Giải pháp quy định hỗ trợ Doanh nghiệp mất khả năng thanh toán nợ

Một phần của tài liệu Thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán nợ theo pháp luật phá sản việt nam từ thực tiễn tại tòa án nhân dân tỉnh thanh hóa (Trang 71 - 80)

3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật phá sản về thủ tục phục hồi hoạt động kinh

3.2.2. Giải pháp quy định hỗ trợ Doanh nghiệp mất khả năng thanh toán nợ

doanh nghiệp mất khả năng thanh toán nợ trong thời gian tới. Một yếu tố quan trọng cần được hướng dẫn là xác định đặc thù tính chất của thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của từng loại hình doanh nghiệp mất khả năng thanh toán nợ. Như trên đã phân tích, mỗi loại hình doanh nghiệp khác nhau sẽ có đặc trưng riêng về mối quan hệ giữa các dòng tiền của doanh nghiệp và các khoản nợ. Hiện nay, Luật Phá sản và các văn bản hướng dẫn thi hành mới chỉ xác định nguyên tắc chung, cùng với pháp luật về tổ chức tài chính, ngân hàng có quy định riêng biệt. Các lĩnh vực khác hầu như khơng có quy định trong lĩnh vực này, do đó sẽ là thiếu sót cần được bổ sung quy định điều chỉnh để bảo đảm sự phân định hiệu quả các tiêu chí về nợ và xử lý nợ trong quá trình phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán nợ.

3.2.2. Giải pháp quy định hỗ trợ Doanh nghiệp mất khả năng thanh toán nợ phục hồi hoạt động kinh doanh phục hồi hoạt động kinh doanh

Thứ nhất, lựa chọn các doanh nghiệp hỗ trợ thực hiện phương án phục hồi

hoạt động kinh doanh. Những tiêu chí này có thể được xem xét trong từng giai đoạn (như giai đoạn khủng hoảng kinh tế, thiên tai, tác động tiêu cực của thị trường...) song về nguyên tắc nó phải là nguyên nhân khách quan dẫn đến sự mất khả năng thanh toán tạm thời của doanh nghiệp. Ở bình diện chung, chúng ta có thể đề xuất một số trường hợp cụ thể như là:

(i) Tập trung hỗ trợ những doanh nghiệp chịu tác động lạm phát gây ra sự đình đốn của doanh nghiệp. Về mặt lý thuyết, lạm phát tăng cao sẽ làm gia tăng chi phí sản xuất, nguyên liệu đầu vào của doanh nghiệp, làm tăng chi phí trả nợ đối với các khoản vay bằng ngoại tệ... Trường hợp lạm phát kéo dài sẽ làm doanh nghiệp suy kiệt và mất khả năng thanh toán nợ.

(ii) Hỗ trợ những doanh nghiệp trong lĩnh vực ưu tiên ở từng thời kỳ theo chính sách chính trị - xã hội. Mỗi quốc gia sẽ có những chính sách chính trị - xã hội mà để thực thi thì cần đến những doanh nghiệp hoạt động, đặc biệt là trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ cơng ích, lĩnh vực quốc phịng - an ninh. Do đó, việc hỗ trợ các

doanh nghiệp khi mất khả năng thanh toán sẽ là giải pháp thông minh để bảo đảm cho sự vận hành thông suốt của Nhà nước hay bảo đảm an ninh, chính trị.

(iii) Hỗ trợ những doanh nghiệp có phạm vi ảnh hưởng rộng lớn đến người dân và xã hội nếu rơi vào tình trạng phá sản. Đây cũng là một trong những ngoại lệ mà nhiều quốc gia, thẩm phán sẽ áp dụng như là một ngun tắc khơng chính thức. Chính hậu quả cũng như lợi ích phục hồi của doanh nghiệp đối với người lao động, xã hội là quá to lớn, thì việc hỗ trợ doanh nghiệp có thể được đặt ra. Tuy nhiên, đây chỉ là vấn đề ngoại lệ mà không được áp dụng đối với mọi doanh nghiệp.

