5.4.1. Khái niệm
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh cần phải có 3 yếu tố cơ bản, đó là tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động, trong đó sức lao động là yếu tố quan trọng có tính chất quyết định của quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Sức lao động là hoạt động chân tay và hoạt động trí óc của con người nhằm biến đổi các vật thể tự nhiên thành các vật phẩm cần thiết để thỏa mãn nhu
cầu của xã hội ; là điều kiện đầu tiên, cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của xã hội. Xã hội càng phát triển, tính chất quyết định của lao động con người đối với quá trình tạo ra của cải vật chất cho xã hội càng biểu hiện rõ rệt. Tiền lương là một phạm trù kinh tế gắn liền với lao động, tiền tệ và nền sản xuất hàng hóa.
Theo quan điểm kinh tế, tiền lương là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ sản phẩm xã hội mà người lao động được sử dụng để bù đắp hao phí lao động của mình trong quá trình sản xuất nhằm tái sản xuất sức lao động.
Đối với người lao động, tiền lương là một khoản thu nhập mà doanh nghiệp tạo điều kiện cho người lao động được sinh sống, sinh hoạt, tái sản xuất và phát triển về mọi mặt về vật chất và tinh thần trong đời sống gia đình và xã hội. Nếu gọi sức lao động là hàng hóa thì tiền lương chính là giá cả của hàng hóa sức lao động. Nói cách khác, tiền lương chính là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về mức độ trả công đối với một công việc cụ thể được thực hiện trong những điều kiện làm việc nhất định.
Đối với doanh nghiệp, tiền lương phải trả cho người lao động là một bộ phận chi phí cấu thành nên giá trị sản phẩm do lao động tạo ra. Tùy theo cơ chế quản lý mà tiền lương có thể được xác định là một bộ phận của chi phí sản xuất kinh doanh cấu thành nên giá thành sản phẩm hay được xác định là một bộ phận của thu nhập kết quả tài chính cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp. Ngoài tiền lương mà người lao động được hưởng theo số lượng và chất lượng lao động của mình, họ cịn được hưởng các khoản tiền thưởng theo quy định của doanh nghiệp như phát huy sáng kiến, thưởng do thi đua, do tăng năng suất lao động....
Gắn liền với tiền lương là các khoản trích theo lương, bao gồm BHXH, BHYT, BHTN và KPCĐ.
Trong trường hợp người lao động tạm thời hay vĩnh viễn mất sức lao động như khi bị ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, hưu trí mất sức... sẽ được hưởng trợ cấp nhằm giảm bớt khó khăn trong cuộc sống, đó là khoản trợ cấp bảo hiểm xã
hội. Để được hưởng khoản trợ cấp này, người sử dụng lao động và người lao động trong quá trình tham gia sản xuất kinh doanh tại đơn vị phải đóng vào quỹ BHXH theo quy định. Quỹ BHXH được hình thành bằng cách trích theo tỷ lệ phần trăm trên tiền lương phải thanh tốn cho cơng nhân để tính vào chi phí sản xuất kinh doanh và khấu trừ vào tiền lương của công nhân. Theo quy định hiện nay, tỷ lệ trích BHXH là 26%, trong đó tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 18% và người lao động phải chịu 8%.
Nhằm xã hội hóa việc khám chữa bệnh, người lao động còn được hưởng chế độ khám chữa bệnh không mất tiền bao gồm các khoản chi về viện phí, thuốc men... khi bị ốm đau. Điều kiện để người lao động khám chữa bệnh không mất tiền là họ phải có thẻ bảo hiểm y tế. Thẻ BHYT được mua từ tiền trích quỹ BHYT. Quỹ BHYT là quỹ dùng để đài thọ người lao động có tham gia đóng góp quỹ trong các hoạt động khám chữa bệnh. Theo quy định hiện nay, BHYT được trích theo tỷ lệ 4,5% trên lương của người lao động, trong đó 3% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và 1,5% khấu trừ vào tiền lương của người lao động.
Ngoài ra để phục vụ cho hoạt động của tổ chức cơng đồn được thành lập theo luật cơng đồn, doanh nghiệp phải trích lập quỹ kinh phí cơng đồn. KPCĐ là khoản tiền để duy trì hoạt động của các tổ chức cơng đồn đơn vị và cơng đồn cấp trên. Các tổ chức này hoạt động nhằm bảo vệ quyền lợi và nâng cao đời sống của người lao động. Quỹ này được hình thành bằng cách trích theo tỷ lệ 2% trên tiền lương phải trả cho người lao động và tồn bộ khoản này sẽ được tính vào chi phí của doanh nghiệp.
Trong trường hợp người lao động bị thất nghiệp, doanh nghiệp bắt buộc phải chi trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động nhằm đảm bảo cuộc sống cho họ trong thời gian tìm việc làm mới theo quy định. Người thất nghiệp được hưởng bảo hiểm thất nghiệp khi có đủ các điều kiện: đã đóng bảo hiểm thất nghiệp đủ mười hai tháng trở lên trong thời gian hai mươi bốn tháng trước khi thất nghiệp; đã đăng ký thất nghiệp với tổ chức bảo hiểm xã hội;
Theo quy định hiện nay, BHTN được trích theo tỷ lệ là 2%, trong đó người lao động chịu 1% và DN chịu 1% tính vào chi phí.
