Lịch sử hình thành và phát triển các quy định pháp luật Việt Nam về đơn

Một phần của tài liệu Pháp luật về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động và thực tiễn tại các doanh nghiệp tỉnh bắc giang (Trang 28 - 35)

1.1.3 .Ý nghĩa của việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

1.3. Lịch sử hình thành và phát triển các quy định pháp luật Việt Nam về đơn

Nam về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.

Cùng với sự phát triển của đất nước qua các thời kỳ lịch sử khác nhau, pháp luật về lao động nói chung và các chế định về đơn phương chấm dứt HĐLĐ nói riêng tại Việt Nam cũng được hình thành và hồn thiện dần qua thời gian. Một mặt khắc phục những hạn chế, thiếu sót, mặt khác tiếp thu, phát huy những điểm hợp lý, tiến bộ của những văn bản pháp luật lao động trước đó về đơn phương chấm dứt HĐLĐ để các quy phạm này ngày một hoàn thiện hơn, đáp ứng được nhu cầu điều chỉnh bằng phát luật trong tình hình xã hội phát triển hiện nay.

Có thể khái quát sự phát triển của QHLĐ nói chung và pháp luật lao động về đơn phương chấm dứt HĐLĐ nói riêng qua các giai đoạn gắn liền với lịch sự hình thành và phát triển của đất nước như sau:

Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1985

Năm 1945, mốc lịch sử quan trọng đánh dấu sự ra đời của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hịa sau Tun ngơn độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ngay sau khi thành lập, bên cạnh việc củng cố chính quyền nhân dân, tổ chức bộ máy nhà nước, khắc phục hậu quả chiến tranh, nhiệm vụ phải thiết lập hệ thống quy phạm pháp luật điều chỉnh mọi mặt của đất nước cũng là một trong những mục tiêu hàng đầu của cách mạng Việt Nam lúc này. Chính phủ đã nhận thấy tầm quan trọng đặc biệt của mối quan hệ chủ - thợ, trong đó khơng thể thiếu việc điều chỉnh bằng pháp luật đối với hành vi một bên tự ý bãi khế ước lao động. Chính vì vậy, văn bản pháp luật lao động đầu tiên đề cập đến vấn đề

21

đơn phương chấm dứt HĐLĐ của nước ta đã ra đời, đó chính là Sắc lệnh số 29/SL của Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 12/3/1947.

Có thể nói, Sắc lệnh 29/SL như một “BLLĐ” thời hiện đại, có đầy đủ các quy định về vấn đề tuổi lao động; khế ước làm công; thời gian lao động và thời gian nghỉ; tiền công tối thiểu; vấn đề vệ sinh và đảm bảo an tồn cho NLĐ; vai trị của Sở thanh tra lao động hay nội dung về phụ cấp gia đình; phụ cấp thâm niên… Với 10 chương, 187 Điều, Sắc lệnh số 29/SL đã đặt nền móng đầu tiên cho việc xây dựng pháp luật lao động của nền kinh tế mang màu sắc “thị trường”, trong đó có những quy định về đơn phương chấm dứt HĐLĐ mà cho đến nay vẫn còn giá trị tham khảo. Những nội dung chính về đơn phương chấm dứt HĐLĐ được quy định từ Điều thứ 23 đến Điều thứ 31 của Sắc lệnh này.

Sắc lệnh đã quy định về trường hợp đơn phương chấm dứt HĐLĐ của NLĐ và NSDLĐ như sau: “Điều thứ 23: Đối với việc làm công không định hạn thì chủ và thợ, bất cứ lúc nào, cũng có thể tự mình thơi được. Nhưng phải báo trước trong thời hạn và trường hợp do Bộ trưởng Bộ Lao động ấn định.;

Điều thứ 24: Bên nào tự ý bãi khế ước có thể phải bồi thường cho bên kia. Tiền

bồi thường về sự tự ý bãi khế ước khác hẳn với tiền bồi thường vì khơng tuân hạn báo trước. …”.

Mặc dù sử dụng các từ ngữ, khái niệm cũ tại thời điểm bấy giờ, nhưng chúng ta vẫn thấy rõ tinh thần quy định của Sắc lệnh đối với quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ, về thời gian báo trước khi thực hiện đơn phương chấm dứt HĐLĐ cũng như quy định phải bồi thường trong trường hợp vi phạm thời gian báo trước. Những quy định này đã được kế thừa cho tới ngày nay.

