Tổng quan về tình hình kinh tế xã hội và lao động trong các khu công

Một phần của tài liệu Pháp luật về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động và thực tiễn tại các doanh nghiệp tỉnh bắc giang (Trang 35 - 42)

1.1.3 .Ý nghĩa của việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

2.1. Tổng quan về tình hình kinh tế xã hội và lao động trong các khu công

nghiệp tỉnh Bắc Giang

Bắc Giang là tỉnh nằm trong vùng Trung du và Miền núi phía Bắc, có vị trí địa lý tương đối thuận lợi, nằm trên tuyến hành lang kinh tế Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, liền kề vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc; có hệ thống giao thơng thuận lợi bao gồm cả đường bộ, đường sắt và đường thủy tới thủ đô Hà Nội, cử khẩu quốc tế Lạng Sơn, sân bay quốc tế Nội Bài, cảng biển quốc tế Hải Phòng, Cái Lân… Bắc Giang là tỉnh có diện tích tự nhiên lớn, địa hình đa dạng, địa tầng ổn định, hội tụ đủ các điều kiện để phát triển công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ và giao lưu văn hóa với các tỉnh lân cận và các nước trong khu vực3.

Ngày 08/11/2001 Ban quản lý các KCN tỉnh Bắc Giang được thành lập theo quyết định số 1812/QĐ-CT của UBND tỉnh Bắc Giang. Sau 02 năm hoạt động, đến ngày 10/12/2003 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 261/2003/QĐ-TTg thành lập Ban Quản lý các KCN tỉnh Bắc Giang. Ban Quản lý các KCN tỉnh Bắc Giang sau khi được thành lập và đi vào hoạt động, ngày 27/10/2004 UBND tỉnh Bắc Giang ban hành Quyết định số 127/2004/QĐ-UB quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và mối quan hệ công tác của Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang theo Quy chế khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao ban hành kèm theo Nghị định số 36/CP ngày 24/4/1997 của Chính phủ.

Ngày 14/3/2008, Chính phủ ban hành Nghị định số 29/2008/NĐ-CP quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế. Ban tham mưu UBND tỉnh Ban hành Quyết định số 15/2017/QĐ-UBND ngày 11/5/2017 về việc ban hành Quy chế phối hợp quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang thay thế Quyết định số 68/2008/QĐ-UBND tỉnh 30/7/2008

3 Báo cáo số 41/BC-UBND ngày 02/8/2016 của UBND tỉnh Bắc Giang sơ kết 5 năm thực hiện Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2011-2020

28

và Quyết định số 691/2016/QĐ-UBND ngày 29/11/2016 về việc ban hành Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang thay thế Quyết định số 131/2009/QĐ-UBND ngày 30/11/2009.

Với chức năng, nhiệm vụ quản lý trực tiếp nhà nước đối với các Khu, Cụm công nghiệp được giao trên địa bàn tỉnh, Quản lý và tổ chức thực hiện chức năng cung ứng dịch vụ hành chính cơng và dịch vụ hỗ trợ khác có liên quan đến hoạt động đầu tư và sản xuất kinh doanh cho nhà đầu tư trong KCN. Tham gia ý kiến xây dựng trình các Bộ, ngành, UBND tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện. Xây dựng kế hoạch hàng năm và 05 năm về phát triển nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu cơng nghiệp trình UBND tỉnh Phê duyệt và tổ chức thực hiện, quản lý phổ biến, hướng dẫn, kiểm tra giám sát việc thực hiện quy định, quy hoạch, kế hoạch có liên quan tới KCN đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Đăng ký đầu tư, thẩm tra và cấp điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư đối với các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền. Thực hiện chức năng quản lý nhà nước theo ủy quyền về lĩnh vực lao động, môi trường, xây dựng và thực hiện các nhiệm vụ khác do UBND tỉnh giao, tham mưu UBND tỉnh ban hành.

