Trình độ văn hóa tiểu thương

Một phần của tài liệu Tư nhân hóa chợ truyền thống nghiên cứu trường hợp thành phố mỹ tho (Trang 39)

Nguồn: Tác giả tính tốn từ kết quả điều tra thực tế chợ Cũ Phường 8 ngày 25/10/2013.

Thông qua số liệu điều tra cho thấy chủ hộ và người thân trong gia đình trực tiếp kinh doanh chiếm 95% (trong đó chủ hộ trực tiếp kinh doanh là 67%; người thân trong gia đình trực tiếp kinh doanh là 28%), cịn lại th người khác kinh doanh chỉ chiếm có 5%, trong đó nữ chiếm 83% và nam chiếm 17%. Ngồi ra, theo kết quả điều tra thì trung bình có 02/05 người trong gia đình tham gia kinh doanh tại chợ. Đặc biệt trình độ học vấn của tiểu thương trên cấp 2 là khá cao chiếm 88% (cấp 3 là 63% và cấp 2 là 25%). Điều này cho thấy các tiểu thương nói chung có đủ nền tảng kiến thức để tiếp nhận các thơng tin về chủ trương và chính sách của Nhà nước (xem phụ lục 19, 20 và 21).

3.3.2.Tiếp cận thông tin

Kết quả điều tra việc tiếp cận thông tin của các hộ tiểu thương được thể hiện ở hình 3.3 như sau:

Hình 3.3: Tỷ lệ tiểu thương tiếp cận chủ trương đầu tư

Nguồn: Tác giả tính tốn từ kết quả điều tra thực tế chợ Cũ Phường 8 ngày 25/10/2013.

Kết quả điều tra cho thấy các hộ tiểu thương hồn tồn khơng được tham gia đóng góp ý kiến vào q trình chọn nhà đầu tư dự án Chợ Cũ Phường 8, khơng được tham gia đóng góp ý kiến vào q trình thỏa thuận mức giá cho thuê sạp. Đối với thông tin của dự án, tiểu thương chỉ được biết khi UBND TP Mỹ Tho đã chọn nhà đầu tư và đã phê duyệt dự án. Riêng về chủ trương tư nhân hóa chợ, tiểu thương chỉ biết thơng qua dự luận xã hội; tỷ lệ này chiếm 48%, còn lại 52% là không biết chủ trương. Kết quả này cho thấy, việc tiếp cận thông tin của tiểu thương về chủ trương tư nhân hóa Chợ Cũ Phường 8 của UBND TP Mỹ Tho gần như là khơng có, đây cũng chính là ngun nhân gây ra sự mâu thuẫn giữa tiểu thương và nhà đầu tư, dẫn đến những cuộc biểu tình của tiểu thương (xem phụ lục 22, 23, 24 và 25).

3.3.3.Thu nhập và chi phí kinh doanh của tiểu thương

a) Thu nhập

Hình 3.4: Thu nhập bình quân của tiểu thương

Nguồn: Tác giả tính tốn từ kết quả điều tra thực tế chợ Cũ Phường 8 ngày 25/10/2013.

Thông qua số liệu điều tra cho thấy lợi nhuận bình quân của các hộ tiểu thương thu được sau khi trừ các khoản chi phí sau khi có dự án tăng 14%/sạp/tháng và thu nhập khác của hộ tiểu thương cũng tăng 9%/tháng. Cụ thể là lợi nhuận bình quân của hộ tiểu thương tăng từ 12.000.000 đồng/hộ/tháng lên 13.687.500 đồng/hộ/tháng so với trước khi có dự án (xem phụ lục 26).

b) Chi phí kinh doanh

Kết quả điều tra chi phí kinh doanh của các hộ tiểu thương được thể hiện ở hình 3.5 như sau:

Hình 3.5: Chi phí kinh doanh bình qn của tiểu thương

Kết quả điều tra cho thấy chi phí kinh doanh của hộ tiểu thương (bao gồm tiền thuê sạp, vệ sinh, điện và chi phí khác) tăng bình quân 73%/sạp/tháng (tương đương 398.380 đồng/hộ/tháng) (xem phụ lục 27).

