Tình hình hoạt động huy động vốn

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam theo mô hình Camels (Trang 33 - 37)

2.1. Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng

2.1.2.1. Tình hình hoạt động huy động vốn

Trong giai đoạn từ 2008-2013, có sự gia tăng nhiều qua các năm. Tốc độ tăng bình quân trong giai đoạn này đạt 16,12% , cao nhất là năm 2013, huy động vốn đạt mức 334.259 tỷ đồng và năm 2012 đạt 303.9 tỷ đồng.

700 600 500 400 300 200 100 0 NĂM 2011 NĂM 2012 NĂM 2013

Biểu đồ 2.4: Tổng vốn huy động của một số NHTM năm 2011-2013

(Đvt: nghìn tỷ đồng)

(Nguồn: Bao cao thường niên của cac NHTM năm 2011-2013)

Nhìn chung, hoạt động huy động vốn của các NHTM có vốn sở hữu Nhà nƣớc cao hơn so với các NHTM cổ phần khác. Trong đó, Agribank có lƣợng vốn huy động nhiều nhất. Sau đó là Vietinbank, BIDV, Vietcombank xếp thứ 4 (xếp theo thứ tự tổng vốn huy động năm 2013). Thị phần vốn huy động của Vietcombank trong tổng hệ thống ngân hàng bình quân giai đoạn chiếm 12,1% (trong đó cao nhất là năm 2011 với 14% và thấp nhất là năm 2012 với 9,6%).

Về hoạt động huy động vốn từ tổ chức kinh tế và dân cư

Tình hình huy động vốn của Vietcombank trong giai đoạn 2008-2012 đƣợc đánh giá khá tốt, trong đó, vốn huy động từ các tổ chức kinh tế và từ dân cƣ có sự chuyển biến rõ nét qua các năm. Huy động vốn từ các tổ chức kinh tế tăng đều qua các năm, trong khi huy động vốn từ dân cƣ tăng từ năm 2008-2012, nhƣng giảm năm 2013. Nguyên nhân xuất phát từ lãi suất tiết kiệm đối với dân cƣ điều chỉnh giảm nhiều lần từ cuối năm 2012 đến năm 2013, do quy định lãi suất trần giảm của NHNN và do cân đối nhu cầu thu hút vốn từ dân cƣ của Vietcombank.

Trong khi tốc độ gia tăng vốn huy động từ các tổ chức kinh tế là 13,72%, vốn huy động từ khu vực dân cƣ tăng trung bình 25,2%. Điều này cho thấy vốn huy động từ khu vực dân cƣ có xu hƣớng tăng nhanh hơn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế xã hội.

400 350 300 250 200 150 100 50 0 Tổng HDV HDV từ TCKT HDV từ dân cư

Năm 2008Năm 2009Năm 2010Năm 2011Năm 2012Năm 2013

Biểu đồ 2.5: Huy động vốn từ TCKT và dân cƣ của Vietcombank năm 2008-2013

(Đvt: nghìn tỷ đồng)

(Nguồn: Bao cao tài chính của Vietcombank năm 2008-2013)

Từ sau khi cổ phần hóa, đặc biệt là từ giai đoạn 2011 trở đi, với áp lực cạnh tranh trên thị trƣờng ngân hàng, Vietcombank đã cải thiện chính sách sản phẩm bán lẻ, nhằm thu hút nhiều hơn các khách hàng cá nhân. Nhiều sản phẩm huy động vốn đƣợc đƣa ra đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Các gói sản phẩm đa dạng, bao gồm: tiết kiệm trả trƣớc, tiết kiệm lãnh lãi định kỳ, tiết kiệm rút gốc từng phần, tiết kiệm tự động, tiết kiệm online… Các tính năng của sản phẩm cơ bản đáp ứng đƣợc nhu cầu thị trƣờng, từ đối tƣợng khách hàng cá nhân đến khách hàng doanh nghiệp với lãi suất cạnh tranh trên thị trƣờng.

Thực tế, Vietcombank đang dần chuyển đổi mơ hình hoạt động để ngày càng đạt đƣợc thị phần trong nƣớc bền vững, củng cố và mở rộng thêm các khách hàng sẵn có, đạt đƣợc thị phần lớn trên thị trƣờng ngân hàng cạnh tranh nhƣ hiện nay. Với định hƣớng trở thành tập đồn tài chính đa năng, dẫn đầu ngành ngân hàng về mảng bán bn và bán lẻ, Vietcombank đã có nhiều cải cách hƣớng đi nhằm đáp ứng đƣợc định hƣớng này.

Theo Báo cáo phân tích của chứng khốn Rồng Việt năm 2014, chi phí huy động vốn bình qn trong tháng 9/2013 của Vietcombank vào khoản 6,2% thấp hơn mức bình quân 7,6% của năm 2012. So với các NHTM có quy mơ lớn khác trên thị

100% 80% 60% USD VND 40% 20% 0%

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

trƣờng, báo cáo cũng cho thấy đƣợc chi phí huy động vốn của Vietcombank thấp nhất liên tục trong 2 năm 2011 và 2012.

Bảng 2.1: Chi phí huy động vốn bình qn của một số NHTM năm 2011-2012

(Đvt: phần trăm)

(Nguồn: Bao cao chứng khoan Rồng Việt năm 2012)

Ngoài ra, tỷ trọng tiền gửi thanh toán trong tổng tiền gửi khách hàng của Vietcombank so với các ngân hàng khác cao hơn. Điều này cho thấy khách hàng ƣa chuộng các hình thức thanh tốn của Vietcombank. Nguyên nhân này có thể xuất phát từ nhiều yếu tố, trong đó có thể xét đến là hệ thống chuyển tiền chuyên nghiệp, tốc độ chuyển tiền nhanh, thời gian chuyển tiền giữa các ngân hàng có thể khơng phụ thuộc vào thời gian điện tử qua Ngân hàng Nhà nƣớc mà theo kênh bù trừ giữa các ngân hàng với Vietcombank.

Về tỷ trọng huy động vốn theo loại tiền

Biểu đồ 2.6: Tỷ trọng huy động VND và USD của Vietcombank năm 2008- 2012

(Đvt: phần trăm)

(Nguồn: Bao cao tài chính của Vietcombank năm 2008-2013)

Huy động vốn của Vietcombank đa số là VND, chiếm bình quân hơn 60% trong tổng nguồn vốn huy động. Đồng Đôla Mỹ cũng đƣợc khách hàng ƣa chuộng

gửi tiết kiệm, tuy nhiên so với tiết kiệm vãng lai lãnh lãi thì chủ yếu lƣợng USD huy động đƣợc phục vụ trong thanh tốn quốc tế (bình qn hơn 70%).

Về tỷ trọng huy động vốn theo kỳ hạn

Đa số lƣợng vốn huy động tiết kiệm đều có kỳ hạn 12 tháng, bình qn giai đoạn 2008-2013 khoảng 60,3%. Tiết kiệm trên 12 tháng đa số là các đối tƣợng khách vãng lai nƣớc ngồi (cá nhân cƣ trú), bình qn 27,7%, cịn lại là tiết kiệm khơng kỳ hạn.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam theo mô hình Camels (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(79 trang)
w