Sau 15 năm phát triển đến nay tỉnh Bắc Giang đã có 06 KCN với tổng diện tích quy hoạch là 1466,75 ha, bao gồm:

- Khu công nghiệp Đình Trám do Cơng ty PTHT KCN tỉnh Bắc Giang (thuộc Ban Quản lý các KCN) làm chủ đầu tư, sau khi sáp nhập với CCN Đồng Vàng, tổng diện tích 127ha;

- Khu cơng nghiệp Song Khê - Nội Hồng: diện tích 158,7ha, Khu vực phía Bắc diện tích 90,6 ha do Cơng ty PTHT KCN tỉnh Bắc Giang; khu vực phía Nam diện tích 68,18 ha do Cơng ty cổ phần phát triển Fuji Bắc Giang.

- Khu cơng nghiệp Quang Châu: diện tích 426 ha, do Cơng ty cổ phần khu cơng nghiệp Sài Gịn - Bắc Giang làm chủ đầu tư;

- Khu công nghiệp Vân Trung: diện tích 350,3ha, do Cơng ty TNHH một thành viên Fugiang - Tập đoàn KHKT Hồng Hải (Đài Loan) làm chủ đầu tư.

- Khu cơng nghiệp Việt Hàn: diện tích 197,3 ha, giai đoạn hai mở rộng tới 200 ha;

29

- Khu công nghiệp Hịa Phú: 207,45 ha: do Cơng ty Cổ phần tập đoàn Phú Mỹ làm chủ đầu tư.

Các KCN của tỉnh đã được quy hoạch phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển các KCN của cả nước, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến 2020 được cấp có thẩm quyền phê duyệt4.

Từ năm 2005 đến nay, hoạt động sản xuất kinh doanh tại các KCN đã có sự tăng trưởng đáng kể, từ 10 doanh nghiệp hoạt động với doanh thu 65 tỷ đồng, bằng 11,2% tỷ trọng cơng nghiệp của tồn tỉnh, đến thời điểm tháng 10 năm 2015 có gần 160 dự án đi vào hoạt động.

Giai đoạn từ năm 2014 đến 2018, doanh thu từ hoạt động tại các KCN đạt 52.754 tỷ đồng, giá trị nhập khẩu đạt 1.877 triệu USD, xuất khẩu đạt 1.571 triệu USD, thuế phát sinh phải nộp đạt 816 tỷ đồng, đã nộp ngân sách tỉnh 113 tỷ đồng. Doanh thu các năm 2006 (gấp 10 lần so với năm 2005), năm 2010 (gấp 2,9 lần so với năm 2009), năm 2011 (gấp 2,2 lần so với năm 2010), năm 2012 (gấp 2,1 lần năm 2011).

Năm 2013, doanh thu của các doanh nghiệp đạt 30.150 tỷ đồng, giá trị nhập khẩu đạt 1.150 triệu USD, giảm 1,3% so với năm 2012, giá trị xuất khẩu đạt 980 triệu USD, tăng 12,6% so với năm 2012; Thuế phát sinh phải nộp đạt 490 tỷ đồng, tăng 78,18 % so với năm 2012.

Năm 2014, doanh thu của các doanh nghiệp đạt 32.800 tỷ đồng, tăng 5,3% so với năm 2013, chiếm khoảng 60% giá trị sản xuất cơng nghiệp của tồn tỉnh (giá so sánh năm 2010), giá trị nhập khẩu đạt 1.236 triệu USD, tăng 7,5% so với năm 2013; giá trị xuất khẩu đạt 1.130 triệu USD, tăng 15,3% so với năm 2013. Thuế phát sinh phải nộp đạt 890,2 tỷ đồng, tăng 81,7% so với năm 2013.