Trong mức gia tăng trên, tăng chi phí thuê sạp chiếm 50,73%.

Cần lưu ý rằng, đối với thuế thu nhập cá nhân, do số hộ tiểu thương có mức thu nhập từ kinh doanh trong chợ Cũ Phường 8 trên 9 triệu đồng/tháng là khơng đáng kể, chi phí này được xem là khơng đóng góp vào chi phí tăng thêm của hộ tiểu thương sau khi có dự án.

Đối với thuế mơn bài, sau khi chợ mới được tư nhân hóa, UBND TP Mỹ Tho vẫn duy trì mức thuế này như cũ và không tăng từ năm 2009 cho đến nay. Vậy, chi phí này cũng khơng đóng góp vào chi phí tăng thêm của hộ tiểu thương sau khi có dự án.

Ngồi ra, chi phí giữ xe và chi phí nước sinh hoạt cũng khơng tăng. Hai loại chi phí này cũng khơng đóng góp vào chi phí tăng thêm của hộ tiểu thương sau khi có dự án.

Ngồi các chi phí nêu trên khơng được tính vào chi phí tăng thêm của hộ tiểu thương, một số chi phí khác cũng khơng được tính vào chi phí tăng thêm của hộ tiểu thương sau khi có dự án đó là: phịng cháy chữa cháy, mơi trường, bảo vệ, vì các phí này do chủ đầu tư chi trả.

3.3.4.Các yếu tố ảnh hưởng đến việc kinh doanh của hộ tiểu thương

a) Giá cho thuê quầy sạp

Kết quả điều tra mức độ chấp nhận giá cho thuê quầy sạp của các hộ tiểu thương được thể hiện ở hình 3.6 như sau:

Hình 3.6: Giá cho thuê quầy sạp

Nguồn: Tác giả tính tốn từ kết quả điều tra thực tế chợ Cũ Phường 8 ngày 25/10/2013.

Kết quả khảo sát cho thấy đa số tiểu thương chấp nhận với mức giá cho thuê quầy sạp (chiếm 93%) , chỉ có 4% là cho rằng không hợp lý. Điều này cho thấy với mức giá nhà nước phê duyệt là 3.535 đồng/m2/ngày là hợp lý với nhu cầu kinh doanh của các hộ tiểu thương (xem

phụ lục 28).

b) Các chi phí dịch vụ khác

Kết quả điều tra mức độ chấp nhận về chi phí các dịch vụ của các hộ tiểu thương được thể hiện ở hình 3.7 như sau:

Hình 3.7: Các chi phí dịch vụ khác

Nguồn: Tác giả tính tốn từ kết quả điều tra thực tế chợ Cũ Phường 8 ngày 25/10/2013.

Kết quả khảo sát cho thấy đa số tiểu thương chấp nhận các chi phí khác (chiếm 97%) , chỉ có 3% là cho rằng không hợp lý. Điều này cho thấy các chi phí khác khơng ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của các hộ tiểu thương (xem phụ lục 29).

Qua kết quả điều tra thực tế tình hình kinh doanh mua bán của các hộ tiểu thương trước khi có nhà đầu tư và sau khi có nhà đầu tư, thì mặc dù chi phí kinh doanh hàng tháng của một hộ tiểu thương tăng thêm 73% (389.380 đồng/hộ/tháng) so với trước khi có dự án. Tuy nhiên, do doanh thu cũng tăng nên lợi nhuận bình quân của một hộ tiểu thương vẫn tăng thêm 14% (tương đương 1.687.500 đồng/hộ/tháng). Mức tăng lợi nhuận này cao hơn mức tăng chi phí kinh doanh của hộ tiểu thương (398.380 đồng/hộ/tháng).

