Phân loại hòa giải trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại bằng phương thức hòa giải theo pháp luật việt nam từ thực tiễn quận long biên, thành phố hà nội (Trang 34)

phương thức thương lượng, bởi tính đơn giản, thuận tiện, nhanh chóng, linh hoạt, hiệu quả và ít tốn kém.

1.2.3. Phân loại hòa giải trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại thương mại

a. Hịa giải ngồi tố tụng

Quy trình hịa giải ngồi tố tụng thường bắt đầu bằng việc hai bên tranh chấp cùng đề nghị hòa giải với Hòa giải viên hoặc một tổ chức, cá nhân hịa giải; một bên cũng có thể đơn phương liên hệ với hịa giải viên hoặc với một tổ chức hòa giải để yêu cầu tiến hành hồ giải, khi đó Hịa giải viên hoặc tổ chức hòa giải sẽ liên hệ và thuyết phục phía bên kia tham gia hịa giải. Việc hịa giải chỉ được thực hiện sau khi có sự đồng ý của cả hai bên tranh chấp. Trong q trình hịa giải, Hịa giải viên sẽ áp dụng các kỹ năng giải quyết tranh chấp của mình nhằm giúp các bên thảo luận và thương lượng với nhau để tìm ra giải pháp cuối cùng cho vụ tranh chấp. Trong trường hợp các bên đạt được thỏa thuận, Hòa giải viên sẽ giúp các bên soạn thảo thỏa thuận hòa giải một cách chi tiết, bản thỏa thuận này có giá trị pháp lý như một hợp đồng. Một trong các bên hoặc bản thân Hịa giải viên có quyền chấm dứt hịa giải vào bất cứ giai đoạn nào của q trình hịa giải khi thấy việc hịa giải khơng mang lại hiệu quả.

b. Hòa giải trong tố tụng

Thứ nhất, hòa giải tại tịa án

Q trình hịa giải tại tòa án được luật hóa một cách cụ thể, rõ ràng trong pháp luật tố tụng để áp dụng thống nhất tại mọi tòa án. Quy trình hịa giải tại tịa án đối với các tranh chấp KDTM cơ bản được thực hiện trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sau khi tòa án đã thụ lý vụ án và trước khi đưa vụ án ra xét xử. Sau khi thụ lý vụ án, thẩm phán ra thơng báo mở phiên hịa giải. Tại phiên hòa giải thẩm phán giải thích các quyền và nghĩa vụ của các đương sự, làm rõ yêu cầu của nguyên đơn. Thẩm phán chỉ rõ cho các bên thấy ưu điểm

27 của việc hòa giải và lợi ích của mỗi bên khi đạt được thỏa thận giải quyết tranh chấp; Đưa ra một số phương án, khả năng giải quyết để các bên lựa chọn. Tòa án ghi nhận sự tự nguyện thỏa thuận của các bên vào biên bản hịa giải thành và quyết định cơng nhận sự thỏa thuận của các đương sự. Trường hợp các bên khơng thỏa thuận được thì tòa án cũng lập biên bản hịa giải khơng thành để tiếp tục xét xử vụ việc.

Thứ hai, hòa giải tại trọng tài

Luật Trọng tài thương mại năm 2010 không quy định cụ thể quy trình hịa giải tại trọng tài, việc hòa giải sẽ được các trung tâm trọng tài thực hiện theo quy trình phù hợp, linh hoạt tạo điều kiện để các bên có thể thỏa thuận được với nhau. Các bên giải quyết tranh chấp bằng tố tụng trọng tài hay tố tụng tịa án thì đều được khuyến khích các bên tự thương lượng, hòa giải. Việc các bên tư hịa giải thỏa thuận với nhau có thể được thực hiện trước, trong quá trình giải quyết tranh chấp. Song song với q trình đó, tịa án hay trọng tài cũng sẽ tiến hành việc hịa giải cho các bên tranh chấp. Q trình hịa giải trong tố tụng là một giai đoạn bắt buộc kể cả trong tố tụng tòa án lẫn tố tụng trọng tài. Tuy nhiên trong tố tụng trọng tài, hòa giải được thực hiện trên yêu cầu của các bên sau khi các bên khơng tự thương lượng, hịa giải với nhau được hoặc một bên khơng đồng ý hịa giải. Trường hợp các bên tự thương lượng, hịa giải được với nhau thì có thể u cầu Hội đồng trọng tài ra quyết định cơng nhận sự thỏa thuận đó để đảm bảo việc thi hành thỏa thuận của các bên.