Năm 2015, doanh thu của các doanh nghiệp đạt 38.000 tỷ đồng, tăng 15,8% so với năm 2014, chiếm khoảng trên 60% giá trị sản xuất cơng nghiệp của tồn tỉnh (giá so sánh năm 2010); giá trị nhập khẩu đạt 1.250 triệu USD, tăng 10,7% so với năm 2014, giá trị xuất khẩu đạt 1.300 triệu USD tăng 16,4%

4 Lịch sử phát triển Ban quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang (Cổng thông tin điện tử Ban quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang đăng ngày 01/10/2020)

30

so với năm 2014, thuế phát sinh phải nộp đạt 750 tỷ đồng, giảm 15,7% so với năm 2014.

Năm 2016, trong các khu, cụm cơng nghiệp do Ban quản lý đã có 187 doanh nghiệp đi vào sản xuất. Doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh đạt 36.000 tỷ đồng, tăng khoảng 43% so với cùng kỳ. Thuế phát sinh phải nộp ước 510 tỷ đồng, tăng khoảng 5% so với cùng kỳ, trong đó nộp tại Bắc Giang ước đạt 330 tỷ đồng, tăng 26,44% so với cùng kỳ, xuất khẩu ước đạt khoảng 1.425 triệu USD, tăng 63,1% so với cùng kỳ, nhập khẩu ước đạt 1.350 triệu USD, tăng 66,42% so với cùng kỳ. Giá trị sản xuất công nghiệp trong năm tại các khu công nghiệp đạt 26.643 tỷ đồng, chiếm 74,53% giá trị sản xuất cơng nghiệp tồn tỉnh.

Năm 2017, trong các KCN do Ban quản lý đã có 221 doanh nghiệp đi vào sản xuất, doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2017 ước đạt 104.000 tỷ đồng, tăng 43,2% so với năm 2016 và 880 tỷ đồng, tăng 16,2% so với cùng ký năm 2016, xuất khẩu ước đạt 4.000 triệu USD, tăng 41,3% so với cùng kỳ năm 2016, nhập khẩu ước đạt 3.200 triệu USD, tăng 38,0% so với cùng kỳ 2016.

Năm 2018, trong các KCN có 227 dự án đi vào hoạt động , tăng 18 doanh nghiệp so với cùng kỳ năm 2017. Doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh ước đạt 50.000 tỷ đồng, tăng 22% so với cùng kỳ năm 2017. Thuế phát sinh phải nộp ước đạt 450 tỷ đồng, bằng cùng kỳ năm 2017. Giá nhập khẩu ước đạt 2.250 triệu USD, tăng 104,5% so với cùng kỳ năm 2017. Giá trị xuất khẩu ước đạt 2.200 triệu USD, tăng 37,5% so với cùng kỳ 2017.

Năm 2019, trong các KCN do Ban quản lý đã có 285 doanh nghiệp đi vào sản xuất. Doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2019 ước đạt 145.000 tỷ đồng, tăng 22,9% so với năm 2018; tổng các khoản thuế phát sinh phải nộp đạt khoảng 1.100 tỷ đồng, tăng gần 19% so với năm 2018; giá trị sản xuất công nghiệp của các doanh nghiệp trong các KCN chiếm khoảng 84% tổng giá trị sản xuất công nghiệp của cả tỉnh (năm 2018 chiếm 80,46%). Giá trị nhập khẩu đạt khoảng 5,3 tỷ USD (tăng hơn 20,5% so năm 2018); giá trị xuất khẩu đạt khoảng 5,9 tỷ USD (tăng 28,3% so với năm 2018).