Ngoài ra, nếu nhà nước chấp nhận mức giá cho thuê sạp theo đề xuất của chủ đầu tư ban đầu (13.333 đồng/m2/ngày), mức lợi nhuận bình quân của các hộ tiểu thương sẽ giảm 45% tương đương 5.343.750 đồng. Điều này chắc chắn là các hộ tiểu thương sẽ không đồng tình, dẫn đến dự án sẽ thất bại. Vì vậy, với mức giá tăng gấp 6 lần so với trước khi có dự án nhưng các hộ tiểu thương cũng tăng hơn so với mức chi phí của hộ tiểu thương. Cho nên, mức tăng giá từ 528 đồng/m2/ngày lên 3,535 đồng/m2/ngày là chấp nhận được.

Như vậy, nguyên nhân tăng giá cho thuê quầy sạp khơng phải là ngun nhân chính dẫn đến các hộ tiểu thương phản đối, tổ chức biểu tình, mà vấn đề ở đây là thông tin.

Thật vậy, qua kết quả điều tra cho thấy trước khi chính quyền địa phương cơng bố chủ trương mời gọi khu vực tư nhân đầu tư vào dự án Chợ Cũ Phường 8, thì gần như tất cả các hộ tiểu thương đều khơng được biết trước chủ trương. Thay vì, để chủ trương được các hộ tiểu thương đồng thuận, chính quyền địa phương phải có sự điều tra, nắm bắt tình hình kinh doanh mua bán của các hộ tiểu thương một cách cụ thể, sau đó lập kế hoạch vận động, lấy ý kiến của các hộ tiểu thương, rồi mới tiến hành công bố chủ trương. Đây là sự thiếu sót của chính quyền địa phương trong bước đầu tiên thực hiện chủ trương tư nhân hóa chợ truyền thống.

Và sự bất bình của các hộ tiểu thương tiếp tục được tăng lên khi việc hình thành giá cho thuê quầy sạp lại khơng có sự thỏa thuận giữa các hộ tiểu thương và nhà nước. Theo kết quả điều tra nêu trên, thì việc hình thành giá cho thuê ngay từ đầu chủ đầu tư tự áp đặt mà khơng có sự kiểm sốt của nhà nước, sau khi cơng bố ra các hộ tiểu thương, bị phản đối lúc đó nhà nước mới can thiệp. Đây chính là thiếu sót thứ hai mà chính quyền địa phương cần phải khắc phục. Thay vì trước khi hình thành giá cho th, chính quyền địa phương phải tổ chức thỏa thuận với các hộ tiểu thương về mức giá trần cho thuê quầy sạp, sau đó đưa vào hồ sơ mời thầu để mới gọi đầu tư, như vậy khi nhà đầu tư đăng ký tham gia sẽ không áp đặt một mức giá cao, mà mức giá này sẽ tạo cho họ một mức lợi nhuận siêu ngạch.

Một yếu tố không kém phần quan trọng làm tăng thêm sự bất bình của các hộ tiểu thương nữa là việc điều chỉnh mức giá cho thuê quầy sạp của UBND tỉnh Tiền Giang. Thay vì UBND tỉnh Tiền Giang định kỳ một hoặc hai năm tiến hành điều chỉnh mức giá một lần, nhưng thực tế từ năm 2004 đến năm 2012 UBND tỉnh Tiền Giang mới ban hành điều chỉnh mức giá mới. cụ thể là Quyết định số 25/2012/QĐ-UBND ngày 03/12/2012 của UBND tỉnh Tiền Giang và Quyết định số 65/2004/QĐ-UB ngày 15/12/2004 của UBND tỉnh Tiền Giang. Điều nay đã gây bức xúc đối với các hộ tiểu thương. Bởi vì, các hộ tiểu thương khơng nghĩ rằng mức giá cho thuê quầy sạp tăng là do lạm phát, trượt giá, … mà họ chỉ nghĩ rằng khi có nhà đầu tư tham gia đầu tư, nhà nước đã hỗ trợ nhà đầu tư làm tăng giá cho thuê quầy sạp. Đây chính là một thiếu sót nữa mà chính quyền địa phương cần phần phải rút kinh nghiệm, khắc phục sửa chữa và có giải thích cụ thể cho các hộ tiểu thương.