Thứ hai, hoàn thiện cơ chế tài chính liên quan bảo đảm cho hoạt động phục

hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán nợ. Để giải quyết được hạn chế về điều kiện khách quan về tài chính doanh nghiệp chưa bảo đảm cho việc thực hiện mục tiêu phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đã được nêu ở trên, thì trước mắt, cần hồn thiện cơ chế tài chính, kế tốn, kiểm tốn liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp được minh bạch, rõ ràng để khắc phục tình trạng nợ chui, nợ xấu và doanh nghiệp mất khả năng thanh toán nợ thường tìm phương án phá sản và giải thể, trốn nợ.Về cơ bản, doanh nghiệp Việt Nam được thành lập và hoạt động đều không bảo đảm đầy đủ các điều kiện về vốn, tài sản, nhân lực, phương án kinh doanh, pháp luật về doanh nghiệp nói chung cũng khơng yêu cầu cần phải có khi thành lập doanh nghiệp. Xuất phát điểm từ tính chất yếu và thiếu trên, do vậy, các thành phần tham gia kinh doanh tạo nên một nền kinh tế thị trường thiếu minh bạch. Hậu quả dễ nhận thấy là sự che dấu, lừa dối dẫn đến thiếu tin tưởng về tài chính giữa các doanh nghiệp - nguyên nhân dẫn đến khó có thể thiết lập ý chí chung về phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán nợ. Điều này địi hỏi phải có sự đổi mới tồn diện các cơ chế, chính sách liên quan đến tài chính doanh nghiệp, kế tốn, kiểm tốn doanh nghiệp mới có thể bảo đảm sự lành mạnh cơ chế tài chính của doanh nghiệp và cũng là cơ sở quan trọng của việc tăng cường thực thi thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh.

Tiểu kết Chƣơng 3

1. Ngoài việc cần đáp ứng các yêu cầu chung trong việc hoàn thiện hệ thống

pháp luật Việt Nam, quan điểm hoàn thiện pháp luật về thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán nợ vẫn phải tuân thủ nguyên tắc của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; bảo đảm tính tồn diện, đồng bộ, thống nhất hệ thống pháp luật kinh tế, tài chính; pháp luật phá sản nói chung và phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán nợ nói riêng phải dựa trên những bản chất vốn có của phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mất khả năng thanh tốn nợ.

Khi hồn thiện pháp luật về thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán nợ ở Việt Nam hiện nay, cần hoàn thiện khung pháp lý mang tính nguyên tắc trong pháp luật phá sản về thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán nợ, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến quyền chủ động của doanh nghiệp, các thủ tục tiền tố tụng, tài chính, thuế từ phía Nhà nước và bảo đảm thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là một giải pháp lý tưởng nhằm cứu vãn doanh nghiệp mất khả năng thanh tốn thốt khỏi lâm vào tình trạng phá sản, phịng ngừa phá sản hơn là một thủ tục tư pháp. Việc hoàn thiện pháp luật về thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mất khả năng thanh tốn nợ theo hướng đơn giản hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể tiếp cận dễ dàng hơn, nâng cao giá trị thực tiễn, hiệu quả áp dụng trong thực tế; bảo đảm vai trò của chủ nợ, người lao động và đại diện của họ trong quá trình thực hiện thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán nợ. Đặc biệt, không thể bỏ qua phương hướng về hoàn thiện pháp luật kinh doanh, dân sự hỗ trợ cho pháp luật về thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán nợ - một trong những yếu tố đang dẫn đến hạn chế trong thực thi pháp luật về thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

2. Để hiện thực hóa các quan điểm, phương hướng hồn thiện pháp luật, cần

chú trọng hoàn thiện cơ sở pháp lý cho việc phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán nợ được thuận tiện, nhanh chóng bảo đảm

cho các chủ thể có quyền và nghĩa vụ mong muốn được sử dụng phương thức phục hồi này để bảo vệ quyền lợi của mình; hồn thiện pháp luật về giám sát, đình chỉ thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán nợ và thanh toán các khoản.

