Kết luận chương 2

Một phần của tài liệu Phân tích ảnh hưởng của bể nước đến mức độ giảm chấn của nhà cao tầng chịu động đất (Trang 97 - 99)

6. Cấu trúc của Luận án

2.9. Kết luận chương 2

Nội dung chương 2 đã nghiên cứu cơ chế làm việc của hệ giảm chấn chất lỏng, cơ sở lý thuyết phân tích cho hệ bể chứa chất lỏng. Nghiên cứu các dạng mơ hình điển hình áp dụng phân tích bể chứa chất lỏng. Các phương pháp phân tích bể chứa chất lỏng. Thơng qua phân tích ưu, nhược điểm của từng phương pháp khi áp dụng phân tích cho bể chứa chất lỏng, Luận án đề xuất sử dụng phương pháp phần tử hữu hạn kết hợp mơ hình đề xuất của bể chứa, để phân tích cho các trường hợp nghiên cứu về bể chứa chất lỏng, và ảnh hưởng của bể chứa đến kết cấu chịu tác dụng của động đất. Cụ thể sử dụng phần mềm ANSYS APDL để mơ phỏng số dịng chất lỏng trong bể chứa thơng qua các

phần tử chất lỏng được tích hợp trong phần mềm. Đây cũng là tính năng riêng biệt của phần mềm ANSYS so với các phần mềm khác để có thể mơ phỏng đúng bản chất hoạt động của dòng chất lỏng bên trong bể chứa.

Đồng thời để kiểm chứng độ tin cậy của phương pháp phần tử hữu hạn tính tốn cho mơ hình đề xuất tương ứng, nội dung chương đã nghiên cứu kiểm chứng qua so sánh với kết quả nghiên cứu mơ hình thí nghiệm của tác giả Luboya, và kết quả nghiên cứu theo mơ hình đề xuất của Houner và Haroun. Cụ thể kết quả thu được như sau:

- Khi kiểm chứng với mơ hình thí nghiệm của Luboya kết quả so sánh được biểu diễn thông qua giá trị tần số dao động riêng của mô hình và giá trị biên độ của phổ gia tốc tại đỉnh cơng trình. Kết quả cho thấy sự tương đồng cả về mặt quy luật biến thiên và giá trị của tần số dao động riêng cũng như giá trị phổ gia tốc tại đỉnh cơng trình.

- Khi kiểm chứng với mơ hình đề xuất của Houner và Haroun kết quả nghiên cứu xác định được thông qua giá trị lực cắt đáy xác định theo phương pháp PTHH là 1.19E4 (N) nằm trong khoảng giá trị của lực cắt đáy xác định theo phương pháp giải tích là 0.529E4 ÷1.97E4 (N). Và Giá trị tần số dao động đầu tiên của sóng nước trong bể giữa phương pháp PTHH và phương pháp giải tích của H. Norman Abramson và Housner và Haroun khác nhau 13.46%. Có sự sai khác là do phân tích theo phương pháp PTHH đã xét đến sự dịch chuyển của nước trong bể chứa.

Từ các phân tích trên, đề xuất sử dụng cơng thức giải tích của H. Norman Abramson với mơ hình đề xuất của Housner và Haroun để hỗ trợ cho công tác thiết kế sơ bộ các thơng số bể chứa. Từ đó áp dụng phương pháp PTHH cho mơ hình đề xuất của bể chứa chất lỏng để thực hiện nghiên cứu các thông số bể chứa chất lỏng, độ cứng gối liên kết giữa bể và kết cấu, để làm rõ mức độ giảm chấn của bể chứa đến kết cấu khi chịu tác dụng của động đất trong các nội dung ở các chương tiếp theo của Luận án.

CHƯƠNG 3

PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG BỂ NƯỚC ĐẾN MỨC ĐỘ GIẢM CHẤN CHO KẾT CẤU DƯỚI TÁC DỤNG CỦA ĐỘNG ĐẤT

Một phần của tài liệu Phân tích ảnh hưởng của bể nước đến mức độ giảm chấn của nhà cao tầng chịu động đất (Trang 97 - 99)