Thơng qua việc phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của Eximbank và kết quả phân tích hồi quy về mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến năng lực cạnh tranh của ngân hàng này, ta đã thấy được những thế mạnh cũng như những mặt hạn chế ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Eximbank.
2.5.1 Những thế mạnh giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của Eximbank
Hơn 23 năm hoạt động, cùng với chiến lược phát triển bền vững lấy sự đổi mới làm cốt lõi, Eximbank đang không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Đến nay, Eximbank đang là một trong những ngân hàng TMCP có vốn chủ sở hữu lớn nhất Việt Nam với trên 14.600 tỷ đồng, tổng tài sản đạt trên 169.835 tỷ đồng. Với thế mạnh về năng lực tài chính, Eximbank ln bảo đảm tính thanh khoản tốt, mạnh dạn bơm vốn trung, dài hạn cho các dự án đầu tư lớn, không ngừng đưa ra các chương trình tín dụng ưu đãi cho khách hàng doanh nghiệp và cá nhân, giúp khách hàng có đủ điều kiện được tiếp cận nguồn vốn giá rẻ.
Eximbank có đối tác chiến lược SMBC - là tập đồn tài chính hàng đầu trên thế giới. SMBC hỗ trợ Eximbank trong việc xây dựng chiến lược ngân hàng bán lẻ, quản trị điều hành, quản trị rủi ro, phát triển thị phần và các gói hợp tác kỹ thuật. Đồng thời, 17 đối tác chiến lược trong nước sẽ tiếp tục giúp Eximbank phát triển thị phần, hợp tác bán chéo sản phẩm dịch vụ. Các hợp tác liên minh chiến lược này là nền tảng để Eximbank nâng cao sức cạnh tranh, phát triển nhanh và bền vững.
Sự đồn kết, nhất trí cao trong Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát, Ban điều hành trên cơ sở tách bạch chức năng, nhiệm vụ đồng thời phối hợp chặt chẽ với nhau vì lợi ích của ngân hàng, lợi ích cổ đơng là giá trị cốt lõi mang tính quyết định trong cơng tác quản trị, điều hành của Eximbank.
Công tác quản trị rủi ro được tiếp cận và xây dựng theo chuẩn mực và thông lệ quốc tế trên cơ sở phù hợp với điều kiện cụ thể và riêng có trong quản trị điều hành của Eximbank và phù hợp với công tác quản lý điều hành của cơ quan quản lý.
Thế mạnh của Eximbank so với các đối thủ khác còn ở hoạt động tài trợ thương mại dành cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối,... Nhờ sự hợp tác với hơn 870 ngân hàng đại lý trải rộng khắp thị trường quốc tế nên doanh số thanh toán quốc tế, doanh số chi trả kiều hối và chuyển tiền du học qua Eximbank tăng trưởng cao qua các năm. Eximbank hiện là một trong 3 ngân hàng có hoạt động kinh doanh ngoại tệ hiệu quả nhất hiện nay.
Đồng thời, Eximbank đã và đang tiến hành đổi mới mạnh mẽ và khá toàn diện như: nâng cao chất lượng hiệu quả, năng lực cạnh tranh của các sản phẩm dịch vụ, đẩy mạnh việc huy động và quản lý vốn chặt chẽ, mở rộng ngân hàng bán lẻ, hiện đại hóa hoạt động ngân hàng, phát triển thị trường mới trong và ngồi nước, tăng cường kiểm sốt và quản lý hoạt động ngân hàng. Thực tế cho thấy, chính nhờ việc liên tục đổi mới và cập nhật linh hoạt các sản phẩm dịch vụ của mình trên nền tảng công nghệ ngân hàng hiện đại, Eximbank đã đáp ứng ngày càng tốt hơn các nhu cầu đa dạng của khách hàng trong nước và quốc tế.
Năng lực phục vụ khách hàng của nhân viên Eximbank nhìn chung có ấn tượng khá tốt đối với khách hàng. Với đội ngũ cán bộ nhân viên đều ở độ tuổi bản lĩnh có nghiệp vụ chun mơn cao và tâm huyết với nghề, luôn thể hiện phong cách làm việc chuyên nghiệp, sẵn lòng đáp ứng nhu cầu khách hàng mọi lúc, mọi nơi.
Công nghệ thông tin tại Eximbank đã đáp ứng được các yêu cầu nghiệp vụ và đảm bảo được tính bí mật, an tồn cho tồn hệ thống và cho từng nhân viên. Mỗi nhân viên được cấp các mật khẩu để thao tác trên màn hình và hệ thống Korebank nên đảm bảo tính an tồn trong các thao tác. Mới đây, Eximbank đã triển khai công nghệ nhận diện - xác thực giao dịch ngân hàng bằng vân tay nhằm tăng tính bảo mật và tiện lợi đã được nhiều khách hàng đánh giá cao.
