CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU
3.2 Kiểm định mô hình
3.2.3 Bàn luận kết quả thực nghiệm và so sánh với các kết quả nghiên cứu
trước đây
3.2.3.1 Ý nghĩa thực nghiệm
Qua kết quả về ý nghĩa thống kê các hệ số tương quan và mức độ chính xác trong dự báo mơ hình, các ý nghĩa thực tế có thể được rút ra như sau:
- Với biến Hưởng chính sách ưu đãi thuế: Giá trị hệ số tương quan (b3) < 0, hàm ý rằng doanh nghiệp được hưởng chính sách ưu đãi thuế TNDN trong năm thì khả năng doanh nghiệp sẽ sử dụng điều chỉnh thu nhập nhằm tăng thuế TNDN phải nộp để được hưởng ưu đãi thuế nhiều nhất.
- Với biến Ghi nhận doanh thu chưa thực hiện, doanh thu theo tiến độ: Giá trị hệ số tương quan (b8) > 0, hàm ý rằng doanh nghiệp có ghi
suất điều chỉnh thu nhập nhằm giảm thuế TNDN phải nộp cao hơn so với doanh nghiệp khơng có ghi nhận.
- Với biến Ghi nhận dự phòng: Giá trị hệ số tương quan (b9) > 0, hàm ý rằng doanh nghiệp càng ghi nhận nhiều khoản dự phịng thì khả năng doanh nghiệp sẽ sử dụng điều chỉnh thu nhập nhằm giảm thuế TNDN thông qua các khoản điều chỉnh này càng lớn.
- Với biến Chi phí thuế TNDN hỗn lại: Giá trị hệ số tương quan (b10) > 0, hàm ý rằng doanh nghiệp có ghi nhận các khoản chi phí thuế TNDN hỗn lại thì xác suất điều chỉnh thu nhập nhằm giảm thuế TNDN cao hơn doanh nghiệp khơng có ghi nhận.
- Ngồi ra do mức độ dự báo chính xác của mơ hình đạt 93,96% nên về mặt ý nghĩa khả thi khi ứng dụng thực tế đạt mức đáng tin cậy cao.
3.2.3.2 So với các kết quả nghiên cứu trước
Mặc dù các nghiên cứu trước đây chưa nghiên cứu đến việc các nhân tố ảnh hưởng đến điều chỉnh thu nhập có hay khơng làm giảm thuế TNDN phải nộp. Tuy nhiên, hành vi điều chỉnh thu nhập nhằm giảm thuế TNDN phải nộp cũng đã bao hàm hành vi điều chỉnh thu nhập, do đó các biến ảnh hưởng đến điều chỉnh thu nhập nhằm giảm thuế TNDN phải nộp thông qua kết quả thực nghiệm trên cũng ảnh hưởng đến hành vi điều chỉnh thu nhập. Theo đó, các biến có ảnh hưởng đến hành vi điều chỉnh thu nhập được xác định tại Việt nam bao gồm:
- Hưởng chính sách ưu đãi thuế có tác động đến hành vi điều chỉnh thu nhập, kết quả này giống như nghiên cứu của Reza Monem (2003); Kevin Holland and Richard H.G. Jackson (2003)
- Ghi nhận doanh thu chưa thực hiện, doanh thu theo tiến độ và ghi nhận dự phòng là các biến liên quan đến chính sách kế tốn, điều đó có nghĩa
các doanh nghiệp sử dụng các chính sách kế tốn nhằm điều chỉnh thu nhập phục vụ các mục tiêu của nhà quản lý, kết quả này giống kết quả nghiên cứu của Ajay Adhikari, Chek Derashid và Hao Zhang (2005); John D. Phillips , Morton Pincus , Sonja O. Rego và Huishan Wan (2004); Wendy Beekes (2003)
- Tại Việt nam, các doanh nghiệp cũng sử dụng chi phí thuế TNDN hoãn lại nhằm điều chỉnh thu nhập và thông qua đó làm giảm thuế TNDN phải nộp, kết quả này tương tự như kết quả nghiên cứu của John D. Phillips, Morton Pincus và Sonja O. Rego (2003);
Như vậy, sự khác biệt duy nhất là các biến liên quan đến Thay đổi CEO, Tỷ lệ sở hữu cổ phần của CEO, Thay đổi thuế suất thuế TNDN, Vốn điều lệ, Lợi nhuận sau thuế và Phát hành chứng khốn là khơng cho các kết quả tương quan như những nghiên cứu trước đây trên thế giới đã chứng minh các biến này có tác động đến điều chỉnh thu nhập.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trong chương này chúng tơi trình bày về quy trình chọn mẫu, thu thập và xử lý số liệu sau đó tiến hành các phân tích tương quan hồi quy và kiểm định mơ hình để có các kết luận về các nhân tố ảnh hưởng đến điều chỉnh thu nhập nhằm giảm thuế TNDN phải nộp. Về quy trình thực hiện chúng tơi trình bày thành 2 bước với Bước 1 nhằm xác định các giá trị cho biến Y và Bước 2 sử dụng để phân tích tương quan, hồi quy giữa biến Y và các biến độc lập X. Do biến phụ thuộc là hành vi điều chỉnh thu nhập nhằm giảm thuế TNDN phải nộp nhận một trong hai giá trị và quan sát được thực hiện theo các công ty theo các năm và sàn chứng khoán nên sẽ tạo thành dữ liệu bảng trong thống kê và mơ hình logit được sử dụng để lượng hóa tương quan và hồi quy giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập.
Các kết quả cho thấy có 4 nhân tố ảnh hưởng đến điều chỉnh thu nhập nhằm giảm thuế thu nhập doanh nghiệp tại các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt nam, các phát hiện này sẽ làm cơ sở cho việc đề xuất các khuyến nghị trong Chương 4 tiếp theo.
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ CÁC KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH