27. Xem: Điều 8 Luật thuế giá trị gia tăng.
2.2.2. Những khó khăn, vướng mắc, hạn chế và bất cập
Thực tế cho thấy, mặc dù các quy định ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đã góp phần hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp vượt qua khó khăn, thách thức, song hiệu quả đạt được cịn thấp. Việc mở rộng chính sách ưu đãi thuế cũng được cho là nguyên nhân làm thu hẹp và giảm tính bền vững của quy mơ động viên vào ngân sách nhà nước. Chính sách ưu đãi thuế nói chung và thuế thu nhập doanh nghiệp nói riêng đối với doanh nghiệp khởi nghiệp thời gian qua cịn nhỏ lẻ, mang tính chất giải quyết khó khăn theo từng thời điểm và chưa mang tính liên tục, q trình triển khai vẫn cịn hạn chế và chưa đạt được hiệu quả cao trong ứng dụng vào thực tiễn, cụ thể là:
Thứ nhất, sự hỗ trợ từ thuế nhằm giúp doanh nghiệp khởi nghiệp trong
giai đoạn suy thoái kinh tế là chưa nhiều so với nhu cầu về nguồn lực tài chính để giúp loại doanh nghiệp này vượt qua khó khăn. Trong thời gian qua, các doanh nghiệp nhỏ và vừa nói chung và doanh nghiệp khởi nghiệp nói riêng thường gặp khó khăn lớn nhất là tình trạng thiếu vốn đầu tư ban đầu cho hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học cơng nghệ mới, các hàng hóa được sản xuất ra thường ở dạng thử nghiệm và mới được phân phối trên thị trường, dẫn đến bị tồn kho nhiều, lợi nhuận thấp hoặc bị lỗ nên chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp không phát huy tác dụng nhiều lắm39
.
Thứ hai, mặc dù với sự ra đời của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và
vừa năm 2017, sự kiện này đã đánh dấu bước cải cách chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp mang tính dài hạn nhưng cho đến nay chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể là doanh nghiệp khởi nghiệp được hưởng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là bao nhiêu?
Thứ ba, căn cứ để xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa nói chung và
doanh nghiệp khởi nghiệp nói riêng hưởng ưu đãi thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp dựa trên doanh thu là chưa thật sự hợp lý, bởi lẽ về bản chất thì căn cứ để tính thuế thu nhập doanh nghiệp phải là thu nhập, chứ không phải doanh thu.
39. Xem: Phạm Thị Hiền Thảo, Vụ Pháp chế (Bộ Tài chính), “Hồn thiện quy định về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa”. Dẫn bởi nguồn: http://tapchitaichinh.vn/su-kien-noi- doanh nghiệp đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa”. Dẫn bởi nguồn: http://tapchitaichinh.vn/su-kien-noi- bat/hoan-thien-quy-dinh-ve-uu-dai-thue-thu-nhap-doanh-nghiep-doi-voi-doanh-nghiep-nho-va-vua-307632.html, truy cập ngày 15/01/2021.
Quy định này làm phát sinh chi phí quản lý, cơ quan thuế phải tìm thơng tin về doanh thu của doanh nghiệp trong quá trình thực hiện chức năng quản lý thuế. Đồng thời, với cùng quy mô doanh nghiệp, một số ngành nghề có tỷ suất lợi nhuận cao sẽ có thu nhập cao hơn.
Thứ tư, chính sách miễn, giảm, ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp
chưa phù hợp, chưa bao quát hết các đối tượng, lĩnh vực, như doanh nghiệp vừa và nhỏ khởi nghiệp; nhà đầu tư cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo; doanh nghiệp vừa và nhỏ trong các ngành sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng lớn (lĩnh vực công nghệ cao, lĩnh vực khoa học - công nghệ); cơ sở ươm tạo doanh nghiệp nhỏ và vừa, cơ sở kỹ thuật, khu làm việc chung hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa...
Thứ năm, quy định về khấu hao tài sản trong Luật Thuế thu nhập
doanh nghiệp đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa hợp lý. Hiện nay Luật thuế thu nhập doanh nghiệp mới chỉ cho phép các doanh nghiệp có hiệu quả khấu hao nhanh nhưng không quá 2 lần mức khấu hao theo phương pháp đường thẳng. Tuy nhiên, chính sách này khơng phát huy hiệu quả trong thực tiễn. Chưa có quy định riêng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa dẫn tới sự áp dụng thiếu linh hoạt và sai đối tượng cần ưu tiên40
.
Bên cạnh đó, chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo địa bàn khá cao nhưng vẫn khó thu hút nhà đầu tư, bởi khi đầu tư vào những địa bàn kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn thì ngồi vấn đề liên quan đến thuế, doanh nghiệp nhỏ và vừa cịn gặp khá nhiều tồn tại. Do đó, chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo địa bàn vẫn chưa đạt được các mục tiêu đề ra.