Từ phân tích nêu trên, việc nhà nước không cung cấp thông tin, việc không để các hộ tiểu thương tham gia trong quá trình thực hiện dự án cũng như việc điều chỉnh mức giá khơng kịp thời đã tạo nên sự bất bình của các hộ tiểu thương ngày càng sâu hơn, vì vậy đã dẫn đến các cuộc biểu tình như đã trình bày phần ở đầu chương này. Tuy nhiên, với mức tăng giá từ 528 đồng/m2/ngày lên 3,535 đồng/m2/ngày đã làm cho mức thu nhập của các hộ tiểu thương có tăng thêm, như vậy mức giá này là chấp nhận được.

3.4. So kết quả điều tra giữa hai chợ

Để tìm hiểu nguyên nhân tăng lợi nhuận của các hộ tiểu thương Chợ Cũ Phường 8 là do việc tư nhân hóa và đầu tư nâng cấp chợ đã làm tăng lợi nhuận hay là do tăng tự nhiên theo tác động của thời gian và thị trường, bằng phương pháp tương tự nêu trên, tác giả tiến hành điều tra tình hình kinh doanh của 60 hộ tiểu thương thuộc một chợ khác đang kinh doanh ổn định (chợ Bảo Định Phường 10) trong hai năm 2012 và 2013. Thơng qua đó, tác giả so sánh mức lợi nhuận cũng như chi tiêu của các hộ tiểu thương của hai chợ. Kết quả điều tra được so sánh cụ thể trong Bảng 3.2 dưới đây.

Bảng 3.1: So sánh kết quả điều tra Chợ Cũ Phường 8 và Chợ Bảo Định Phường 10 Nội dung so sánh Chợ Cũ Phường 8 Chợ Bảo Định Phường 10

1. Thông tin về tiểu thương

Chủ hộ trực tiếp kinh doanh Trình độ văn hóa trên cấp 2

95% 88%

100% 80%

2. Lợi nhuận bình qn tăng 14%/tháng/hộ tiểu thương 0,5%/tháng/hộ tiểu thương

3. Chi phí kinh doanh bình quân tăng

73%/tháng/hộ tiểu thương 5%/hộ tiểu thương/tháng

4. Các vấn đề ảnh hưởng

Giá thuê sạp 96% đồng tình 100% đồng tình

Nguồn: Tác giả tính tốn từ kết quả điều tra thực tế chợ Cũ Phường 8 ngày 25/10/2013 và chợ Bảo Định ngày 02/11/2013.

Qua kết quả điều tra nêu trên cho thấy đa số chủ hộ của hai chợ trực tiếp kinh doanh chiếm từ 95% đến 100%, trình độ văn hóa của các hộ tiểu thương của hai chợ gần như giống nhau (trên cấp hai 88% đối với Chợ Cũ và 80% đối với Chợ Bảo Định), điều này cho thấy trình độ hiểu biết trong kinh doanh của các hộ tiểu thương của hai chợ gần như giống nhau.

Mặc dù, chi phí kinh doanh của các hộ tiểu thương của hai chợ điều tăng (73% đối với Chợ Cũ và 5% đối với Chợ Bảo Định). Tuy nhiên, lợi nhuận của các hộ tiểu thương của hai chợ vẫn tăng, nhưng lợi nhuận của hộ tiểu thương của Chợ Cũ Phường 8 (tăng 14%) tăng nhiều hơn so với hộ tiểu thương Chợ Bảo Định Phường 10 (tăng 0,5%). Việc so sánh khác biệt trong khác biệt này cho thấy lợi nhuận của hộ tiểu thương Chợ Cũ Phường 8 tăng là có đóng góp của việc đầu tư cải tạo nâng cấp chợ.

Ngồi ra, mức giá cho th quầy sạp thì hộ tiểu thương của hai chợ đều đồng tình cao (96% đối với Chợ Cũ và 100% đối với Chợ Bảo Định).

