1.1. Khái quát về phá sản, phục hồi và thủ tục phục hồi hoạt động kinhdoanh
1.1.3.2. Đặc điểm của thủ tục phục hồi hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp
khả năng thanh toán nợ
Thứ nhất, về chủ thể: Căn cứ vào vị trí và lợi ích mà các bên hướng tới, các
chủ thể tham gia thủ tục này được chia thành 05 loại sau:
(i) Doanh nghiệp mất khả năng thanh toán nợ: Đây là chủ thể chủ yếu trong thực hiện thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mất khả năng thanh tốn nợ, có nghĩa vụ xây dựng và thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của chính doanh nghiệp mình, qua đó bảo đảm việc thanh toán các khoản nợ đối với chủ nợ. Đồng thời, chủ thể này cũng được hưởng những lợi ích nếu thực hiện tốt phương án phục hồi hoạt động kinh doanh, đó là sự phục hồi, ổn định của chính doanh nghiệp để tiếp tục thực hiện hoạt động kinh doanh theo mục tiêu của mình.
(ii) Chủ nợ: Luật Phá sản quy định chung về “chủ nợ là cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ, bao gồm chủ nợ khơng có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần và chủ nợ có bảo đảm” (khoản 3 Điều 4). Luật cũng đã phân định 03 loại chủ nợ căn cứ theo hình thức bảo đảm khoản nợ, đó là: chủ nợ khơng có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần và chủ nợ có bảo đảm.
(iii) Tồ án tham gia thủ tục này với tư cách là người tiến hành thủ tục phá sản và là chủ thể có thẩm quyền quyết định tiến trình, kết quả thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán.
(iv) Viện kiểm sát nhân dân là chủ thể kiểm sát việc thực hiện thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp với tư cách là cơ quan Nhà nước có thẩm quyển kiểm sát hoạt động tư pháp nói chung, trong đó có hoạt động phá sản doanh nghiệp.
(v) Chủ thể quản lý tài sản, giám sát hoạt động kinh doanh, thanh lý tài sản của doanh nghiệp: Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản. Đây là chủ thể đặc thù trong thực hiện thủ tục phá sản với chức năng giám sát hoạt động của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán; định giá tài sản và bán tài sản của doanh nghiệp trong trường hợp thực hiện việc phá sản doanh nghiệp để thanh toán cho các chủ nợ liên quan. Trong việc thực hiện thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp, quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản tham gia với tư cách là người giám sát hoạt động của doanh nghiệp và giám sát tài sản của doanh nghiệp.
Thứ hai, về lợi ích mà các bên hướng tới:Đây là thủ tục tư pháp với đan xen
nhiều quan hệ pháp luật giữa các nhóm chủ thể với nhau. Các nhóm lợi ích chủ yếu mà các bên hướng tới trong thủ tục này chính là lợi ích kinh tế đối với các chủ thể chủ yếu và thông thường là phi Nhà nước; lợi ích ổn định kinh tế - xã hội đối với các chủ thể nhà nước; thu phí việc thực hiện dịch vụ công.
Đối với doanh nghiệp mất khả năng thanh tốn, đó chính là lợi ích ổn định sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Việc thực hiện thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh nhằm hướng tới việc cải tổ, ổn định sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và giải quyết các khoản nợ, từ đó giúp doanh nghiệp tiếp tục hoạt động, tạo ra lợi nhuận như mục đích kinh doanh của mình.
Đối với các chủ nợ, đó chính là lợi ích được trả các khoản nợ, quyền lợi liên quan. Thủ tục phục hồi này nhằm mục đích tối đa hóa việc trả nợ cho các chủ nợ, thơng qua đó bảo vệ quyền lợi cho các chủ nợ và những người có liên quan. Pháp luật phá sản của các quốc gia đều tạo cơ hội cho chủ nợ can thiệp và điều hành, tái cơ cấu doanh nghiệp mất khả năng thanh tốn nhằm bảo đảm lợi ích về tài sản của chủ nợ được bảo đảm tốt hơn khi doanh nghiệp có điều kiện phục hồi.
Đối với người lao động, đó chính là lợi ích được tiếp tục thực hiện quan hệ lao động, thanh toán các khoản nợ về lương hoặc quyền lợi khác mà doanh nghiệp có nghĩa vụ thanh tốn. Việc thực hiện thủ tục này từ phía người lao động có thể hướng tới mục tiêu như một chủ nợ nếu họ có tư cách chủ nợ hoặc nhằm tạo cơ hội việc làm cho người lao động và bảo đảm các khoản thu nhập.
