Đại lý bán hàng là bên chịu rủi ro đối với hàng hóa do bên giao đại lý giao trong thời gian hàng hóa chịu sự quản lý của mình.

Một phần của tài liệu Ôn tập pháp luật hoạt động thương mại (Trang 100 - 101)

giao trong thời gian hàng hóa chịu sự quản lý của mình.

Sai, căn cứ vào điều 170 thì bên giao đại lý mới là chủ sở hữu đối với hàng hóa hoặc tiền giao cho bên đại lý. Điều này có nghĩa là cho dù hàng hóa do bên đại lý bán ra nhưng thực chất chủ sở hữu của hàng hóa vẫn là bên giao đại lý, nên bên giao đại lý phải chịu rủi ro. (Tuy nhiên, khoản 5, Điều 175, Luật thương

mại 2005 quy định về nghĩa vụ của bên đại lý có ghi nhận bên đại lý có nghĩa

vụ phải bảo quản hàng hóa sau khi nhận đối với đại lý bán hoặc trước khi giao đối với đại lý mua, trường hợp bên đại lý có lỗi thì vẫn phải liên đới chịu trách nhiệm đối với chất lượng hàng hóa của đại lý mua bán hàng hóa.)

Ví dụ: cơng ty TNHH ký hợp đồng đại lý mua bán hàng hóa với cơng ty A.

Theo đó, sẽ nhân danh bên giao đại lý bán sản phẩm sữa chua do công ty A sản xuất và hưởng thù lao đại lý theo hợp đồng. Việc buôn bán diễn ra rất tốt đẹp cho đến tháng 1/2021 thì phát sinh sự cố. Một khách hàng quen của đại lý chúng tôi sau khi ăn sữa chua của cơng ty A thì bị ngộ độc. Trong trường hợp trên, cho dù hàng hóa do bên đại lý bán ra nhưng thực chất chủ sở hữu của

hàng hóa vẫn là bên giao đại lý, công ty A tuy đã giao sữa chua cho cửa hàng bạn bán ra nhưng chủ sỡ hữu đối với số sữa chua ấy vẫn thuộc về cơng ty A, họ

có đầy đủ quyền và nghĩa vụ của một chủ sở hữu đối với hàng hóa giao cho bên đại lý, vì vậy cho nên mới kéo theo một nghĩa vụ được quy định ở Điều 173,

Luật thương mại 2005 là trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên giao đại lý sẽ

có nghĩa vụ: ”chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa của đại lý mua bán

hàng hóa, chất lượng dịch vụ của đại lý cung ứng dịch vụ”.

Một phần của tài liệu Ôn tập pháp luật hoạt động thương mại (Trang 100 - 101)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(148 trang)
w