Cấu trúc nghiên cứu

Một phần của tài liệu Tư nhân hóa chợ truyền thống nghiên cứu trường hợp thành phố mỹ tho (Trang 37 - 39)

Nguồn: Tác giả.

3.2.1.Xác định vấn đề nghiên cứu

Để trả lời câu hỏi 2, tác giả sẽ điều tra các vấn đề thực trạng kinh doanh hiện nay của các hộ tiểu thương chợ Cũ Phường 8 TP Mỹ Tho, bao gồm: trình độ hiểu biết của tiểu thương, những hỗ trợ của nhà nước, vấn đề dễ gây tổn thương, mức lợi nhuận, mức chi phí hàng tháng trong việc kinh doanh mua bán.

Để giải quyết vấn đề câu hỏi 3, tác giả phối hợp giữa kết quả của câu hỏi 1 và 2 để đề xuất những điều chỉnh thích hợp tạo sự hài hịa lợi ích cho các hộ tiểu thương và nhà đầu tư.

3.2.2.Xác định địa điểm nghiên cứu

Từ bối cảnh nêu ở Chương 1, tác giả chọn chợ Cũ Phường 8 TP Mỹ Tho là địa điểm nghiên cứu, vì trong quá trình triển khai lập thủ tục chuẩn bị đầu tư, dự án này đã xãy ra nhiều cuộc biểu tình của tiểu thương, dẫn đến dự án kéo đến 4 năm (2008 – 2012) mới triển khai thực hiện được.

3.2.3.Xác định đối tượng điều tra

Chợ Cũ có 582 hộ tiểu thương (trong đó 537 sạp và 45 kios) được bố trí thành 6 khu vực: khu A, B, C, D, khu ngoài trời và khu kios với 08 ngành hàng khác nhau. Tác giả chọn ngẫu nhiên mỗi khu vực 10 hộ tiểu thương để điều tra với số mẫu điều tra tổng cộng là 60 hộ tiểu thương

(xem phụ lục 4, 8).

3.2.4.Tiến hành khảo sát cơ sở

a) Thu thập dữ liệu sơ cấp

Nghiên cứu lựa chọn đơn vị nghiên cứu là hộ tiểu thương. Các đối tượng được khảo sát có 60 hộ tiểu thương. Việc chọn, mô tả và phân chia các hộ nghiên cứu trong từng khu vực kinh doanh trong chợ được áp dụng theo quy trình sau:

Bước 1: Tổ chức họp các thành viên Ban quản lý chợ thơng báo nội dung, mục đích và u

cầu của việc điều tra, đồng thời hướng dẫn phương pháp điều tra theo mẫu (phiếu điều tra do tác giả soạn thảo có tham khảo ý kiến giáo viên hướng dẫn).

Bước 2: Phối hợp cùng các điều tra viên tiến hành phỏng vấn trực tiếp các hộ tiểu thương (tại

chợ hoặc tại hộ gia đình).

Bước 3: Trực tiếp phỏng vấn chủ đầu tư (phiếu điều tra do tác giả soạn thảo có tham khảo ý kiến giáo viên hướng dẫn).

b) Thu thập dữ liệu thứ cấp

Dữ liệu thứ cấp được cung cấp từ UBND tỉnh Tiền Giang, UBND TP Mỹ Tho, Phòng Kinh tế TP Mỹ Tho, Ban Quản lý chợ TP Mỹ Tho, Chi Cục thuế TP Mỹ Tho bao gồm: các quy định của nhà nước về đầu tư lĩnh vực chợ truyền thống, các chính sách ưu đãi đầu tư, các thơng tin về dự án Chợ Cũ Phường 8 TP Mỹ Tho.

3.2.5.Phương pháp phân tích

Sau khi thu thập dữ liệu và xử lý dữ liệu thơ, tác giả tiến hành phân tích dữ liệu theo 3 phương pháp sau: thống kê mơ tả, so sánh và định tính. Trong đó, phương pháp thống kê mơ tả được sử dụng mô tả rõ bối cảnh, thực trạng kinh doanh của các hộ tiểu thương chợ Cũ Phường 8 TP Mỹ Tho. Phương pháp so sánh được dùng để so sánh mức thu nhập và mức chi trả tiền thuê quầy sạp của tiểu thương chợ Cũ Phường 8 TP Mỹ Tho trước khi có nhà đầu tư và sau khi có nhà đầu tư. Phương pháp định tính dung để phân tích, đánh giá về mặt tích cực và tiêu cực của chính

sách tư nhân hóa chợ truyền thống cũng như chính sách hỗ trợ của nhà nước. Đánh giá mức giá sẳn lòng chi trả tiền thuê quầy sạp của tiêu thương khi thực hiện tư nhân hóa chợ và mức thu tiền thuê quầy sạp mà chủ đầu tư quan tâm đầu tư. Đồng thời, phân tích các nhân tố quyết định việc thành công của dự án.

3.3.Kết quả điều tra

3.3.1.Thông tin chung về tiểu thương

Kết quả điều tra trình độ hiểu biết của các hộ tiểu thương được thể hiện ở hình 3.2 như sau:

Một phần của tài liệu Tư nhân hóa chợ truyền thống nghiên cứu trường hợp thành phố mỹ tho (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(88 trang)
w