Có ơng tăng thuyết pháp rất lưu lốt nhưng giới hạnh rất bê bối. Những người nghe pháp thì rất nể trọng pháp sư còn những người thấy đời sống của ơng thì khơng thể nào chịu phục.
Được hỏi về con người thật của vị pháp sư, thiền sư nói: - Con người thật nhập Niết bàn rồi.
Lời góp ý:
Khi cịn vơ minh ái dục thì mỗi người đều có hai bộ mặt, đó là con người thật và con người giả. Con người giả chính là vọng ngã, thủ đắc bởi những yếu tố ngoại lai như ý niệm, tư tưởng, quan niệm, tình cảm từ mơi trường sống: hồn cảnh xã hội, trường học, gia đình, bè bạn,... Những tập tính hay tập khí đó được huấn tập dần dần cho đến khi mình trở thành... một kẻ lạ mặt (từ của Albert Camus), càng ngày càng xa rời tự tánh, càng xa lạ với con người thật.
Con người giả cũng không phải đơn thuần, anh ta vơ cùng đa diện: khi thì anh, khi thì em, khi thì cha, khi thì chú, khi vui lúc giận chẳng chút giống nhau. Vì vậy anh ta ln ln tự mâu thuẫn với chính mình cả tri thức lẫn tình cảm, cả hành động lẫn lý thuyết. Vì vậy chẳng có gì ngạc nhiên khi anh ta nói một đường làm một nẻo. Thực ra ai mà chẳng thế khi mình cịn đa mang những con người xa lạ.
Cịn con người thật ở đâu? Sư nói: “Con người thật nhập Niết bàn
rồi”. Câu này hàm ý hai nghĩa:
1) Con người thật đã (bị con người giả giết) chết rồi. Ý nói anh ta chỉ là con người giả chứ làm gì cịn có con người thật.
2) Con người đích thực chính là bản lai diện mục, chân như tự tánh, mà chân như tự tánh thì lúc nào lại chẳng ở nơi Niết bàn.
---o0o---
30. VƠ THƯỜNG
Một chú tiểu đang tưới phong lan, có người khách hỏi:
- Chú đã biết đời là vơ thường sao cịn trồng làm gì thứ vơ thường tạm bợ ấy?
Chú tiểu nói:
- Nhưng nếu chúng mà thường thì tơi cịn trồng làm gì nữa?
Lời góp ý:
Khi nghe Đức Phật dạy “Sabbe Sankhàrà aniccà’ti” (tất cả hữu vi là vô thường), người ta nghĩ rằng một khi mọi hiện tướng đều biến đổi khơng ngừng thì cần phải dẹp bỏ hết đi để tìm cái gì thường cịn bất biến. Đó là một hiểu lầm to lớn. Thấy vơ thường chính là để đừng rơi vào ảo tưởng thường cịn. Ví dụ khi ta thấy đúng thực chất một đóa hoa có nở có tàn thì ta khơng cịn bị ảo tưởng của dục vọng ước mong đóa hoa cịn mãi để rồi rước lấy thất vọng khổ sầu. Cái khổ phát xuất từ nguyên nhân thấy sai chứ không phải ở bản chất vô thường của hữu vi pháp.
Lại nữa, thật ra “hữu vi pháp” hoặc “các hành” ám chỉ tâm sinh diệt của chúng sanh hơn là các ngoại tướng (sắc, thanh, hương, vị, xúc). Chính tâm sinh diệt này tác thành bản ngã, tư tưởng, không gian, thời gian và đau khổ. Cũng vậy, khi nói “vơ vi, vơ sinh diệt” là nói tâm khơng đơng, khơng thối chuyển hoặc tâm không sinh ngã pháp, chứ khơng phải là thường tồn vĩnh cửu.
Vì ngộ nhận tai hại như thế nên người ta toan lìa bỏ thế gian vơ thường tạm bợ để đi tìm thế giới thường hằng vĩnh cửu. Đó là “hướng ngoại cầu
huyền” nên Ngài Huệ Năng một phen phải xác định:
“Phật Pháp tại thế gian
Bất ly thế gian giác, Ly thế mích bồ đề
Cáp như tầm thố giác”.
Người giác ngộ được bản chất vơ thường của hữu vi pháp, có thể ung dung chơi trị chơi “như huyễn hạnh” để chỉ cho kẻ mê thấy đời là hư huyễn.
---o0o---