Yêu cầu hoàn thiện các quy định của pháp luật về đơn phương chấm dứt

Một phần của tài liệu Pháp luật về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động và thực tiễn tại các doanh nghiệp tỉnh bắc giang (Trang 64 - 67)

1.1.3 .Ý nghĩa của việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

3.1. Yêu cầu hoàn thiện các quy định của pháp luật về đơn phương chấm dứt

dứt hợp đồng lao động

Hoàn thiện pháp luật về chấm dứt hợp đồng lao động là một trong những yêu cầu khách quan trong giai đoạn hiện nay xuất pháp từ những yêu cầu sau:

Thứ nhất: Trong nền kinh tế thị trường, hợp đồng lao động là hình thức

tuyển dụng lao động chủ yếu của các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức; là hình thức pháp lý chủ yếu để người lao động và người sử dụng lao động tự do xác lập quan hệ lao động; là căn cứ pháp lý để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ lao động... Do đó phải tiếp tục hồn thiện pháp luật về hợp đồng lao động trong đó có các quy định về chấm dứt hợp đồng lao động để thực sự phát huy được vai trò trên là một trong những yêu cầu khách quan hiện nay.

Thứ hai: Chấm dứt hợp đồng lao động là sự kiện pháp lý mà hậu quả

của nó thể hiện dưới cả hai phương diện tích cực và tiêu cực.

Xét phương diện tích cực, chấm dứt hợp đồng lao động thể hiện quyền tự do tuyển chọn, bố trí, sắp xếp, tăng giảm lao động phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh của người sử dụng lao động. Bên cạnh đó chấm dứt hợp đồng lao động cịn là một áp lực buộc người sử dụng lao động phải nâng cao thu nhập, cải thiện môi trường làm việc cho người lao động, thực hiện chính sách đãi ngộ đối với người lao động nhằm giữ họ ở lại làm việc cho doanh nghiệp. Đối với người lao động chấm dứt hợp đồng lao động còn là một biện pháp buộc họ phải chủ động, tích cực nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ của mình để tránh bị thất nghiệp.

Xét phương diện tiêu cực, hậu quả của chấm dứt hợp đồng lao động tác động trực tiếp tới thu nhập, cuộc sống, tâm lý của người lao động và gia đình họ; ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động sản xuất kinh doanh của người sử dụng lao động, trong nhiều trường hợp cịn gây thiệt hại đến tài sản, uy tín của

57

doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức. Chính vì vậy, hồn thiện pháp luật về chấm dứt hợp đồng lao động để nó thực sự là một trong những biện pháp hữu hiệu để người lao động, người sử dụng lao động kết thúc quan hệ lao động và hạn chế những hậu quả tiêu cực như trên là hoàn toàn cần thiết trong giai đoạn hiện nay.

Thứ ba: Trong quan hệ lao động, không phải lúc nào các bên chủ thể

trong HĐLĐ cũng thỏa thuận được với nhau để chấm dứt hợp đồng lao động. Như vậy, cũng khơng có nghĩa là hợp đồng lao động sẽ không được chấm dứt nếu thiếu yếu tố thỏa thuận, nhiều trường hợp khơng có thỏa thuận của các bên mà hợp đồng lao động vẫn chấm dứt bởi do ý chí chủ quan của một bên trong quan hệ. Để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong quan hệ lao động cũng như vì sự an tồn chung của xã hội, pháp luật lao động thừa nhận việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động khi một bên vi phạm hợp đồng lao động hoặc vi phạm pháp luật lao động cũng như vi phạm pháp luật nói chung.

Theo nguyên tắc này, NLĐ sẽ được quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ nếu lợi ích của họ bị xâm phạm, ví dụ khi người lao động không được trả lương đầy đủ hay bị NSDLĐ ngược đãi, cưỡng bức… (Điều 37 BLLĐ). Cũng tương tự như vậy, NSDLĐ cũng được quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ trong một số trường hợp như: khi người lao động thường xuyên khơng hồn thành cơng việc theo hợp đồng hoặc do thiên tai hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác xảy đến với doanh nghiệp… (Điều 38, Điều 85 BLLĐ). Và việc đơn phương chấm dứt HĐLĐ của các bên trong nhiều trường hợp được pháp luật tạo điều kiện cho bên này khả năng bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình nhưng phải đặt trong mối tương quan với quyền lợi hợp pháp của mình khơng bị xâm phạm thì cũng cần tơn trọng quyền lợi hợp pháp của bên kia. Điều này thể hiện trong việc khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ họ phải tuân theo một số thủ tục như: thời hạn báo trước, nghĩa vụ bàn bạc với Ban chấp hành cơng đồn cơ sở hay trách nhiệm trợ cấp cho NLĐ để họ đỡ gặp khó khăn trong giai đoạn tìm cơng việc mới…

Ngồi ra, để đảm bảo cho an toàn chung của xã hội, pháp luật còn quy định hợp đồng lao động cũng được chấm dứt nếu như việc tiếp tục duy trì quan hệ tạo hướng bất an tồn cho xã hội, ví dụ khi NLĐ bị cấm làm cơng việc cũ

58

theo quy định của Tòa án. Cũng theo nguyên tắc này, NSDLĐ sẽ không được đơn phương chấm dứt HĐLĐ với NLĐ vì một trong những lý do quy định ở Điều 39 BLLĐ.