Bên cạnh các giải pháp hồn thiện pháp luật, cần có những giải pháp về thực thi pháp luật về thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mất khả năng thanh tốn nợ, đặc biệt là hồn thiện cơ chế tài chính liên quan bảo đảm cho hoạt động phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán nợ; đẩy nhanh quá trình thực hiện thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh sau khi quyết định mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản... Các giải pháp này có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, gắn với đổi mới tư duy hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán nợ ở Việt Nam hiện nay.

KẾT LUẬN

Sau khi thực hiện nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn của đề tài

“Thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán nợ theo pháp luật phá sản Việt Nam từ thực tiễn tại Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa” trong khn khổ Luận văn Thạc sĩ luật học, cho phép rút ra một số kết

luận sau đây:

1. Pháp luật phá sản với tư cách là công cụ để Nhà nước quản lý và điều tiết

nền kinh tế đã phát huy được vai trị của nó trong nền kinh tế quốc gia, góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của chủ nợ, con nợ và người lao động, thơng qua đó, góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, lành mạnh hóa nền kinh tế, đảm bảo trật tự và an toàn xã hội. Mặc dù LPS và thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán nợ theo pháp luật phá sản đã có những bước tiến mới, khắc phục được những hạn chế, bất cập so với các quy định trước đây, tuy nhiên, LPS năm 2014 trong quá trình triển khai thi hành trên thực tế vẫn cịn gặp nhiều khó khăn, lúng túng. Nhất là trong áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mất khả năng thanh tốn nợ vẫn cịn chưa hiệu quả, tỷ lệ doanh nghiệp yêu cầu mở thủ tục phá sản cịn ít, chưa phản ánh được tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Pháp luật về thủ tục phá sản và việc áp dụng trong nước nói chung và trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa nói riêng vẫn cịn nhiều hạn chế và bất cập mà nguyên nhân bao gồm cả yếu tố bên trong (bản thân Luật Phá sản năm 2014) và cả yếu tố bên ngoài (tư tưởng, quan niệm về phá sản,...). Từ đó dẫn đến tình trạng nhiều DN, HTX làm ăn kém hiệu quả mà vẫn khơng đến Tồ án yêu cầu phá sản.

2. Thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán nợ là một thủ tục đặc biệt trong thủ tục phá sản doanh nghiệp, là hai mặt của một vấn đề: vừa mang bản chất kinh tế, vừa mang bản chất tư pháp. Chính bởi những đặc thù của phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán nợ trong thủ tục phá sản, nên thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mất khả năng thanh tốn nợ có những đặc điểm riêng so với các trình tự phá sản khác và có sự khác biệt đối với các phương thức phục hồi kinh doanh

theo thỏa thuận dân sự giữa các chủ thể kinh doanh. Qua đó, cần khẳng định mạnh mẽ hơn nữa tính chất kinh tế của thủ tục này có tính độc lập so với tổng thể thủ tục phá sản doanh nghiệp, tôn trọng quyền tự định đoạt của chủ nợ và doanh nghiệp mất khả năng thanh toán nợ trong việc xây dựng và thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh.

3. Phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán

nợ dựa trên nhiều quy định pháp luật thuộc nhiều ngành luật khác nhau, song thủ tục của nó chỉ được thực hiện theo thủ tục tố tụng được LPS quy định. Xu thế hướng chung của pháp luật phá sản hiện đại là hướng vào doanh nghiệp mất khả năng thanh toán nợ, ưu tiên và tạo điều kiện thực hiện thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong thủ tục phá sản, đặc biệt, vai trò của quản tài viên được khẳng định rất rõ nét, có vai trị quan trọng khi thực hiện thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đặt ra yêu cầu hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán nợ ở Việt Nam trong thời gian tới. Vì vậy, để pháp luật phá sản có thể đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế, tác giả đã đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật. Tác giả mong muốn những kiến nghị mà tác giả đưa ra sẽ góp phần hồn thiện hơn các quy định của pháp luật về phá sản trong thời gian tới nâng cao hiệu quả áp dụng trong đời sống kinh doanh ở nước ta nói chung và tại tỉnh Thanh Hóa nói riêng.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đồng Ngọc Ba (2005), Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc hoàn thiện pháp luật

về doanh nghiệp ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ luật học, Trường Đại học Luật,

Hà Nội.

