7. Kết cấu của luận văn
3.1. Định hƣớng hoàn thiện pháp luật về thu hồigiấy chứng nhận quyền sử
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất
Hoàn thiện pháp luật về thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc quản lý đất đai của Nhà nƣớc mang lại ổn định tình hình chính trị xã hội cũng nhƣ góp phần phát triển kinh tế. Trên thực tế, việc thi hành pháp luật về thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất vẫn gặp nhiều khó khăn, thách thức bởi lẽ nhiều ngƣời sử dụng đất nếu thấy việc thu hồi gây bất lợi cho họ thì thƣờng chống đối hậu quả là tranh chấp phát sinh dẫn đến khiếu kiện kéo dài gây khó khăn cho các cơ quan thực thi pháp luật. Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hƣớng dẫn thi hành trong thời gian qua đã có nhiều kết quả khởi sắc góp phần từng bƣớc hồn thiện việc quản lý đất đai trong phạm vi cả nƣớc. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện các quy định pháp luật về thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất vẫn còn một số bất cập hạn chế trong q trình thực hiện. Do đó, trên cơ sở nghiên cứu lý luận cũng nhƣ thực tiễn thực hiện tại huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai nói riêng và ở nƣớc ta nói chung cho thấy cần phải tiếp tục hoàn thiện pháp luật trong thời gian tới trên cơ sở những định hƣớng nhƣ sau:
- Hoàn thiện pháp luật về thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất phải dựa vào quan điểm đƣờng lối của Đảng và Nhà nƣớc về tiếp tục đổi mới chính sách pháp luật đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Định hƣớng của Đảng về chính sách và pháp luật đất đai trong thời kỳ cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nƣớc tại Nghị quyết 19 – NQ/TW - Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng ( Khóa XI) về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh tồn diện cơng cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 nƣớc ta cơ bản trở thành nƣớc công nghiệp theo hƣớng hiện đại trong Nghị quyết nêu rõ cần hoàn chỉnh hệ thống pháp luật, chính sách về đất đai bảo đảm hài hịa các lợi ích của Nhà nƣớc, của ngƣời sử dụng đất, của nhà đầu tƣ, tạo điều kiện thuận lợi để sử dụng có hiệu quả nguồn lực đất đai cho sự phát triển; khắc phục tình trạng lãng phí và tham nhũng đất đai. Nhƣ vậy, quan điểm đƣờng lối của Đảng về việc hoàn thiện pháp luật về đất đai rất rõ ràng do đó khi xây dựng, sửa đổi, bổ sung pháp luật đất đai nói chung và pháp luật về thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất nói riêng phải dựa trên định hƣớng của Đảng nhằm hƣớng tới xây dựng công cuộc đổi mới đất nƣớc trong thời kỳ mới.
- Xây dựng pháp luật về thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất phải đặt trong quan hệ đồng bộ với các chế định của các văn bản quy phạm pháp luật khác nói chung và pháp luật về đất đai nói riêng bởi lẽ các quy định về thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là một nội dung cơ bản của pháp luật đất đai nhƣng có mối quan quan hệ với các văn bản pháp luật khác nhƣ Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, Bộ luật Dân sự.... Vì vậy khi hồn thiện các quy định về thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không tách rời với hoàn thiện các chế định khác của pháp luật về đất đai và các văn bản pháp luật khác thì sẽ đạt đƣợc hiệu quả mong muốn khi thực thi trên thực tế do sự thiếu thống nhất, đồng bộ và tƣơng thích giữa các chế định này.
- Trong trƣờng hợp ngƣời sử dụng đất bị thu hồi đất thì bị thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Luật Đất đai với các luật khác liên quan phải giữ vững nguyên tắc pháp chế và tính nghiêm minh của pháp luật về đất đai tránh việc bị thu hồi đất mà không thu hồi Giấy chứng nhận dẫn đến ngƣời sử
dụng đất tuy bị mất đất nhƣng vẫn còn giấy chứng nhận để mang đi giao dịch dẫn đến khiếu nại, khiếu kiện gây hậu quả bất ổn trong xã hội.
- Thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất phải đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ, công khai, minh bạch trong phạm vi thủ tục hành chính nói chung và thủ tục hành chính về đất đai nói riêng ngay từ khi có căn cứ để thu hồi đến quá trình giải quyết khiếu nại tố cáo đối với Quyết định thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của cơ quan quản lý nhà nƣớc có thẩm quyền đối với đất đai. Đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch trong việc thực hiện pháp luật về thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất vừa nhằm mục đích quản lý đất đai và ổn định xã hội .
- Xây dựng quy định pháp luật về thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất cần hoàn thiện các quy định về trình tự, thủ tục, thẩm quyền và xử lý đối với các trƣờng hợp không thực hiện quy định của pháp luật nhằm đảm bảo tính nghiêm minh, tính tuân trong pháp luật.
- Phải đảm bảo xử lý các hành vi vi phạm pháp luật đất đai nhanh chóng, kịp thời khi có hành vi vi phạm xảy ra tránh những trƣờng hợp để quá lâu hết thời hiệu xử lý hoặc để ngƣời sử dụng đất đã tôn tạo, sử dụng lâu năm và hình thành nhiều tài sản trên đất dẫn đến rất khó thực hiện thu hồi đất và thu hồi thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất. Hiện nay nhiều địa phƣơng có tình trạng vi phạm chính sách pháp luật về đất đai nhƣng không xử lý kịp thời ví dụ tình trạng tự ý chuyển mục đích sử dụng đất trái quy định pháp luật nhƣ xây nhà trên đất nông nghiệp; làm ô nhiễm môi trƣờng đất....nên các quy định pháp luật cần hoàn thiện hƣớng tới trách nhiệm của chính quyền địa phƣơng trong trƣờng trƣờng xử lý không kịp thời các hành vi vi phạm này.
- Tăng cƣờng vai trò của nhân dân trong hoạt động thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất. Trong
hoạt động quản lý đất đai của nhà nƣớc cần có sự tham gia giám sát của nhân dân dựa trên nguyên tắc đất đai thuộc sở hữu toàn dân. Việc thu hồi giấy chứng nhận phải có cơ chế giám sát của nhân dân theo các hình thức khác nhau ví dụ thơng qua cơ quan dân cử đại diện hoặc dƣới sự giám sát trực tiếp của nhân dân có nhƣ vậy mới phát huy đƣợc vai trị làm chủ của nhân dân và đảm bảo sự minh bạch trong quá trình thực hiện quản lý đất đai.