Đảm bảo nguyên tắc này tức là pháp luật đã bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên khi bị xâm phạm hoặc có nguy cơ bị ảnh hưởng, tránh việc ràng buộc NLĐ trong một doanh nghiệp suốt đời cũng như tạo điều kiện cho NSDLĐ thiết lập những hợp đồng đảm bảo lợi ích của mình. Điều đó cũng đảm bảo cho các quan hệ lao động tồn tại phát huy hiệu quả của nó, bởi lẽ khi quan hệ lao động đã tồn tại ý định bất hợp tác giữa các bên thì có duy trì cũng khó đạt được mục đích của nó, khi đó cách tơt nhất là chấm dứt HĐLĐ. Tuy nhiên trên thực tế các bên có thể vì q coi trọng lợi ích của mình mà khơng quan tâm đến phía bên kia dẫn đến chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật. Khi đó để đảm bảo nguyên tắc này pháp luật quy định khơng những bên vi phạm phải có những nghĩa vụ nhất định đối với bên bị vi phạm mà còn phải chịu trách nhiệm trước Nhà nước.

Thứ tư: Nhìn chung thị trường lao động nước ta cịn mang tính tự phát

cao và đang trong giai đoạn chuyển đổi mạnh, cung lao động lớn hơn cầu lao động cả về quy mô và cơ cấu, nhận thức chung của NLĐ và NSDLĐ về quan hệ lao động, về địa lý pháp lý của mình trong quan hệ lao động và về các quy định của pháp luật lao động… cịn nhiều hạn chế. NLĐ chưa có thói quen lấy pháp luật làm chuẩn mực cho hành vi cư xử, làm cơng cụ bảo vệ mình, nhiều NLĐ cịn cho rằng ký HĐLĐ bằng văn bản hay khơng ký cũng giống nhau vì việc làm, tiền công và các quyền khác cũng không thay đổi. Mặt khác trong bối cảnh cung lớn hơn cầu nhiều người lao động có tâm lý mong muốn có được việc làm phù hợp hoặc bất kỳ việc làm gì miễn là để có thu nhập. Với tâm lý đó, thật dễ hiểu khi những quy định tối thiểu của quan hệ lao động dễ dàng bị phá vỡ. Tâm lý cầu cạnh, muốn được ban ơn phổ biến ở hầu hết những người xin việc khiến NLĐ khó có thể tiến hành thương lượng một cách bình đẳng như pháp luật quy định với NSDLĐ. Bên cạnh đó, do cung lớn hơn cầu nên NSDLĐ dễ dàng phá vỡ các quan hệ lao động đã có trước đây bằng những thỏa thuận bổ sung mới có lợi hơn cho họ, đưa NLĐ vào thế hoặc phải thỏa thuận chấp nhận hoặc đơn phương chấm dứt HĐLĐ. Chính vì vậy, việc hoàn thiện pháp luật về đơn phương chấm dứt HĐLĐ phải được tiến hành đồng thời

59

với các biện pháp tuyền truyền giáo dục, kiện toàn nâng cao năng lực thanh tra lao động… có như vậy mới có thể bảo vệ NLĐ. Mặt khác hồn thiện pháp luật về chấm dứt hợp đồng lao động góp phần quan trọng tạo điều kiện thuận lợi để người lao động và người sử dụng lao động dễ dàng tham gia vào thị trường cũng như tạo hàng hóa đa dạng cho thị trường.

Thứ năm: Việc tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như

CPTPP, EVFTA được coi là một dấu mốc quan trọng trong tiến trình hội nhập sâu rộng quốc tế của nước ta. Đi kèm với q trình hội nhập đó chúng ta đã và đang tiếp tục hồn thiện nhiều văn bản pháp luật cho phù hợp với tiêu chuẩn lao động, nguyên tắc lao động của tổ chức lao động quốc tế (ILO). Do vậy, trong q trình hồn thiện các quy định đơn phương chấm dứt HĐLĐ nói riêng và pháp luật lao động nói chung cần thiết phải được tính đến yếu tố tiêu chuẩn lao động, nguyên tắc về lao động của quốc tế, bảo đảm các yếu tố đó trong pháp luật lao động của Việt Nam.

Bên cạnh đó, Chính phủ Việt Nam cần phải có các chính sách về đào tạo, giáo dục nâng cao tay nghề, chuyên môn nghiệp vụ, tác phong công nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật, văn hóa doanh nghiệp…để nâng cao khả năng cạnh tranh với lao động nước ngoài ở cả thị thị trường trong nước và nước ngồi. Đây cũng chính là cách tốt nhất để NLĐ tự bảo vệ mình tránh nguy cơ NLĐ bị mất việc làm ngay trên đât nước mình do thiếu trình độ.

Thứ sáu: BLLĐ năm 2019 sẽ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/01/2021,

bên cạnh một số các quy định mới về đơn phương chấm dứt HĐLĐ thì BLLĐ năm 2019 kế thừa nhiều quy định về đơn phương chấm dứt HĐLĐ của BLLĐ năm 2012. Vì vậy, những tồn tại, vướng mắc cũng như phát sinh vấn đề mới về đơn phương chấm dứt HĐLĐ là khơng tránh khỏi. Do đó, u cầu hồn thiện pháp luật nhằm nâng cao tính khả thi của BLLĐ năm 2019 về đơn phương chấm dứt HĐLĐ là một tất yếu khách quan.

Một phần của tài liệu Pháp luật về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động và thực tiễn tại các doanh nghiệp tỉnh bắc giang (Trang 64 - 67)