31

09 tháng năm 2020 Doanh thu từ hoạt động SXKD của các doanh nghiệp trong các KCN ước đạt khoảng 110.000 tỷ đồng, giảm khoảng 13,8% so với cùng kỳ năm 2019 (Tổng giá trị sản xuất hàng hóa và dịch vụ 09 tháng năm

2019 đạt khoảng: 130.000 tỷ đồng). Việc giảm doanh thu trong 9 tháng năm

2020 do các doanh nghiệp bị ảnh hưởng từ dịch Covid-19, thị trường đầu ra và thị trường nhập khẩu nguyên liệu bị ảnh hưởng (EU và Hoa Kỳ) do các nước áp dụng các biện pháp phòng chống dịch, trong quý 2, có nhiều doanh nghiệp suy giảm từ 30% đến 45% doanh thu hàng hóa và dịch vụ. Giá trị xuất khẩu 9 tháng 2020 đạt khoảng 5,1 tỷ USD (tương đương so với cùng kỳ năm 2019); giá trị nhập khẩu đạt khoảng 4,75 tỷ USD (giảm 0,25 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2019).

Kết quả trên cho thấy, việc phát triển các KCN đã làm tăng trưởng đáng kể ngành cơng nghiệp tồn tỉnh, làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương. Giá trị sản xuất công nghiệp, giá trị xuất nhập khẩu và thu nộp ngân sách bình quân trên 1ha phần nào cho thấy rõ hiệu quả đáng kể của KCN.

Thực trạng về nguồn lao động trong các KCN tỉnh Bắc Giang.

Tình hình lao động tại các KCN tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2013-T9/2018 ĐVT: Người Năm Tổng số DN sản xuất Tổng số lao động

Lao động người địa

phương Lao động nữ Tổng số Tỷ lệ (%) Tổng số Tỷ lệ (%) 2013 109 37.710 29.888 79,26 29.002 76,91 2014 136 45.782 31.412 68,61 34.604 75,58 2015 156 47.218 33.318 70,56 34.054 72,12 2016 172 49.101 41.635 84,79 36.511 74,36 2017 181 50.286 42.072 83,67 37.814 75,02 Từ đầu năm đến 09/2018 196 51.897 42.986 82,83 38.030 73,27

32

Các KCN Bắc Giang ngày càng phát triển đã thu hút ngày càng đông lực lượng lao động. Ngoài số lao động trực tiếp trong KCN, các KCN này còn tạo thêm được việc làm gián tiếp cho hàng nghìn hộ nơng dân sản xuất, nuôi trồng cung cấp nguồn nguyên liệu cho các nhà máy chế biến nông sản, thủy hải sản và hàng nghìn người làm dịch vụ nhà trọ, phương tiện vận tải, bốc vác, ăn uống, v,v… Trong năm 2017, các KCN đã thu hút được hơn bốn nghìn lao động, số lượng lao động tăng nhanh.

Đến nay, tổng số lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp KCN khoảng 133.000 lao động, tăng 28.461 người so với cùng kỳ 2019. Trong đó lao động là người địa phương chiếm khoảng 70%; lao động nữ 86.697 lao động (chiếm khoảng 65%); số lao động đã tham gia bảo hiểm xã hội 125.000 (chiếm khoảng 94%), số còn lại chưa được tham gia BHXH chủ yếu là mới vào làm việc tại doanh nghiệp. Thu nhập bình quân của người lao động đạt khoảng 7,5 triệu đồng/người/tháng.

Lực lượng lao động trẻ có độ tuổi trung bình từ 18 - 27 tuổi. Nhân lực lao động trong các KCN có 02 loại hình nhân lực đó là: nhân lực phổ thông và nhân lực chất lượng cao. Nhân lực phổ thông hiện tại vẫn chiếm số đông, do một số doanh nghiệp lớn tuyển nhiều lao động phổ thông để thực hiện công việc lắp ráp, gia cơng các sản phẩm, trong khi đó tỷ lệ nhân lực chất lượng cao lại chiếm tỷ lệ thấp.

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang hiện có 76 cơ sở dạy nghề, trong đó có: 03 trường Cao đẳng nghề, 06 trường Trung cấp nghề, 21 trong tâm dạy nghề và 46 cơ sở có chức năng dạy nghề, với trường cao đẳng nghề công nghệ Việt – Hàn là 01 trong 45 trường trên cả nước được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đầu tư phát triển trường nghề chất lượng cao đến năm 2020.

