Cơ sở khoa học của việc quy định kê biên quyềnsử dụngđất trong thihành án dân

Một phần của tài liệu Kê biên quyền sử dụng đất trong thads từ thực tiễn quận long biên, thành phố hà nội (Trang 28 - 30)

7. Kết cấu của đề tài

1.2. Cơ sở khoa học của việc quy định kê biên quyềnsử dụngđất trong thihành án dân

án dân sự

1.2.1. Đảm bảo tính khả thi và hiệu quả của thi hành án dân sự

Đối với thực hiện pháp luật thi hành án nói chung, kê biên tài sản là QSDĐ trong THADS nói riêng, Điều 106 Hiến pháp nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 qui định: “Bản án, quyết định của Toà án nhân dân có hiệu lực pháp luật phải đƣợc cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng; cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành”; Điều 4 Luật THADS sửa đổi, bổ sung năm 2014 quy định “Bản án, quyết định quy định tại Điều 2 của Luật này phải đƣợc cơ quan, tổ chức và mọi công dân tôn trọng. Cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan trong phạm vi trách nhiệm của mình chấp hành nghiêm chỉnh bản án, quyết định và phải chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật về việc thi hành án”. Nhƣ vậy, việc thực hiện pháp luật THADS nói chung và pháp luật về kê biên tài sản là QSDĐ nói riêng khơng những bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật, mà còn tăng cƣờng pháp chế xã hội chủ nghĩa, đảm bảo tính khả thi và hiệu quả THADS.

27

1.2.2. Đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định dân sự

Để các bản án, quyết định của Tòa án đƣợc thi hành trên thực tế, trong quá trình tổ chức thi hành án cơ quan THADS luôn lựa chọn biện pháp vận động, thuyết phục ngƣời phải thi hành án tự nguyện thi hành án. Tuy nhiên, không phải lúc nào ngƣời phải thi hành án cũng tự nguyện thi hành án theo đúng phán quyết của Tòa án. Trong rất nhiều trƣờng hợp, ngƣời phải thi hành án có điều kiện nhƣng không tự nguyện thi hành án, buộc cơ quan thi hành án phải tổ chức cƣỡng chế thi hành án. Trong đó biện pháp kê biên tài sản là quyền sử dụng đất của ngƣời phải thi hành án là biện pháp cƣỡng chế nghiêm khắc nhất, phức tạp nhất trong các biện pháp cƣỡng chế mà cơ quan thi hành án áp dụng. Kê biên tài sản là QSDĐ chính là việc cơ quan THADS tƣớc đi quyền tự định đoạt đối với tài sản của chủ sở hữu, sử dụng tài sản. Do đó, bên cạnh việc đảm bảo quyền và lợi ích của ngƣời đƣợc thi hành án theo phán quyết của Tịa án thì cũng phải đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời phải thi hành án đối với tài sản bị kê biên, xử lý nên trình tự thủ tục kê biên tài sản là QSDĐ đƣợc quy định hết sức chặt chẽ.

1.2.3. Đảm bảo quyền con người, quyền sở hữu của các chủ thể

Điều 16 của Hiến pháp năm 2013 đã quy định rõ “Mọi ngƣời điều bình đẳng trƣớc pháp luật. Khơng ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội”. Vì vậy, pháp luật kê biên tài sản là QSDĐ trong THADS cũng không thể không coi trọng nguyên tắc này. Dù bất kỳ là ai, cơ quan, tổ chức cá nhân nào (cho dù cá nhân đó có giữ vị trí lãnh đạo nào...) nếu có liên quan trực tiếp đến việc thực hiện Bản án, quyết định dân sự có hiệu lực thi hành nhƣng qua thời gian tự nguyện theo luật định mà không chịu thi hành án thì đều bị kê biên tài sản là QSDĐ bình đẳng nhƣ nhau. QSDĐ là một tài sản có giá trị rất lớn, là tài sản sinh tồn của cơng dân, chính vì vậy khi kê biên tức là đã tƣớc đi quyền định đoạt, quyền sử dụng của công dân nên khi CHV tiến hành kê biên tài sản là QSDĐ phải tuân thủ đúng các cơ sở, căn cứ, nguyên tắc, trình tự, thủ tục kê biên tài sản là QSDĐ một cách chặt chẽ, đúng theo quy định pháp luật. Để tránh đƣợc sai sót trong q trình kê biên tài sản là QSDĐ địi hỏi CHV phải có trình độ chun mơn nghiệp vụ, thành thạo, tinh thông về pháp luật có liên quan đến vấn đề kê biên tài sản là QSDĐ. Có nhƣ vậy sẽ đảm bảo đƣợc quyền con ngƣời, quyền sở hữu của các chủ thể, công dân sẽ đƣợc bảo hộ một cách công

28 bằng quyền tài sản của mình.

1.2.4. Xuất phát từ thực tiễn thi hành các bản án, quyết định dân sự

Trong nền kinh tế thị trƣờng, QSDĐ là đối tƣợng của nhiều giao dịch dân sự bởi vì QSDĐ có giá trị lớn. Ví dụ: Ở những nơi vùng sâu, vùng xa QSDĐ là một tài sản mà mỗi một cá nhân cả đời tích lũy mới có, cịn ở đơ thị và những nơi gần các nút giao thơng thì một lơ đất 100m2 đất thổ cƣ có thể trị giá vài tỉ đồng, đối với các vùng khác một lô đất ở 100m2 đất thổ cƣ trị giá khoảng vài trăm triệu đồng. Thông qua các giao dịch chuyển nhƣợng QSDĐ, cho thuê QSDĐ Nhà nƣớc thu một khoản thu từ thuế rất lớn bổ sung cho nguồn thu ngân sách Nhà nƣớc. Ngồi ra QSDĐ cịn đƣợc sử dụng nhƣ là một nguồn vốn góp với các dự án liên doanh với các doanh nghiệp nƣớc ngoài, QSDĐ trở thành một nguồn lực cho sự phát triển đất nƣớc thực hiện cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nƣớc. Chính vì thực tiễn quyền sử dụng là tài sản có giá trị lớn, do vậy nó là cơ sở thực tiễn cho việc quy định chế định kê biên QSDĐ trong Luật THADS. Hơn nữa kể từ khi đổi mới đến nay, có nhiều tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình và kinh doanh thƣơng mại có giá trị tiền có số lƣợng lớn. Ngồi ra trong thời gian gần đây xuất hiện nhiều vụ án hình sự các tội về tham nhũng cũng có số tiền lớn, lên tới hàng nghìn tỉ phải thi hành án. Thực tế việc áp dụng các biện pháp cƣỡng chế kê biên các tài sản có giá trị thấp khơng bảo đảm cho việc thi hành bản án, quyết định của Tòa án vừa đƣợc đề cập ở phần trên. Do vậy cần phải có quy định kê biên QSDĐ trong pháp luật THADS là nhu cầu thực tế, khách quan. Kê biên QSDĐ là biện pháp thƣờng đƣợc áp dụng để thi hành nghĩa vụ trả tiền, khơng chỉ do nó là tài sản có giá trị lớn mà còn bởi do QSDĐ là bất động sản nên không di dời đƣợc, việc chuyển nhƣợng QSDĐ phải thực hiện theo thủ tục chặt chẽ do cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền tiến hành cho nên ngƣời phải thi hành án không dễ dàng tẩu tán đƣợc.

1.3. Nội dung điều chỉnh của pháp luật về kê biên quyền sử dụng đất trong thi hành án dân sự

Một phần của tài liệu Kê biên quyền sử dụng đất trong thads từ thực tiễn quận long biên, thành phố hà nội (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)