3.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật phá sản về thủ tục phục hồi hoạt động
3.1.3. cao vai trò, trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong quá
giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản
Một là, đề cao vai trò của Tòa án. Trong Luật phá sản 2014 thì vai trị của
Tịa án có tính chất xun suốt và quyết định trong q trình tố tụng phá sản. Vai trò, trách nhiệm của Tòa án trong thủ tục phục hồi doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản bao gồm:
- Triệu tập và chủ trì hội nghị chủ nợ để quyết định thông qua áp dụng thủ tục phục hồi doanh nghiệp.
- Quyết định việc áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh; - Xem xét phương án phục hồi kinh doanh;
- Công nhận nghị quyết của hội nghị chủ nợ về phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản cũng như việc sửa đổi bổ sung phương án này trong quá trình thực hiện;
- Giám sát thực hiện phương án phục hồi kinh doanh của doanh nghiệp; - Đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh.
Vai trò và trách nhiệm của Tòa án được quy định trong Luật Phá sản là công cụ pháp lý quan trọng giúp Tòa án giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản, đảm bảo tính công bằng hợp lý. Các quy định này cũng thể hiện vị trí trung tâm và vai trò quyết định của Tịa án trong tồn bộ q trình giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản nói chung và thủ tục phục hồi nói riêng.
Có thể nhận thấy, khi quá trình giải quyết phá sản là một quá trình hết sức phức tạp với rất nhiều những mâu thuẫn về lợi ích giữa các chủ thể có liên quan, khi mà ý thức và sự hiểu biết pháp luật của một số bộ phận doanh nghiệp cịn chưa cao thì việc giao cho Tịa án vai trị chủ đạo trong việc giải quyết phá sản nói chung và phục hồi doanh nghiệp nói riêng chính là giải pháp tốt nhất để dung hịa lợi ích giữa con nợ, chủ nợ, người lao động cũng như lợi ích của toàn xã hội.
Hai là, đề cao vai trò của hội nghị chủ nợ. Hội nghị chủ nợ được Luật phá
sản thiết kế như một thiết chế để thơng qua đó các bên có liên quan đến nhau trong việc phá sản cùng ngồi lại để tìm kiếm, thỏa thuận phương án phục hồi đến cứu vãn doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản. Bên cạnh đó hội nghị chủ nợ cũng là nơi để các chủ nợ thể hiện ý chí của mình trong các vấn đề liên quan đến thủ tục phá
sản nói chung và thủ tục phục hồi nói riêng. Hội nghị chủ nợ là nơi tập hợp tất cả các chủ nợ cũng như người có quyền và nghĩa vụ liên quan, khơng phân biệt họ có đơn hay khơng có đơn u cầu mở thủ tục phá sản.
Để tạo điều kiện cho hội nghị chủ nợ thực hiện tốt vai trị của mình, pháp luật phá sản đã trao cho hội nghị chủ nợ những thẩm quyền nhất định. Theo đó, hội nghị chủ nợ là nơi đánh giá và quyết định có áp dụng hay khơng áp dụng thủ tục phục hồi. Bên cạnh đó, hội nghị chủ nợ cịn là thiết chế để các bên liên quan trong vụ phá sản xem xét, thảo luận và thống nhất về phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.