Tóm lại, việc ghi nhận khoản phải trả người lao động là cần thiết nhằm xác lập nghĩa vụ thanh toán của doanh nghiệp tại ngày lập BCĐKT và phản ánh đầy đủ chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh trong kỳ kế toán tạo ra doanh thu. Tổng cộng các khoản đóng góp trích theo lương là 34,5%, trong đó doanh nghiệp sẽ chịu một phần - đưa vào chi phí SXKD trong kỳ là 24%, phần cịn lại (10,5%) do người lao động chịu sẽ trừ vào lương của cán bộ công nhân viên trong DN.
Tiền lương trả cho người lao động phải dựa trên nguyên tắc phân phối theo lao động, trả lương theo số lượng và chất lượng lao động. Việc trả lương cho người lao động theo số lượng và chất lượng có ý nghĩa trong việc động viên, khuyến khích người lao động phát huy tinh thần làm việc, thúc đẩy họ hăng say lao động, sang tạo, nâng cao năng suất lao động nhằm tạo ra nhiều của cải vật chất cho xã hội; nâng cao tinh thần, vật chất của mỗi thành viên trong xã hội. Hiện nay, có nhiều hình thức trả lương khác nhau, tuy nhiên trên thực tế có hai hình thức trả lương phổ biến, đó là trả lương theo thời gian và trả lương theo sản phẩm.
Trả lương theo thời gian là hình thức trả lương dựa trên thời gian làm việc, cấp bậc công việc và thang lương của người lao động. Tiền lương tính theo thời gian có thể thực hiện tính theo tháng, ngày, giờ làm việc của người lao động tùy thuộc theo yêu cầu và trình độ quản lý thời gian lao động của doanh nghiệp. Hình thức này thường áp dụng cho các lao động làm cơng tác văn phịng như hành chính quản trị, tổ chức lao động, thống kê , tài vụ, kế tốn,... Hình thức trả lương theo thời gian có nhiều hạn chế vì tiền lương tính cho người lao động chưa đảm bảo nguyên tắc phân phối theo lao động vì chưa tính đến đầy đủ chất lượng lao động, do đó chưa phát huy đầy đủ chức năng đòn bẩy kinh tế của tiền lương trong việc kích thích sự phát triển của sản xuất, chưa phát huy hết khả năng sẵn có của người lao động. Do vậy, chỉ những trường hợp chưa đủ điều kiện thực hiện trả lương theo sản phẩm thì mới áp dụng hình thức trả lương này.
Trả lương theo sản phẩm là hình thức trả lương tính theo kết quả lao động, khối lượng sản phẩm, công việc và lao vụ đã hoàn thành, đảm bảo đúng tiêu chuẩn, kỹ thuật, chất lượng đã quy định và đơn giá tiền lương tính cho một đơn vị sản phẩm, cơng việc, lao vụ đó. Như vậy, hình thức trả lương theo sản phẩm là hình thức có nhiều ưu điểm, bảo đảm nguyên tắc phân phối theo lao động cho người lao động, quan tâm đến số lượng và chất lượng cơng việc của mình. Trả lương theo sản phẩm phát huy đầy đủ vai trị địn bẩy kinh tế, kích thích sản xuất phát triển, thúc đẩy tăng năng suất lao động, tăng sản phẩm cho xã hội. Tuy nhiên, để hình thức trả lương này có thể áp dụng một cách thuận lợi và phát huy đầy đủ những ưu điểm của mình, doanh nghiệp cần phải có những định mức lao động cụ thể cho từng công việc, từng cấp bậc thợ, vừa có căn cứ kỹ thuật phù hợp với điều kiện lao động cụ thể của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, doanh nghiệp phải xây dựng được chế độ thưởng phạt rõ ràng, xây dựng suất thưởng lũy tiến thích hợp với từng loại sản phẩm, cơng việc lao vụ. Có như vậy, tiền lương trả theo sản phẩm mới đảm bảo tính chính xác, cơng bằng, hợp lý.
Lưu ý: Đối với công nhân sản xuất trực tiếp, doanh nghiệp thường trích trước tiền lương nghỉ phép cho họ. Bởi vì, cơng nhân sản xuất trực tiếp thường nghỉ phép không đều đặn giữa các tháng trong năm, để hạn chế trường hợp giá thành đơn vị sản phẩm giữa các kỳ kế tốn có biến động lớn, kế tốn thường phải sử dụng biện pháp trích trước chi phí.
Mức trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất như sau:
Mức trích trước tiền lương Tiền lương của Tỷ lệ trích trước
= x
nghỉ phép của công nhân sản xuất công nhân SX lương nghỉ phép của công nhân SX
Tỷ lệ trích trước Tổng tiền lương nghỉ phép cả năm của CNSX theo KH
= x 100
lương nghỉ phép Tổng tiền lương cả năm của CNSX theo KH của công nhân SX