Tổng quy mô tuyển sinh, đào tạo được cấp phép của các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh hiện nay là 46.875 học sinh/năm. Trung cấp nghề là 3.070 học sinh/năm, sơ cấp nghề và dạy nghề thường xuyên là 42.675 học sinh/năm.

Hiện có 50 cơ sở dạy nghề tư thục, trong đó có 26 cơ sở dạy nghề do các doanh nghiệp đăng hoạt động đào tạo nghề ở trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề nghề thường xun với mơ hình tuyển sinh, đào tạo là trên 10.000 lao động/năm.

33

Để giải bài toán về nguồn lao động chất lượng cao ở các KCN tỉnh Bắc Giang, thì thực tế khơng thể phủ nhận rằng, trình độ đào tạo của người lao động là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất để phản ánh chất lượng của nguồn nhân lực. Trình độ kiến thức và kĩ năng nghề của lao động đóng vai trị cực kì quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Người lao động có tay nghề sẽ sử dụng tốt các loại thiết bị công nghệ cao, phức tạp, tiếp thu và áp dụng các loại thiết bị công nghệ tiên tiến, hiện đại. Nhưng hiện nay, tỷ lệ lao động qua đào tạo ở các KCN trên địa bàn tỉnh còn thấp, cụ thể.

Năm 2013, các doanh nghiệp sử dụng lao động đã qua đào tạo là 8.405 lao động, chiếm tỷ lệ 22,3% tổng lao động và tăng hơn năm 2012 là 1.591 lao động. Năm 2014 các doanh nghiệp sử dụng lao động qua đào tạo là 13.098 lao động, chiếm 28,6% tổng số lao động và tăng hơn năm 2013 là 5.503 lao động. Năm 2015, các doanh nghiệp đã sử dụng lao động qua đào tạo là 15.098 lao động, chiếm 32% tổng số lao động và tăng hơn so với năm 2014 là 2.000 lao động. Năm 2016, các doanh nghiệp đã sử dụng lao động qua đào tạo là 18.120 lao động, chiếm 49,1% tổng số lao động tăng 3.022 lao động. Năm 2017, các doanh nghiệp đã sử dụng lao động qua đào tạo là 21.430 lao động, chiếm 42,65 tổng số lao động, tăng 3.310 lao động . Tính đến tháng 9 năm 2018, số lao động đã qua đào tạo được các doanh nghiệp sử dụng là 23.803 lao động, chiếm 45,87% tổng số lao động, tăng 2.373 lao động.

Tuy nhiên, tỷ lệ lao động qua đào tạo với trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề ngắn hạn chiếm số lượng lớn, số lượng lao động được đào tạo bài bản, có trình độ cao vẫn chưa nhiều. Thực tế số lượng lao động đã qua đào tạo hơn 41,1% nhưng do một số doanh nghiệp khi tuyển dụng lao động phổ thông họ không u cầu lao động cần phải có trình độ chun mơn nên nhiều lao động khi nộp hồ sơ và trong q trình tuyển dụng họ khơng khai báo về trình độ chun mơn của mình đã được đào tạo, nên chỉ tiêu về lao động đã qua đào tạo chưa đạt kế hoạch đề ra5.

Như vậy, quá trình phát triển các KCN tỉnh Bắc Giang tất yếu đòn hỏi chất lượng nguồn nhân lực cao. Nhưng thực tế trình độ, năng lực nghề nghiệp

5 Niên gián thống kê tỉnh Bắc Giang (2013, 2014, 2015, 2016, 2017); Báo cáo tình hình hoạt động của Ban quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang năm 2018; Lịch sử phát triển Ban quản lý các khu công nghiệp

Một phần của tài liệu Pháp luật về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động và thực tiễn tại các doanh nghiệp tỉnh bắc giang (Trang 35 - 42)