2. Bộ Tư pháp (2008), Thực trạng pháp luật về phá sản và việc hồn thiện mơi trường pháp luật kinh doanh tại Việt Nam, Trung tâm Tư vấn pháp luật và bồi

dưỡng nghiệp vụ, Dự án GTZ, Hà Nội.

3. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao (2015), Thông tư số 01/2015/TT-CA ngày 08/10/2015 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy định về quy chế làm việc của các tổ thẩm phán trong quá trình giải quyết vụ việc phá sản, Hà Nội.

4. Chính phủ (2015), Nghị định số 62/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày

18/07/2015 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thi hành án dân sự, Hà Nội.

5. Công ty luật Dazpro (2021), Tư vấn phục hồi kinh doanh, nguồn:

http://www.phasan.vn/dich-vu/tu-van-phuc-hoi-kinh-doanh.

6. Ngô Huy Cương (2014), “Bảo vệ quan hệ pháp luật phá sản bằng luật hình sự”,

Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (2+3).

7. Bùi Ngọc Cường (2004), Một số vấn đề về quyền tự do kinh doanh trong pháp

luật kinh tế hiện hành ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

8. Nguyễn Hữu Đức (2015), Phục hồi hoạt động kinh doanh theo pháp luật phá sản

từ thực tiễn tỉnh Bình Dương, Luận văn Thạc sĩ luật học, Đại học Luật, Hà Nội.

9. Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (2005), Nghị quyết số

03/2005/NQ-HĐTP ngày 28/4/2005 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật Phá sản, Hà Nội.

10. Dương Đăng Huệ (Chủ nhiệm) (2002), Đánh giá thực trạng thực hiện nghiên

cứu, phân tích để khuyến nghị hoàn thiện Luật Phá sản doanh nghiệp và các quy định pháp luật khác có liên quan, Báo cáo phúc trình Đề tài nghiên cứu

khoa học cấp Bộ, Bộ Tư pháp, Hà Nội.

11. Nguyễn Thị Hường (2005), Thủ tục phục hồi doanh nghiệp lâm vào tình trạng

phá sản theo Luật Phá sản 2004, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học

12. Bùi Thị Dung Huyền (2010), Tìm hiểu các quy định của Luật Phá sản năm 2004 về thủ tục phục hồi, thủ tục thanh lý, tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản và một số kiến nghị, Chuyên đề khoa học xét xử, Viện Khoa học xét xử

Tòa án nhân dân tối cao, Hà Nội.

13. Đinh Thị Thanh Nga (2007), Bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp lâm vào tình

trạng bị phá sản, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật, Thành phố

Hồ Chí Minh.

14. Ngân hàng nhà nước (2017), Thông tư số 08/2017/TT-NHNN ngày 01/8/2017

quy định về trình tự, thủ tục giám sát ngân hàng, Hà Nội.

15. Phạm Duy Nghĩa (2015), Giáo trình Luật kinh tế (tái bản lần 5), Nxb Công an

nhân dân, Hà Nội.

16. Dương Kim Thế Nguyên (2016), “Pháp luật về phá sản ngân hàng thương mại”,

Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, (11(296).

17. Dương Kim Thế Nguyên (2016), “Khái niệm phá sản, thủ tục pháp sản và những

liên hệ đến Luật Phá sản năm 2014”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (24(328).

18. Nhà Pháp luật Việt - Pháp (2002), Hội thảo pháp luật về phá sản doanh nghiệp,

Tài liệu tham khảo - lưu hành nội bộ, Hà Nội.

19. Linh Nhật (2017), Doanh nghiệp vay nhiều tiền có thể phải nộp thuế nặng hơn,

Một phần của tài liệu Thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán nợ theo pháp luật phá sản việt nam từ thực tiễn tại tòa án nhân dân tỉnh thanh hóa (Trang 71 - 80)