1.3. Khái quát về lịch sử hình thành và phát triển chế định hòa giải trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại ở Việt Nam

Văn bản pháp luật đầu tiên tại Việt Nam quy định về hòa giải là Sắc lệnh số 13 về tổ chức Tòa án ngày 21/01/1946.

Nội dung của hoạt động hòa giải chỉ được đề cập tại Điều 4 của Nghị định số 20/TTg ngày 14/01/1960 đối với các tranh chấp thuộc thẩm quyền xử lý của Hội đồng Trọng tài Trung ương. Căn cứ vào Pháp lệnh Trọng tài Kinh tế, ngày 25/3/1991 Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Nghị định số 70/HĐBT cơng bố điều lệ về trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế, xử

28 lý vi phạm pháp luật hợp đồng kinh tế. Tại Điều lệ này, hòa giải vẫn chưa được quy định một cách rõ ràng, cụ thể nhưng các quy định đã thể hiện tính chất hịa giải trong hoạt động của Trọng tài Kinh tế khi giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế.

Ngày 16/3/1994, UBTV Quốc hội ban hành PLTTGQCVAKT. Trong PLTTGQCVAKT “hòa giải” được quy định là một thủ tục bắt buộc phải tiến hành trong suốt quá trình tố tụng. PLTTTM 2003 được ban hành và tại điều 37 đã quy định về hòa giải trong tố tụng trọng tài.

Ngày 15/6/2004 BLTTDS 2004 được thông qua. Đây là sự kiện quan trọng đánh dấu bước phát triển mới của pháp luật tố tụng dân sự. Tại Chương II của Bộ luật đã ghi nhận hòa giải là một nguyên tắc của tố tụng dân sự. Kế thừa và phát huy những nội dung đã có tại BLTTDS 2004 trước đây, BLTTDS 2015 được ra đời và xây dựng dựa trên nguyên tắc hiến định. Sự ra đời của BLTTDS 2015 là bước phát triển mới đáng ghi nhận trong lịch sử lập pháp về tố tụng dân sự của nước ta, đặc biệt là các quy định liên quan đến chế định hoà giải trong giải quyết tranh chấp dân sự nói chung và giải quyết tranh chấp KDTM nói riêng.

Trước khi có Nghị định 22/2017/NĐ-CP ban hành ngày 22/02/2017 và có hiệu lực từ ngày 15/4/2017 (gọi tắt là Nghị định 22), thì Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) đã cung cấp dịch vụ hòa giải với Quy tắc hòa giải từ năm 2007 và đã có 5 vụ hịa giải tại VIAC theo Quy tắc này. Tuy nhiên, cơ sở pháp lý cho hoạt động này chỉ dừng lại ở khung pháp luật tại một số đạo luật như Luật Thương mại 2005, Luật Trọng tài thương mại 2010, Luật Đầu tư 2014 và Bộ luật dân sự 2015... Thực tiễn giải quyết tranh chấp thương mại đặt ra yêu cầu đa dạng hóa phương thức giải quyết tranh chấp ngồi tòa án và trọng tài để giảm tải gánh nặng cho hệ thống tịa án, tạo mơi trường đầu tư, kinh doanh lành mạnh và ổn định, góp phần phát triển kinh tế, đẩy mạnh hội nhập quốc tế thì việc xây dựng Do đó, Nghị định 22/2017/NĐ-CP ban hành ngày 22/02/2017 và có hiệu lực từ ngày 15/4/2017 quy định hòa giải thương mại với tư cách là phương thức giải quyết tranh chấp theo thỏa thuận,

29 hoàn tồn độc lập ngồi tịa án và trọng tài phù hợp với Luật mẫu UNCITRAL là hoàn toàn phù hợp4.