Tóm lại, nguyên nhân các hộ tiểu thương Chợ Cũ Phường 8 không đồng thuận với chủ trương của nhà nước là do sự thiếu thông tin của hộ tiểu thương về chủ trương chính sách của nhà nước cũng như sự tham gia vào việc thực hiện dự án. Bởi vì, mặc dù giá thuê sạp tăng từ 528 đồng/m2/ngày lên 3.535 đồng/m2/ngày (gấp gần 6 lần), hộ tiểu thương vẫn kinh doanh có lợi, bình qn 13.687.500 đồng/hộ/tháng (tăng 14%). Vì vậy, mức giá thuê sạp mà tiểu thương sẳn lòng chi trả là 3.535 đồng/m2/ngày là hợp lý.

CHƯƠNG 4:

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT CHÍNH SÁCH

4.1.Kết luận

Dự án đầu tư chợ Cũ Phường 8 TP Mỹ Tho khả thi về mặt tài chính, trong đó xác suất để NPV tài chính của dự án dương là 81,44%. Như vậy,Công ty Cổ phần Lợi Nhân đưa ra quyết định đầu tư là hợp lý. Tuy nhiên, mức giá cho thuê sạp bình quân (3.535 đồng/m2/ngày ) do UBND TP phê duyệt cho dự án cao gấp khoảng 6 lần so với với mức giá cho thuê sạp bình qn khi chưa có nhà đầu tư (528 đồng/m2/ngày). Với mức giá này chủ đầu tư nhận được một suất sinh lợi nội tại (theo giá danh nghĩa) là 21,83%. Với chi phí vốn chủ sở hữu yêu cầu ở mức 16%, chủ đầu tư nhận được giá trị hiện tại ròng NPV tại thời điểm chuẩn bị đầu tư là 2.250,47 triệu đồng. Điều đó có nghĩa là UBND TP Mỹ Tho hồn tồn có thể đàm phán với nhà đầu tư một mức giá cho thuê sạp bình quân thấp hơn. Cụ thể, với mức giá thuê bình quân 3.005 đồng/m2/ngày, dự án khả thi trên quan điểm của chủ đầu tư. Nếu UBND TP Mỹ Tho quyết định có chính sách hỗ trợ nhà đầu tư như miễn/giảm tiền th đất, thì giá th cịn có thể giảm nữa.

Dự án đã đem lại cho các hộ tiểu thương cơ sở hạ tầng tốt, đạt chuẩn cùng với các dịch vụ đầy đủ và chất lượng tốt, đáp ứng tốt cho nhu cầu kinh doanh của các hộ tiểu thương. Cụ thể như: dự án đã bố trí một trạm xử lý nước thải mà trước đây khơng có; bố trí được 2 bãi giữ xe thơng thống đáp ứng được lượng xe của khách hàng đến giao dịch (trước đây chỉ có 01 bãi giữ xe), các quầy sạp được đầu tư đồng bộ, đạt chuẩn và bố trí phù hợp theo từng loại ngành hàng; các lối đi nội bộ thơng thốt đảm bảo lưu thơng và thốt hiểm; bãi tập kết rác, lên xuống hàng được bố trí phù hợp (trước đây khơng có); bộ phận quản lý chợ được đào tạo chuyên nghiệp với 10 thành viên (trước đây chỉ 01 thành viên) (Phòng Kinh tế TP Mỹ Tho, 2013). Với qui mô đầu tư vừa nêu, sau một năm hoạt động, dự án đã làm tăng mức lợi nhuận bình quân của hộ tiểu thương tăng thêm 14% so với trước khi có dự án. Vì vậy, để cải thiện mức lợi nhuận cho các hộ tiểu thương, UBND TP Mỹ Tho cần phải tính tốn phê duyệt một mức giá cho th sạp bình quân hợp lý.

Trình độ hiểu biết và tiếp nhận thơng tin của các hộ tiểu thương là khá tốt, tuy nhiên, trong

Một phần của tài liệu Tư nhân hóa chợ truyền thống nghiên cứu trường hợp thành phố mỹ tho (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(88 trang)
w