Đối với các chủ thể khác, đó chính là lợi ích được bảo đảm khi pháp luật được thực hiện nghiêm chỉnh, tạo sự ổn định, phát triển của doanh nghiệp và bảo đảm quyền lợi của các chủ thể liên quan và bảo đảm sự ổn định của nền kinh tế và xã hội.
Thứ ba, về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể:Doanh nghiệp mất khả năng
thanh tốn nợ có nghĩa vụ xây dựng và tổ chức thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh sau khi được Hội nghị chủ nợ thơng qua và Tồ án ra quyết định công nhận. Thời hạn tối đa để thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp nếu như nghị quyết Hội nghị chủ nợ không đề cập đến, là không quá 03 năm kể từ ngày Hội nghị chủ nợ thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh. Trong quá trình thực hiện phương án, doanh nghiệp phải chịu sự giám sát của quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, đại diện chủ nợ và chế độ báo cáo định kỳ sáu tháng một lần. Người đứng đầu doanh nghiệp còn phải chịu trách nhiệm trước chủ nợ, pháp luật về hành vi của mình.
Doanh nghiệp mất khả năng thanh tốn cũng có những quyền quan trọng để bảo đảm hoạt động như một doanh nghiệp bình thường, đó là: thỏa thuận về việc sửa đổi, bổ sung phương án phục hồi hoạt động kinh doanh; dừng việc trả nợ các khoản nợ trước đây và không phải trả lãi; tổ chức thực hiện phương án phục hồi hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình.
Ngồi ra, những người tham gia khác trong thủ tục phá sản có quyền tham gia Hội nghị chủ nợ; quyết định theo chế độ tập thể phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mất khả năng thanh tốn nợ; giám sát q trình thực hiện phương án; đề nghị xem xét lại việc thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đình chỉ phương án phục hồi của Toà án nhân dân theo quy định của LPS.
Thứ tư, thủ tục phục hồi có đặc trưng riêng ở chỗ là nó có thể chuyển thành thủ tục thanh lý trong thủ tục phá sản:Một trong những mục đích của thủ tục phục
hồi là nhằm thanh tốn đầy đủ các khoản nợ cho các chủ nợ. Việc tiến hành thủ tục phục hồi bao giờ cũng diễn ra trước thủ tục thanh lý trong LPS trừ trường hợp doanh nghiệp khơng cịn tài sản, khơng cịn khả năng phục hồi hoặc không được tổng thể các chủ nợ chấp nhận cho áp dụng thủ tục phục hồi hoặc Tịa án khơng phê duyệt phương án phục hồi. Thủ tục phục hồi và thủ tục thanh lý là hai trình tự tố tụng có mục đích và căn cứ áp dụng khác nhau, tuy nhiên, giữa thủ tục phục hồi và thủ tục thanh lý lại có mối quan hệ liên thơng để đảm bảo hiệu quả chung của thủ tục phá sản.
Trong thủ tục phục hồi, các chủ nợ có quyền đánh giá về “chất lượng” của kết quả phục hồi theo hai loại là “phục hồi tốt” và “phục hồi không tốt”. Phục hồi tốt là việc doanh nghiệp đã thực hiện xong các cam kết của mình với tổng thể các chủ nợ được thể hiện trong phương án phục hồi đã được thông qua bởi hội nghị chủ
nợ trước đó hoặc được các chủ nợ đánh giá thơng qua một nghị quyết của hội nghị chủ nợ (trường hợp này, doanh nghiệp có thể chưa thực hiện xong phương án phục hồi nhưng đạt được thỏa thuận mới với các chủ nợ). Nếu được đánh giá là phục hồi tốt thì thủ tục phục hồi sẽ chấm dứt và doanh nghiệp quay về với trạng thái hoạt động bình thường như trước khi bị mở thủ tục phá sản. Phục hồi không tốt là việc doanh nghiệp không thể thực hiện được hoặc thực hiện khơng đúng các nội dung đã cam kết của mình trong phương án phục hồi. Trong trường hợp này, các chủ nợ có thể nhóm họp bất kì khi nào để thơng qua một nghị quyết mới nhằm yêu cầu Toà án buộc doanh nghiệp phải chuyển từ thủ tục phục hồi sang thủ tục thanh lý tài sản.