Một trong số quy định về đơn phương chấm dứt HĐLĐ của NSDLĐ thể hiện rõ tính nhân văn sâu sắc tại thời điểm bấy giờ, khi mà quan niệm xã hội đang bị ảnh hưởng sâu sắc bởi chế độ phong kiến “trọng nam khinh nữ”. Nhưng có thể nói lần đầu tiên trong lịch sử lập pháp, người phụ nữ đã được bảo vệ, được bình đẳng thơng qua việc bảo vệ quyền và lợi ích khi tham gia quan hệ lao động. Tại Điều thứ 31 của Sắc lệnh 29/SL quy định “Chủ không được phép

bãi khế ước của người công nhân đàn bà nào đình việc luôn 8 tuần lễ trong thời kỳ thai sản. Công nhân đàn bà đau ốm vì có thai, hay đau ớm vì sinh đẻ có thể nghỉ lâu hơn thời hạn nói trên, nhưng không quá 12 tuần lễ. Chủ cũng không được phép vì thế mà bãi khế ước. Trái lệnh này, người cơng nhân đàn

22

bà có quyền đòi bồi thường. Công nhân đàn bà phải báo trước cho chủ biết duyên cớ mình nghỉ việc: chủ có thể nhờ thầy th́c xét xem có đích thực không.Khế ước nào trái với lệ nói trên đều vơ hiệu”.

Có thể nói, tại thời điểm đó đây được xem là quy định về quan hệ lao động rất tiến bộ. Quy định về việc NSDLĐ mà Sắc lệnh 29/SL gọi là “Chủ” không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ với NLĐ nữ (người

công nhân đàn bà) khi họ đang trong thời kỳ thai sản, ốm đau khi mang thai

hay sinh đẻ. Quy định này nhằm hạn chế sự vi phạm của NSDLĐ khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ với NLĐ nữ trong thời gian họ thực hiện thiên chức làm mẹ. Cũng như tạo công bằng với NLĐ là nam giới. Quy định này đã được kế thừa và phát huy trong tất cả các quy định của pháp luật Việt Nam cho đến ngày nay.

Nhìn chung, Sắc lệnh số 29/SL bước đầu đã có những quy định khá cụ thể về việc đơn phương chấm dứt HĐLĐ. Tuy nhiên, các quy định này trong Sắc lệnh số 29/SL cũng còn nhiều hạn chế mà nguyên nhân chủ yếu là do trình độ lập pháp thời kỳ này chưa cao. Sắc lệnh chưa dự liệu được hết các trường hợp đơn phương chấm dứt HĐLĐ cũng như hàng loạt những hậu quả pháp lý kéo theo của việc đơn phương chấm dứt HĐLĐ đó; chưa phân biệt hệ quả khi NSDLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ đúng luật, trái luật. Sự kiện lịch sử từ năm 1954, đất nước bị chia cắt thành hai miền Nam - Bắc. Nền kinh tế thay đổi lớn khi miền Bắc tiến lên xây dựng xã hội chủ nghĩa từ năm 1954-1985, các doanh nghiệp tư nhân dần chuyển thành hợp tác xã hay xí nghiệp, nên Sắc lệnh 29/SL và 77/SL dần dần bị xóa bỏ.

Năm 1963, Hội đồng Chính phủ ban hành Nghị định số 24/CP ngày 13/3/1963 ban hành điều lệ tuyển dụng và cho thôi việc đối với công nhân, viên chức Nhà nước. Nghị định này cũng đã quy định về việc đơn phương chấm dứt HĐLĐ của NSDLĐ cho NLĐ dưới tên gọi là cho thôi việc, quy định cụ thể tại Điều 15 Nghị định số 24/CP quy định lý do NSDLĐ được quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ như: Khi NLĐ vi phạm kỷ luật lao động, NLĐ không nhận sự điều động phân công công việc của NSDLĐ, khi NLD giả mạo giấy tờ hoặc khai man lý lịch để được tuyển dụng. Đồng thời cũng quy định về thủ tục mà NSDLĐ khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ phải thực hiện là đưa ra Hội đồng kỷ luật.

23

Tại Điều 16 Nghị định số 24/CP đã quy định thêm về lý do NSDLĐ được quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ với NLD đó là khi NSDLĐ gặp hoàn cảnh đặc biệt mà phải giải thể hoặc phải giảm bớt số lượng NLĐ. Đồng thời quy định về thủ tục báo cáo Cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thủ tục đơn phương có sự tham gia của Ban chấp hành cơng đồn, đồng thời quy định rõ thời gian báo trước cho NLĐ là 30 ngày.