Nghị định 22/2017/NĐ-CP sẽ tạo cơ sở pháp lý cho việc hình thành, phát triển dịch vụ hịa giải thương mại với tư cách là một trong những phương thức giải quyết tranh chấp thương mại độc lập; tạo hành lang pháp lý thống nhất trong việc khuyến khích các bên tranh chấp sử dụng dịch vụ hòa giải. Và như vậy, Nghị định 22 về hòa giải thương mại và trước đó là BLTTDS 2015 có hiệu lực từ ngày 01/01/2017 với Chương 33 về Thủ tục công nhận kết quả hịa giải thành ngồi Tịa án có thể được coi là mốc đánh dấu đối với sự ra đời trên thực tế và tồn diện của Hịa giải thương mại tại Việt Nam, cụ thể hóa được các vấn đề về nguyên tắc của hòa giải thương mại; phạm vi thẩm quyền của hòa giải thương mại; tiêu chuẩn, quyền và nghĩa vụ của hòa giải viên thương mại; việc thành lập và hoạt động của trung tâm hòa giải thương mại và giá trị thi hành của kết quả hòa giải thành5.

Việc hòa giải, đối thoại được thực hiện cả trong tố tụng và ngoài tố tụng với nhiều cơ quan tổ chức khác nhau thực hiện. Việc thực hiện hòa giải đã lại mang nhiều kết quả tích cực, rất nhiều vụ việc tranh chấp, khiếu kiện đã hòa giải thành, đối thoại thành, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu, số vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án ngày càng tăng, đang trở thành áp lực cho Tòa án. Trên cơ sở kết quả việc triển khai thí điểm về đổi mới, tăng cường hịa giải, đối thoại trong giải quyết các tranh chấp dân sự và tiếp thu kinh nghiệm về hòa giải của nhiều nước trên thế giới cho thấy, cần có cơ chế hịa hịa giải mới, gắn hoạt động hòa giải, đối thoại với Tòa án và phát huy nguồn lực có kiến thức, kinh nghiệm của xã hội tham gia thì việc hịa giải, đối thoại sẽ tốt hơn. Do đó, ngày 16/6/2020, Quốc hội khóa XIV đã biểu quyết thơng qua Luật Hịa giải, đối thoại tại Tòa án. Đây là một chính sách được thể chế hóa nhằm thu hút, huy động nguồn nhân lực có kiến thức và kinh nghiệm trong xã hội tham gia phối hợp cùng Tòa án

4 Báo cáo đánh giá tác động Nghị định về Hòa giải thương mại của Bộ Tư pháp (29/5/2015) 5 Tổng quan về hoà giải thương mại tại Việt Nam – Phan Trọng Đạt - VMC

30 tiến hành hòa giải, đối thoại để giải quyết các tranh chấp dân sự trong thời gian tới.

31

Tiểu kết chương 1

1. Hoà giải trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại được xây dựng trên cơ sở lý thuyết về tự do ý chí, tự nguyện thoả thuận trong quan hệ tư. Hoà giải được phát triển trong chế độ kinh tế thị trường và sẽ ngày càng phát triển trong bối cảnh hội nhập kinh tế, đồng thời chịu sự ảnh hưởng bởi pháp luật quốc tế và pháp luật của một số quốc gia có mối quan hệ hợp tác sâu rộng với Việt Nam. Việc phát triển hoà giải thương mại cũng là một bước cụ thể hoá quyền tự do kinh doanh của thương nhân tại nước ta.

2. Từ những cơ sở lý luận về hoà giải trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại, chương 1 của Luận văn đã làm rõ cơ sở khoa học xây dựng pháp luật về hoà giải trong giải quyết các tranh chấp kinh doanh thương mại như: khái niệm, đặc điểm; phân loại hồ giải, vai trị của hồ giải trong việc giải quyết các tranh chấp kinh doanh thương mại và khái quát về lịch sử phát triển của hoà giải trong việc giải quyết các tranh chấp kinh doanh thương mại, từ đó là cơ sở để xây dựng chương 2 của Luận văn về thực tiễn áp dụng pháp luật hoà giải trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại nói chung và thực tiễn áp dụng phương pháp hoà giải trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại tại quận Long Biên, thành phố Hà Nội nói riêng.

32

CHƯƠNG 2.

PHÁP LUẬT GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH THƯƠNG MẠI BẰNG PHƯƠNG THỨC HÒA GIẢI Ở VIỆT NAM VÀ THỰC

TIỄN THI HÀNH TẠI QUẬN LONG BIÊN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 2.1. Thực trạng pháp luật về giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại bằng phương thức hòa giải ở Việt Nam

2.1.1. Quy định của pháp luật về hịa giải trong tố tụng tại Tồ án nhân dân đối với việc giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại

Tinh thần này được thể hiện tại BLTTDS năm 2015, đó là trong q trình giải quyết vụ việc dân sự, đương sự có quyền chấm dứt, thay đổi yêu cầu của mình hoặc thỏa thuận với nhau một cách tự nguyện, không vi phạm điều cấm của luật và khơng trái đạo đức xã hội. Cụ thể hố tinh thần và điều luật này, hoà giải được quy định là một thủ tục bắt buộc trong q trình giải quyết tranh chấp tại Tồ án và hoà giải là thủ tục được tiến hành đầu tiên trước khi vụ án được đưa vào xét xử. Bên cạnh đó, hồ giải cịn được khuyến khích trong suốt q trình giải quyết vụ án, từ khi Toà án thụ lý cho đến khi Toà án ra quyết định xét xử.