Qua phân tích số lượng và trình độ nhân viên của Eximbank, nhận thấy trình độ đại học trở lên chiếm 76%, điều này chứng tỏ Eximbank luôn chú trọng quan tâm đến chất lượng đầu vào nhân viên để đảm bảo được năng lực nhân viên đáp ứng được cơng việc. Bên cạnh đó, tất cả các nhân viên mới của Eximbank luôn được
đào tạo qua lớp sơ cấp tất cả nghiệp vụ ngân hàng, và nếu có lớp học nâng cao Eximbank sẽ cử nhân viên tham gia.
Cùng với đó, dựa trên nền tảng và tiềm lực sẵn có, Eximbank đã trở thành ngân hàng đa năng nằm trong Top các ngân hàng mạnh nhất Việt Nam. Với tầm vóc thương hiệu, Eximbank đã và đang cố gắng đáp ứng được mọi nhu cầu của khách hàng bằng chất lượng và sự đa dạng của các sản phẩm - dịch vụ, thúc đẩy sự hợp tác cùng có lợi. Ngồi ra, Eximbank cũng hướng tới việc xây dựng ngày càng tốt hơn văn hóa doanh nghiệp mang bản sắc cộng đồng, đóng góp nhiều hơn cho nền kinh tế Việt Nam và cộng đồng xã hội.
2.5.2 Những điểm yếu ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Eximbank
Là một ngân hàng nổi trội về mặt tài chính, nhưng Eximbank chưa khai thác tốt nguồn lực mạnh này. Quy mô tài sản chưa tương xứng với quy mô của vốn chủ sở hữu. Đây là hệ quả của việc tăng vốn quá nhanh trong thời gian ngắn, trong khi quy mô tăng trưởng không theo kịp. Hiệu quả sử dụng vốn của Eximbank đang ở mức thấp hơn nhiều so với các NHTM khác, lợi nhuận kinh doanh đang có dấu hiệu lao dốc, nợ xấu lại có dấu hiệu gia tăng, các chỉ tiêu huy động vốn thấp.
Danh mục các sản phẩm dịch vụ chưa được đầy đủ và phong phú, chủ yếu vẫn là các sản phẩm huy động vốn và cho vay truyền thống, các hình thức bán chéo sản phẩm chưa được chú trọng phát triển. Các sản phẩm ngân hàng bán lẻ chưa tạo dựng được thương hiệu riêng, chất lượng dịch vụ còn thấp, sức cạnh tranh yếu. Thị trường thẻ rất tiềm năng, tuy nhiên sản phẩm thẻ của ngân hàng này vẫn cịn hạn chế về mặt tiện ích và ưu đãi, nhân viên bán sản phẩm thẻ cịn ít, quy mơ hệ thống quản lý thẻ còn hạn chế. Các dịch vụ ngân hàng như bảo quản tài sản, tư vấn tài chính, tư vấn đầu tư chưa được triển khai rộng rãi. Vấn đề về giá cả phí dịch vụ, mặc dù Eximbank đã có những chính sách lãi suất ưu đãi nhưng vẫn chưa nổi trội hơn so với các đối thủ cạnh tranh.
Eximbank đã đạt được khơng ít những thành cơng việc nâng cao hình ảnh ngân hàng cũng như kết quả kinh doanh trong những năm gần đây. Tuy nhiên, hạn chế trong quản lý chất lượng dịch vụ của Eximbank là lỗ hổng lớn cần khắc phục.
Cụ thể, Eximbank chưa có Phịng chuyên nghiên cứu phát triển chất lượng sản phẩm dịch vụ ngân hàng; chưa có bộ phận xúc tiến các chương trình quản lý chất lượng theo ISO. Do vậy, mặc dù các bộ phận nghiệp vụ vẫn thực hiện giao dịch theo các quy trình, quy định nội bộ của ngân hàng nhưng vẫn mang tính chất nội bộ, chưa thể hiện theo các quy chuẩn, chuẩn mực nhất định (ISO) dẫn đến tính chuyên nghiệp chưa cao. Bên cạnh đó, Eximbank vẫn chưa bằng các đối thủ về vấn đề thủ tục đơn giản và nhanh chóng, chưa đáp ứng kịp thời các nhu cầu của khách hàng do số lượng nhân viên còn hạn chế.
Eximbank chưa xây dựng được chiến lược quản trị rủi ro tổng thể. Các loại rủi ro được đo lường riêng, quản lý tách biệt mà chưa có sự liên kết, đưa ra cái nhìn tổng quan về cấu trúc rủi ro của ngân hàng. Việc quản lý rủi ro hoạt động ở Eximbank mới dừng lại ở việc báo cáo số lần phát sinh lỗi sai sót trong tác nghiệp, mà chưa nghiên cứu triển khai các công cụ quan trọng khác để xác định và đánh giá rủi ro hoạt động.