Ngày 21/6/1977, Bộ Lao động đã ban hành Thông tư số 14-LĐ/TT về hướng dẫn việc tuyển dụng và cho thôi việc đối với công nhân, viên chức nhà nước trong tình hình mới.

Nhìn chung, pháp luật lao động giai đoạn 1945-1985 đã đánh dấu một bước phát triển lớn trong nền lập pháp của nước ta và đã đặt nền tảng quan trọng cho sự phát triển của pháp luật lao động trong thời kỳ sau này.

Giai đoạn từ năm 1985 đến năm 1994

Trong giai đoạn này, các quy định về đơn phương chấm dứt HĐLĐ có sự đổi mới tương đối tồn diện và phát triển theo yêu cầu điều tiết QHLĐ của nền kinh tế thị trường. Quyết định 217/QĐ-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng ngày 14/11/1987 thay thế Nghị định số 24/CP, các xí nghiệp quốc doanh chuyển dần chế độ tuyển dụng vào biên chế Nhà nước sang chế độ HĐLĐ (Điều 47 của Quyết định 217/QĐ-HĐBT). Quyết định số 217/HĐBT là văn bản đầu tiên quy định về hình thức tuyển dụng lao động theo HĐLĐ đúng với bản chất của nó.

Ngày 30/8/1990, Hội đồng nhà nước ban hành Pháp lệnh số 45- LCT/HĐNN về HĐLĐ là văn bản pháp luật lao động đầu tiên có giá trị pháp lý cao, đã pháp điển hóa các quy định của pháp luật về HĐLĐ thành một hệ thống có tính chất tiến bộ, hồn chỉnh, quy định đầy đủ về mục đích, phạm vi, đối tượng áp dụng, các nguyên tắc, trình tự giao kết, chấm dứt HĐLĐ, khẳng định xu hướng sử dụng HĐLĐ trong các QHLĐ. Đồng thời, bãi bỏ các quy định bất hợp lý, khơng cịn phù hợp với thực tiễn. Các quy định về HĐLĐ và chấm dứt HĐLĐ trong pháp lệnh này là nội dung cơ bản về HĐLĐ quy định tại chương I của BLLĐ năm 1994. Vấn đề đơn phương chấm dứt HĐLĐ được quy định từ Điều 21 đến Điều 26 của Pháp lệnh.

24

Như vậy, có thể thấy các quy định về đơn phương chấm dứt HĐLĐ của trong Pháp lệnh số 45 của Hội đồng Bộ trưởng năm 1990 đã ngày càng hoàn thiện, tiến bộ và đầy đủ hơn so với các quy định tại Sắc lệnh Số 29/SL ngày 12/3/1947. Các trường hợp được và không được quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ được mở rộng hơn, bao quát hơn và cũng phù hợp hơn với điều kiện phát triển của QHLĐ trong giai đoạn này. Những quy định tiến bộ trên là cơ sở để các nhà lập pháp tiếp tục phát triển và hoàn thiện quy định về đơn phương chấm dứt HĐLĐ trong BLLĐ mới năm 1994.

Giai đoạn từ năm 1994 đến năm 2002

Ngày 23 tháng 6 năm 1994, Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chính thức ban hành Bộ luật Lao động đầu tiên. Bộ luật Lao động năm 1994 đã kế thừa những nội dung mang nhiều ưu điểm của pháp luật lao động giai đoạn trước và đã đáp ứng được các yêu cầu mà thực tế quan hệ pháp luật lao động đã và đang đặt ra. Cùng với sự ra đời của BLLĐ, hàng loạt các Nghị định, Thơng tư hướng dẫn cũng nhanh chóng được ra đời như: Nghị định 198-CP ngày 31/12/1994 hướng dẫn thi hành BLLĐ về HĐLĐ, Thông tư 21/LĐTBXH-TT ngày 12/10/1996 hướng dẫn Nghị định 198-CP, Thông tư 02/2001/BLĐTBXH-TT ngày 09/01/2001 sửa đổi Thông tư 21/LĐTBXH- TT…

Trong thời kỳ này, quy định về đơn phương chấm dứt HĐLĐ đã được chú trọng và là một chế định quan trọng của BLLĐ 1994. Bộ luật đã dành quy định từ Điều 37 đến Điều 41 để quy định về đơn phương chấm dứt HĐLĐ.