2.1.1.1. Nguyên tắc hồ giải tranh chấp kinh doanh thương mại

Có thể thấy, hịa giải khơng những chỉ là một thủ tục bắt buộc do tòa án cấp sơ thẩm tiến hành trước khi có quyết định đưa vụ việc ra giải quyết bằng một phiên tòa xét xử hoặc một phiên họp theo quy định của pháp luật mà còn là một thủ tục do tòa án tiến hành nhằm giúp đỡ các bên đương sự hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật. Cơ sở của hòa giải vụ án dân sự nói chung và vụ án tranh chấp KDTM nói riêng là quyền tự định đoạt của các đương sự. Để giải quyết những vụ án tranh chấp KDTM bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, tịa án khơng chỉ xét xử mà còn hòa giải. Điều 10 BLTTDS 2015 quy định ” Tòa án có trách

nhiệm tiến hành hòa giải và tạo điều kiện thuận lợi để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án dân sự theo quy định của Bộ luật này.”

33 Hòa giải trước hết phải là sự thỏa thuận của đương sự và cơ sở của việc hòa giải là bắt buộc phải gồm các yếu tố cơ bản:

- Giữa các bên liên quan phải có tranh chấp xảy ra; - Cần sự có mặt của đương sự trong q trình hịa giải;

- Trong quá trình hịa giải bắt buộc phải có sự tham gia của một bên gọi là bên thứ ba khơng có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan (bên trung lập) để giải thích, tư vấn và cơng nhận sự hịa giải thành của các bên trong tranh chấp.

Trên cơ sở đó, theo quy định tại Điều 205 BLTTDS 2015 thì việc hịa giải phải được tiến hành theo các nguyên tắc sau:

Thứ nhất, tôn trọng sự tự nguyện thỏa thuận của các đương sự, không

được dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực, bắt buộc các đương sự phải thỏa thuận khơng phù hợp với ý chí của mình. Xuất phát từ ngun tắc cơ bản, đặc trưng của tố tụng dân sự là nguyên tắc Quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự (Điều 5 BLTTDS) theo đó pháp luật thừa nhận và đảm bảo cho các chủ thể tham gia quan hệ tố tụng dân sự được tồn quyền thể hiện ý chí, lựa chọn, quyết định thực hiện hay không thực hiện hành vi tố tụng nhất định. Vụ án dân sự chỉ được phát sinh dựa trên yêu cầu khởi kiện của chủ thể khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm, Tịa án khơng can thiệp, giải quyết các quan hệ dân sự khi khơng có đơn khởi kiện. Q trình giải quyết vụ án trong mọi giai đoạn tố tụng, đương sự có tồn quyền thể hiện ý chí của mình bằng việc yêu cầu, thỏa thuận với nhau về đường lối giải quyết tranh chấp. Tịa án phải tơn trọng sự tự nguyện thỏa thuận của các đương sự và việc thể hiện ý chí này chỉ được Tịa án chấp nhận trong trường hợp hoàn tồn tự nguyện khơng bị đe dọa hay ép buộc.

Thứ hai, nội dung thỏa thuận giữa các đương sự không vi phạm điều

cấm của luật, không trái đạo đức xã hội: Nội dung thỏa thuận của các đương sự chỉ được Tịa án chấp nhận khi nội dung này khơng vi phạm điều cấm của luật và không trái đạo đức xã hội. Điều cấm của luật là những quy định của luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định; đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung trong đời sống xã hội, được cộng đồng

34 thừa nhận và tôn trọng. Mọi thỏa thuận vi phạm điều cấm của luật và trái đạo đức xã hội đều không được Tịa án cơng nhận.

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại bằng phương thức hòa giải theo pháp luật việt nam từ thực tiễn quận long biên, thành phố hà nội (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)