Mạng lưới của Eximbank còn mỏng, chỉ chủ yếu tập trung ở các quận trung tâm tại Tp. Hồ Chí Minh và Hà Nội, ít mở tại các tỉnh thành cũng như các khu vực đông dân mà khách hàng thường xuyên cần giao dịch như các khu công nghiệp, siêu thị. Nhằm tiết kiệm chi phí, nên Eximbank chưa chú trọng đầu tư nhiều vào hình thức của các chi nhánh và phòng giao dịch, nên các điểm giao dịch tại ngân hàng này chưa thực sự khang trang và rộng rãi. Mức độ hiện đại và tiện nghi còn hạn chế so với các đối thủ cạnh tranh. Kênh phân phối phi truyền thống chưa được đầu tư và phát triển mạnh. Số lượng máy ATM còn quá mỏng, lại chưa có chế độ lắp đặt máy hợp lý, nơi thì tập trung quá nhiều, nơi thì khơng có đã làm giảm sức hút của Eximbank đối với khách hàng.
Công nghệ của Eximbank chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển dịch vụ tài chính - ngân hàng. Hệ thống Korebank đầu tư từ năm 2003 hiện đang trở nên tụt hậu, sau nhiều lần nâng cấp bổ sung tiện ích nhưng vẫn hay phát sinh lỗi chương trình. Do vậy, với hệ thống ngân hàng lõi này khó có khả năng đáp ứng tốt việc tăng quy mô và khối lượng giao dịch của Eximbank. Hệ thống truy xuất báo cáo phục vụ
công tác nghiệp vụ hàng ngày chưa đáp ứng được u cầu nhanh chóng, chính xác, kịp thời. Người báo cáo phải tốn nhiều thời gian chọn lọc, kết hợp và xử lý nhiều thơng tin để có thể tổng hợp thành báo cáo hồn chỉnh. Hệ thống máy móc thiết bị tại quầy giao dịch chưa được đầu tư đúng mức, do vậy mà các giao dịch chưa được xử lý nhanh, chưa tạo tượng hình tượng chuyên nghiệp trong mắt khách hàng.
Về mảng nhân sự, chính sách tuyển dụng chưa theo kịp tốc độ phát triển qui mô của Eximbank. Từ đó dẫn đến tình trạng tuyển theo mùa vụ, tuyển dưới chuẩn, cán bộ quản lý nhận trách nhiệm khi chưa thực sự đủ lực, khả năng đáp ứng cơng việc cịn hạn chế cũng như rủi ro con người tiềm ẩn. Kế hoạch sử dụng nhân sự chưa hợp lý, đặc biệt là thời gian vừa qua, sau khi tuyển dụng lại sa thải ào ạt, gây nên tâm lý hoang mang cho nhân viên cũng như giảm uy tín của ngân hàng. Chưa thực sự có chương trình đào tạo bài bản, chỉ tập trung đào tạo cho nhân viên mới. Cơ chế đánh giá nhân viên chưa thực sự công bằng, rõ rệt, nhiều chức danh cịn dựa nhiều vào định tính, cảm tính của các cấp quản lý. Do vậy, chưa công nhận kịp thời, đầy đủ cống hiến của nhân viên. Hệ thống đánh giá theo các chỉ số KPIs chưa được áp dụng đồng bộ và hiệu quả. Cơng đồn Eximbank chưa mạnh, chưa khuấy động được tình đồn kết và hợp tác giữa các chi nhánh.
Thương hiệu của Eximbank chưa có sự khác biệt so với các NHTM khác trong nước, công tác quảng bá thương hiệu chưa thật sự đồng bộ, các sản phẩm mới, chương trình khuyến mãi mới chưa được quảng bá rộng rãi trên các phương tiện thơng tin đại chúng. Vì vậy, trong thời gian tới, Eximbank cần đẩy mạnh marketing, phát triển thương hiệu để tạo điểm nhấn trong mắt khách hàng.
2.5.3 Những cơ hội để năng lực cạnh tranh của Eximbank
Việt Nam có dân số hơn 90 triệu người, nhưng chỉ có khoảng 22% trong số đó sở hữu tài khoản ngân hàng. Các dịch vụ ngân hàng với nhiều người dân vẫn cịn xa lạ, đặc biệt ở các vùng nơng thơn. Do vậy Việt Nam vẫn là thị trường tiềm năng về dài hạn để các ngân hàng thương mại khai thác.
