3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật phá sản về thủ tục phục hồi hoạt động kinh
3.2.1. Giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật
Để tiếp tục hoàn thiện pháp luật phá sản trong bối cảnh hiện nay, cần thực hiện các giải pháp sau:
Một là, cần xem xét quy định lại tiêu chí để đánh giá “Doanh nghiệp, HTX
mất khả năng thanh toán” theo hướng tăng lên thời gian để DN, HTX có đủ thời gian cần thiết thực hiện nghĩa vụ thanh toán đã đến hạn theo yêu cầu của chủ nợ cũng như thực hiện việc xoay vòng vốn nhằm phục vụ cho kế hoạch kinh doanh. Theo đó, tơi kiến nghị sửa đổi: “Doanh nghiệp, HTX mất khả năng thanh toán là doanh nghiệp, HTX không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán”.
Hai là, để bảo đảm sự thống nhất của các văn bản pháp luật, cần sửa đổi LPS
nhất về thời hạn ra quyết định thi hành án đối với các quyết định tuyên bố phá sản của DN, HTX. Theo đó, cần xác định thời hạn ban hành quyết định tuyên bố phá sản là 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định của Tòa án giải quyết phá sản theo tinh thần của LTHADS năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014). Bên cạnh đó, để bảo đảm quyền và lợi ích của người được thi hành án là các chủ nợ của DN, HTX bị tuyên bố phá sản, LPS năm 2014 cần kế thừa quy định của LTHADS năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014) bằng việc bổ sung thêm một trường hợp vào Điều 123 về định giá lại tài sản khi “Đương sự có yêu cầu định giá lại trước khi có thơng báo cơng khai về việc bán đấu giá tài sản”.
Ba là, điểm a khoản 3 Điều 28 LPS năm 2014 cần được sửa đổi theo hướng
bổ sung yêu cầu thực hiện kiểm toán đối với báo cáo tài chính của các doanh nghiệp, HTX trong trường hợp mất khả năng thanh tốn. Theo đó, điểm a khoản 3 Điều 28 LPS năm 2014 được viết lại như sau: “a) Báo cáo tài chính của DN, HTX trong 03 năm gần nhất. Trường hợp DN, HTX được thành lập và hoạt động chưa đủ 03 năm thì kèm theo báo cáo tài chính của DN, HTX trong toàn bộ thời gian hoạt động. Báo cáo tài chính phải được tổ chức kiểm tốn độc lập xác nhận”.
Bốn là, Chính phủ cần sớm sửa đổi Nghị định số 22/2015/NĐ-CP theo
hướng bổ sung quy định về cách tính tạm ứng chi phí phá sản cũng như thủ tục mở và quản lý tài khoản ngân hàng của Tòa án để thực hiện việc thu, chi khoản tiền tạm ứng chi phí phá sản cho phù hợp với quy định pháp luật về phá sản cũng như tài chính, kế tốn.
Năm là, cần xây dựng luật văn bản pháp luật quy định chung về phá sản Nhà
nước cần ban hành các văn bản hướng dẫn luật phá sản và các chế tài đối với DN, HTX vì mục đích trốn tránh cố tình khơng thực hiện phá sản.
Sáu là, cần ban hành án lệ trong việc giải quyết thủ tục phá sản. TANDTC đã
ban hành Nghị quyết số 03/2016/NQ - HĐTP ngày26/8/2016 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về hướng dẫn thi hành một số quy định của LPS.
Bảy là, cần bổ sung các tài sản: các loại tài sản, quyền tài sản thu được từ các
giao dịch vô hiệu, tài sản mới có thể phát sinh trong q trình kinh doanh sau khi có quyết định mở thủ tục tuyên bố phá sản... vào danh mục tài sản phá sản theo quy định của LPS năm 2014.
Tám là, cần bổ sung thêm quy định về thủ tục giải quyết khi mở thủ tục phá sản
trong trường hợp người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp vắng mặt hoặc mất tích.
Chín là, tăng cường cơ chế giám sát của chủ nợ đối với quá trình giải quyết
thủ tục phá sản.
Luật Phá sản và các văn bản hướng dẫn thi hành liên quan đến thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mất khả năng thanh tốn nợ cịn chung chung tập trung vào quy trình hoạt động trong thủ tục phá sản mà chưa đề cập đến cách thức thực hiện việc giám sát của chủ nợ đối với phương án phục hồi kinh doanh; quyền hạn của Tòa án, chủ nợ mà khi giám sát mà phát hiện doanh nghiệp thực hiện không đúng hoặc không thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh. Việc hoàn thiện pháp luật về phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cần bổ sung các nội dung, giải pháp bảo đảm quyền lợi của chủ nợ mới phát sinh trong giai đoạn doanh nghiệp tiến hành phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Để đảm bảo tư cách chủ nợ cho các chủ nợ mới phát sinh như có tên trong danh sách chủ nợ để có quyền địi nợ, có quyền tham gia hội nghị chủ nợ, Luật cần quy định khả năng bổ sung danh sách chủ nợ trong những trường hợp cần thiết. Cách thức thực hiện giám sát của quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản và chủ nợ đối với việc thực hiện phương án phục hồi kinh doanh cũng cần được bổ sung trong văn bản hướng dẫn Luật Phá sản theo hướng tạo ra nhiều cách thức chủ động hơn nữa. Vì đây là một trong những nội dung quan trọng đặc thù quyết định tính hiệu quả và lịng tin vào thủ tục này. Đặc biệt, cần nghiên cứu bổ sung quyền hạn của tòa án, chủ nợ khi giám sát mà phát hiện doanh nghiệp thực hiện không đúng hoặc không thực hiện phương án phục hồi kinh doanh mà chưa đến mức tuyên bố đình chỉ thủ tục phục hồi và chuyển sang thanh lý tài sản. Đối với các tổ chức tài chính, Ngân hàng Nhà nước cũng đang sửa đổi Thông tư số 08/2017/TT-NHNN ngày 01/8/2017 quy định về trình tự, thủ tục giám sát ngân hàng (Thông tư này vừa được ban hành) theo hướng tăng cường sự chủ động giám sát, áp dụng biện pháp can thiệt sớm, theo đó: Căn cứ các tài liệu, thơng tin, dữ liệu về tình hình hoạt động của đối tượng giám sát ngân hàng và phân tích, đánh giá của đơn vị thực hiện giám sát ngân hàng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét áp dụng can thiệp sớm đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài lâm
vào một trong các trường hợp theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 130a Luật các tổ chức tín dụng [14]. Đây là một trong những giải pháp cần thiết có thể áp