâm toàn quốc bắt giữ và xử lý 560 vụ vi phạm chế độ quản lý, bảo vệ động vật rừng. Trong đó, lập hồ sơ xử lý hình sự 41 vụ với vật chứng tịch thu 945 cá thể và 15.761,92 kg động vật rừng các loại. Lập hồ sơ xử lý hành chính 519 vụ; tịch thu 6.151 cá thể và 11.196,92 kg động vật rừng các loại. Tổng số tiền tịch phạt hành chính hơn 4,2 tỷ đồng. Bên cạnh đó, trong q trình đảm bảo chấp hành pháp luật về bảo vệ ĐVHD, lực lượng kiểm lâm phải đối mặt với khơng ít khó khãn, thách thức.

Một phần của tài liệu Pháp luật tài nguyên rừng và tài nguyên thủy sản (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)