Quá trình hội nhập quốc tế dẫn đến việc nền kinh tế Việt Nam không ngừng phát triển. Các doanh nghiệp Việt có nhiều cơ hội tiếp cận với thị trường hàng hóa
quốc tế, đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu. Đồng thời, các nhà đầu tư, các doanh nghiệp nước ngồi cũng có nhiều cơ hội thâm nhập và xuất hàng hóa vào thị trường Việt, nên các dịng chu chuyển vốn thơng qua hệ thống ngân hàng cũng gia tăng.
Sự phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới và Việt Nam đã kéo theo sự phát triển trở lại của hoạt động xuất nhập khẩu, cùng với chính sách kích cầu của Chính phủ, nhiều doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư, đẩy mạnh hoạt động luân chuyển vốn,… là tiền đề cho hệ thống ngân hàng tiếp tục phát triển và là cơ hội để gia tăng tín dụng đầu tư, tín dụng tiêu dùng, phát triển các loại thẻ thanh toán,… đây là cơ hội để Eximbank phát huy thế mạnh của mình.
2.5.4 Những thách thức ảnh hưởng đến Eximbank
Việt Nam gia nhập WTO, đồng nghĩa với việc mở cửa thị trường cho các tập đồn tài chính/ ngân hàng nước ngồi thâm nhập vào Việt Nam. Với nguồn vốn dồi dào, đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm cùng với nền cơng nghệ hiện đại, những định chế tài chính này sẽ gây khơng ít khó khăn cho các Ngân hàng Việt Nam trong tiến trình cạnh tranh và hội nhập.
Một số NHTM cùng vị thế với Eximbank đang có những bước tiến rất mạnh mẽ đe dọa đến vị thế và thị phần Eximbank. Mặc dù đang có ưu thế về vốn chủ sở hữu nhưng khả năng cạnh tranh để nhanh chóng gia tăng thị phần của Eximbank vẫn còn khiêm tốn. Điều này cho thấy Eximbank cần một chiến lược đột phá quyết liệt và toàn diện nếu muốn trở thành NHTMCP hàng đầu trong vòng 5 năm tới.
Các NHTMCP trong và ngoài nước đang phát triển sản phẩm rất mạnh mẽ và đe dọa rất lớn đến thị phần Eximbank. Các ngân hàng này đang tiếp tục đẩy mạnh và xâm nhập nhanh vào lĩnh vực ngân hàng bán lẻ. Hiện tại các ngân hàng nước ngoài đã đồng loạt tung các dịch vụ ngân hàng bán lẻ.
Nguy cơ bị thâu tóm, sáp nhập từ các tập đồn tài chính lớn là rất lớn, nhất là trong tình hình cổ phiếu Eximbank đã niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán.
Với tốc độ phát triển của công nghệ và sự gia nhập ngành của các ngân hàng nước ngồi thì nguy cơ tụt hậu về cơng nghệ là rất lớn.
Eximbank vẫn chưa triển khai các công ty con hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ và đầu tư tài chính, do vậy gánh nặng lợi nhuận đè lên hoạt động kinh doanh ngân hàng thuần túy, hệ quả là tỷ suất sinh lời ngày càng giảm so với các ngân hàng cùng vị thế.
Nguy cơ nguồn nhân lực chất lượng cao vị các đối thủ lôi kéo và sự cạnh tranh trong việc tìm kiếm nguồn nhân lực có chất lượng cao là một vấn đề quan trọng.
Qua phân tích các yếu tố trong mơ hình SWOT cho thấy mặc dù Eximbank có những hạn chế và thách thức nhưng lợi thế và cơ hội là rất lớn. Xét về cơ hội tranh tranh so với các NHTM trong nước, Eximbank đang có lợi thế về vốn chủ sở hữu và thương hiệu. So với các NHTM nước ngồi, Eximbank có nhiều lợi thế về thị trường, thị phần và sự am tường về thị trường Việt Nam.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Chương 2 của Luận văn chủ yếu đi sâu vào phân tích tình hình thực tế về năng lực cạnh tranh của ngân hàng Eximbank thông qua các chỉ tiêu: năng lực tài chính, mạng lưới hoạt động, năng lực quản trị, công nghệ, nguồn nhân lực, sản phẩm và chất lượng dịch vụ, uy tín và thương hiệu ngân hàng. Bên cạnh đó, tác giả cịn phân tính những áp lực cạnh tranh từ môi trường kinh doanh đến Eximbank.
Đồng thời, tác giả thực hiện cuộc khảo sát 300 khách hàng đang giao dịch tại Eximbank về mức độ ảnh hưởng của 8 nhân tố đến NLCT của Eximbank. Qua phân tích hệ số tin cậy Cronbach alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA và phân mô