Hệ số Beta (β) đo lƣờng mức độ rủi ro hệ thống, thể hiện mối quan hệ giữa mức độ rủi ro của một tài sản riêng lẻ so với mức độ rủi ro tài sản của toàn thị trƣờng. Hệ số Beta ngành chỉ ra rằng nếu một ngành có beta nhỏ hơn 1 nghĩa là mức độ rủi ro của ngành nhỏ hơn mức độ rủi ro của thị trƣờng. Ngƣợc lại, hệ số beta ngành lớn hơn 1 cho biết mức độ rủi ro của ngành đó lớn hơn mức độ rủi ro của thị trƣờng. Xem xét hệ số beta của Vietcombank qua các năm nhằm đánh giá đƣợc mức độ rủi ro của cổ phiếu Vietcombank so với mức độ rủi ro thị trƣờng. Nếu hệ số Beta lớn hơn 1, chứng tỏ mức độ rủi ro của cổ phiếu Vietcombank lớn hơn mức độ rủi ro thị trƣờng và ngƣợc lại.
Theo Báo cáo phân tích chứng khoán của Vietinbank thực hiện năm 2009 (trang tin điện tử investor.vietinbank.vn), hệ số Beta của Vietcombank năm 2009 đạt 1.22%, đến năm 2013 đạt 1.3 (theo tổng hợp từ Báo cáo của cơng ty cổ phần chứng khốn Rồng Việt- Rong Viet Securities ngành tài chính cập nhật 30/12/2013). Hệ số này của Vietcombank qua các năm chênh lệch không nhiều, nằm trong khoảng 1.2- 1.3%. Điều này cho thấy mức độ rủi ro và mức sinh lời của cổ phiếu Vietcombank cao hơn thị trƣờng từ 20-30%.
Xét về cách thức ứng phó với các rủi ro thị trƣờng, Vietcombank ln kịp thời ứng biến với những diễn biến trên thị trƣờng, đặc biệt là những diễn biến tƣơng đối
phức tạp trong tình hình kinh tế suy thối nhƣ hiện nay. Cụ thể, về tín dụng: tăng cƣờng quản lý, đo lƣờng, giám sát tín dụng nhằm đƣa ra những kết quả đúng đắn, tránh tình trạng nợ xấu, nợ dƣới tiêu chuẩn xảy ra nhất là trong giai đoạn nợ xấu ngày càng tăng do nhiều doanh nghiệp phá sản, mất khả năng chi trả do chịu ảnh hƣởng kinh tế suy thoái.
Về rủi ro thanh khoản: Vietcombank luôn đảm bảo tỷ lệ dự trữ bắt buộc theo quy định của NHNN, giữ tỷ lệ thanh toán nhanh đủ đáp ứng đƣợc nhu cầu của thị trƣờng trong hoạt động giao dịch hàng ngày, tỷ lệ an tồn vốn CAR cũng ln đƣợc quan tâm theo dõi. Về rủi ro hoạt động, Vietcombank ngày càng hoàn thiện nhằm khắc phục các rủi ro tiềm ẩn trong quy trình hoạt động, cải tiến về chất lƣợng và hạn chế rủi ro tác nghiệp trong quá trình vận hành.
Về rủi ro lãi suất, thông qua cơ chế mua bán vốn nội bộ FTP qua Hội sở chính, giúp quản lý và điều tiết lƣợng vốn giữa các chi nhánh, kịp thời đáp ứng đƣợc nhu cầu mang tính đặc thù riêng của từng chi nhánh nhằm mang lại lợi nhuận tối đa cho chi nhánh nói riêng và cả hệ thống nói chung.