Qua 07 năm thực hiện, ngày 02/4/2002, Quốc hội thông qua Luật sửa đổi bổ sung một số điều của BLLĐ và tiếp tục sửa đổi vào các năm 2006 và 2007. BLLĐ sau khi sửa đổi, bổ sung đã quy định cụ thể thêm các quyền lợi của các bên trong QHLĐ khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ. Nhìn chung, các quy định về đơn phương chấm dứt HĐLĐ trong những lần sửa đổi có một số thay đổi theo hướng hợp lý hơn, đầy đủ và toàn diện hơn so với các quy định về đơn phương chấm dứt HĐLĐ trong BLLĐ 1994. Ngoài ra, một loạt các Nghị định, Thơng tư cũng ra đời ví dụ như: Nghị định 44/2003/NĐ-CP hướng dẫn thi hành BLLĐ về HĐLĐ, Thông tư 21/2003/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thi hành Nghị định 44/2003/NĐ-CP, Thông tư 17/2009/TT-BLĐTBXH sửa đổi Thông tư 21/2003/TT-BLĐTBXH…

25

Giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2019.

Ngày 18/6/2012, Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 3 đã thơng qua Bộ luật Lao động số 10/2012/QH13 (Sau đây gọi là BLLĐ 2012). Nội dung về đơn phương chấm dứt HĐLĐ được quy định trong nhiều điều khoản liên quan, những vấn đề cơ bản được quy định từ Điều 36 đến Điều 49 của Bộ Luật. Chính phủ, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cũng đã ban hành các văn bản hướng dẫn chi tiết về HĐLĐ như Nghị định 44/2013/NĐ-CP hướng dẫn BLLĐ về HĐLĐ, Nghị định số 05/2015/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 12/01/2015 và Thơng tư 30/2013/TT-BLĐTBXH ngày 10/12/2013.

Trải qua q trình phát triển tương đối dài, pháp luật lao động về vấn đề đơn phương chấm dứt HĐLĐ đã được hoàn thiện hơn để phù hợp với thực tiễn phát triển của các quan hệ pháp luật lao động. Từ đó, đảm bảo tốt hơn về quyền lợi chính đáng của NLĐ cũng như lợi ích hợp pháp của NSDLĐ về đơn phương chấm dứt HĐLĐ, tạo mối quan hệ lao động hài hịa, góp phần phát triển thị trường lao động lành mạnh. Điều này đã góp phần khơng nhỏ bảo vệ quyền và lợi ích của các bên khi tham gia quan hệ lao động, đồng thời, dung hịa lợi ích giữa NLĐ, NSDLĐ với lợi ích chung của Nhà nước và xã hội.

Sau nhiều năm áp dụng thực thi trên thực tế, trước áp lực của hội nhập thương mại và phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam trong những năm gần đây, đã xuất hiện các đòi hỏi lớn đặt ra cho Bộ luật Lao động và yêu cầu Bộ luật Lao động cần phải được tiếp tục hồn thiện. Do đó, hiện nay Quốc hội đã thông qua BLLĐ năm 2019 với nhiều nội dung mới liên quan đến đơn phương chấm dứt HĐLĐ. BLLĐ năm 2019 sẽ có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2021. Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, tác giả sẽ tham chiếu đến một số nội dung mới của BLLĐ năm 2019 trong mối tương quan so sánh với BLLĐ năm 2012 và thực tiễn thực hiện.

26

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chấm dứt HĐLĐ là sự kiện pháp lí có tính phổ biến và khách quan trong quan hệ HĐLĐ, làm kết thúc QHLĐ, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của NLĐ và NSDLĐ, đồng thời làm phát sinh trách nhiệm giải quyết hậu quả pháp lý các bên.

Việc điều chỉnh pháp luật đối với quyền chấm dứt HĐLĐ là một yêu cầu khách quan nhằm bảo vệ và định hướng cho sự phát triển của quan hệ lao động theo ý chí chủ quan của Nhà nước, tạo khung pháp lý để hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của việc chấm dứt HĐLĐ đối với các bên. Một số nội dung điều chỉnh pháp luật đối với quyền chấm dứt HĐLĐ có thể kể đến như: Căn cứ, trình tự, thủ tục mà NLĐ, NSDLĐ phải thực hiện khi thực hiện quyền chấm dứt HĐLĐ; hậu quả pháp lý của NLĐ, NSDLĐ khi thực hiện quyền chấm dứt HĐLĐ.

Chương 1 của luận văn là những nhận thức có tính khái qt chung, làm tiền đề cho việc nghiên cứu thực tiễn pháp luật Việt Nam về chấm dứt HĐLĐ tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, cũng như hoàn thiện pháp luật về chấm dứt HĐLĐ.

27

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN TẠI CÁC DOANH

NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG

Một phần của tài liệu Pháp luật về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động và thực tiễn tại các doanh nghiệp tỉnh bắc giang (Trang 28 - 35)