Qua khảo sát và tìm hiểu thực tiễn thực hiện, tác giả luận văn cho rằng những hạn chế nói trên bắt nguồn từ một số nguyên nhân sau:
Một là, do vẫn còn tồn tại trong nhận thức của nhiều chủ thể, kể cả các
cơ quan làm chính sách và tổ chức thực hiện chính sách vẫn chưa coi trọng thành phần kinh tế tư nhân, chưa tập trung phát triển khu vực kinh tế tư nhân
40. Xem: Phạm Thị Hiền Thảo, Vụ Pháp chế (Bộ Tài chính), “Hồn thiện quy định về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa”. Dẫn bởi nguồn: http://tapchitaichinh.vn/su-kien-noi- doanh nghiệp đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa”. Dẫn bởi nguồn: http://tapchitaichinh.vn/su-kien-noi- bat/hoan-thien-quy-dinh-ve-uu-dai-thue-thu-nhap-doanh-nghiep-doi-voi-doanh-nghiep-nho-va-vua-307632.html, truy cập ngày 15/01/2021.
mà nòng cốt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, trong đó có doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo. Tư duy chậm đổi mới, vẫn coi doanh nghiệp là đối tượng quản lý, chưa coi doanh nghiệp là đối tượng cần được Nhà nước khuyến khích, hỗ trợ phát triển.
Hai là, cơng tác thể chế hóa các chính sách về hỗ trợ thuế đối với doanh nghiệp khởi nghiệp cũng còn nhiều bất cập, chưa đẩy mạnh việc tham khảo ý kiến cộng đồng doanh nghiệp, chủ yếu là dựa trên suy xét, phân tích tình hình thực tế và trên cơ sở những mong muốn quản lý của cơ quan nhà nước khi ban hành văn bản pháp luật nên thiếu tính khách quan, thực tiễn và tính khả thi thấp. Cùng với đó là việc dự báo, đánh giá tác động của chính sách thuế đối với doanh nghiệp còn chưa đầy đủ, thiếu khách quan41.
Ba là, do tình hình kinh tế thế giới và khu vực tiếp tục diễn biến phức
tạp, tốc độ phục hồi kinh tế chậm, không đồng đều và tiềm ẩn nhiều rủi ro, rào cản thương mại và chính sách bảo hộ có xu hướng gia tăng nên cơ quan quản lý chưa dự báo hết khó khăn, thách thức đối với doanh nghiệp để có chính sách, quy định phù hợp, mang tính chiến lược dành cho doanh nghiệp khởi nghiệp.
Bốn là, do sự yếu kém từ năng lực nội tại của các doanh nghiệp nhỏ
và vừa nói chung, trong đó có doanh nghiệp khởi nghiệp dẫn tới trình độ hiểu biết về pháp luật và tính tn thủ pháp luật thuế cịn rất nhiều hạn chế. Các doanh nghiệp này thường chưa coi trọng tính minh bạch về hoạt động sản xuất, kinh doanh nên nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp không được hưởng chính sách ưu đãi về thuế hoặc chưa tận dụng được tối đa những ưu đãi của pháp luật thuế.
Kết luận chƣơng 2
Trong nhiều năm trở lại đây, các tư tưởng, quan điểm, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về khuyến khích, tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân phát triển đã được thể hiện tại các văn bản quy phạm pháp luật, nhất là các văn bản về thuế được sửa đổi, bổ sung trong thời gian qua. Cụ thể, từ năm 2004 đến nay, với việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về thuế, các chính sách ưu đãi thuế đối với doanh nghiệp có vốn đầu
41. Xem: Phạm Thị Hiền Thảo, Vụ Pháp chế (Bộ Tài chính), “Hồn thiện quy định về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa”. Dẫn bởi nguồn: http://tapchitaichinh.vn/su-kien-noi- doanh nghiệp đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa”. Dẫn bởi nguồn: http://tapchitaichinh.vn/su-kien-noi- bat/hoan-thien-quy-dinh-ve-uu-dai-thue-thu-nhap-doanh-nghiep-doi-voi-doanh-nghiep-nho-va-vua-307632.html, truy cập ngày 15/01/2021.
tư nước ngoài và doanh nghiệp đầu tư trong nước cơ bản được thống nhất và kiện tồn, góp phần đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính về thuế. Đây là giai đoạn cải cách thuế được triển khai khá toàn diện, triệt để thể hiện trong việc sửa đổi, bổ sung, hồn thiện hệ thống chính sách thuế theo cơ chế kinh tế thị trường, tăng cường hội nhập với các nền kinh tế khu vực và thế giới.
Một trong những chính sách hỗ trợ điển hình về thuế đó là việc áp dụng mức ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp thành lập mới hoặc thực hiện các dự án đầu tư mới, trong đó tập trung vào đầu tư, phát triển khoa học và công nghệ, sản phẩm công nghệ cao, sản xuất năng lượng tái tạo, bảo vệ môi trường như: Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; ứng dụng công nghệ cao thuộc danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển theo quy định của Luật Công nghệ cao; ươm tạo công nghệ cao; đầu tư mạo hiểm cho phát triển công nghệ cao thuộc danh mục công nghệ cao được ưu tiên phát triển theo quy định của pháp luật về công nghệ cao; đầu tư phát triển nhà máy nước, nhà máy điện, hệ thống cấp thoát nước; cầu, đường bộ, đường sắt; phát triển công nghệ sinh học; dự án đầu tư mới thuộc lĩnh vực bảo vệ mơi trường… Các chính sách thuế được thiết kế hỗ trợ theo nhiều kênh: hỗ trợ trực tiếp, hỗ trợ gián tiếp, hỗ trợ theo địa bàn, hỗ trợ theo đối tượng…
Chƣơng 3