Giải pháp về cơ chế phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại bằng phương thức hòa giải theo pháp luật việt nam từ thực tiễn quận long biên, thành phố hà nội (Trang 76 - 84)

3.3. Một số giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp

3.3.4. Giải pháp về cơ chế phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong

quá trình hồ giải cũng như học hỏi kinh nghiệm quốc tế trong việc xây dựng, thực thi pháp luật về hoà giải tranh chấp kinh doanh thương mại

Trong quá trình hội nhập như hiện nay, việc tăng cường hợp tác và học hỏi kinh nghiệm quốc tế trong việc xây dựng, thực thi pháp luật về KDTM nói chung và pháp luật về hồ giải tranh chấp KDTM nói riêng nhằm nâng cao khả năng áp dụng các quy định này trên thực tiễn là một điều hồn tồn cần thiết, trên cơ sở đó, việc tiếp thu một cách có chọn lọc sẽ góp phần hội nhập với pháp luật của quốc tế, ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm hợp đồng, giáo dục ý thức tôn trọng pháp luật đối với các chủ thể tham gia giao kết hợp đồng, củng cố quan hệ hợp đồng, nâng cao kỷ luật hợp đồng cũng

69 như khơi phục lợi ích của bên bị vi phạm khơng chỉ ở trong mà cịn ở ngoài phạm vi lãnh thổ quốc gia.

Mặt khác, trong mối quan hệ phối giữa các cơ quan nhà nước, để triển khai, thực hiện tốt Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án trong thời gian tới, TAND nói chung, TAND quận Long Biên nói riêng cần thực hiện một số giải pháp sau:

Thứ nhất: Tòa án nhân dân các cấp chủ trì, phối hợp với các cơ quan,

đơn vị truyền thông tuyên truyền, phổ biến luật và các văn bản quy định chi tiết thi hành luật, hoạt động triển khai luật trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Thứ hai: Lãnh đạo Tòa án nhân dân các cấp chỉ đạo, tổ chức tập

huấn bồi dưỡng chun mơn nghiệp vụ, kỹ năng hịa giải, đối thoại cho Hòa giải viên. Thường xuyên mở hội nghị trao đổi, tọa đàm nghiệp vụ để tạo điều kiện cho Thẩm phán, Thư ký, Hòa giải viên nắm chắc các quy định của luật và các văn bản liên quan, đặc biệt là kỹ năng hòa giải về các tranh chấp dân sự, khiếu kiện hành chính.

Thứ ba: Xem xét, lựa chọn, đề xuất người đáp ứng đủ điều kiện, tiêu

chuẩn làm Hòa giải viên theo quy định của luật để tập huấn, bồi dưỡng, bổ nhiệm làm Hòa giải viên.

Thứ tư: Chuẩn bị tốt cơ sở vật chất, kinh phí để triển khai luật. Sắp xếp,

bố chí diện tích phịng làm việc phù hợp và các điều kiện cơ sở vật chất khác để phục vụ thi hành luật tại Tòa án kịp thời, thống nhất và đạt hiệu quả.

Thứ năm: Cơng tác dân vận trong q trình thực hiện Luật Hòa giải, đối

thoại tại Tịa án, đó là cần phát huy quyền làm chủ và quan tâm đến lợi ích hợp pháp của nhân dân. Cán bộ hòa giải, đối thoại là trung gian để hai bên đều được bày tỏ ý kiến, được quan tâm đến quyền và lợi ích. Hịa giải thành góp phần xây dựng bộ máy chính quyền trong sạch, vững mạnh, cụ thể là xây dựng hệ thống Tòa án trong sạch vững mạnh, xứng đáng là nơi để nhân dân gửi gắm niềm tin và cơng lý. Hịa giải, đối thoại tại Tịa án chính là làm cơng

70 tác dân vận, vì vậy cán bộ làm cơng tác hịa giải cần phải quan tâm đến tâm tư, nguyện vọng, quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân.

Thứ sáu: Khuyến khích, động viên khen thưởng kịp thời đối với Tòa án,

Thẩm phán, Thư ký, cơng chức và Hịa giải viên có thành tích trong thực hiện nhiệm vụ và cũng có chế tài xử lý vi phạm trong hoạt động hòa giải, đối thoại.

71

Tiểu kết chương 3

1. Trên cơ sở mục tiêu phát triển đất nước, công cuộc cải cách tư pháp đang đi vào chiều sâu và đặt ra những yêu cầu mới ngày càng cao cho ngành Toà án, việc hoàn thiện pháp luật tố tụng nói chung và pháp luật về hồ giải tranh chấp KDTM nói riêng là yêu cầu trong công cuộc cải cách tư pháp hiện nay. Để ngày một nâng cao hiệu quả hoà giải tranh chấp KDTM cần phải thực hiện một cách đồng bộ, toàn diện các giải pháp, đặc biệt là các biện pháp tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước đối với cơng tác hồ giải tranh chấp KDTM, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả giải quyết các vụ án dân sự nói chung và giải quyết tranh chấp KDTM trên địa bàn quận Long Biên nói riêng trong thời gian tới.

2. Trên cơ sở thực trạng các quy định của pháp luật về hoà giải và thực tiễn áp dụng các quy định này tại quận Long Biên, Chương 3 của Luận văn đã đưa ra những đề xuất, kiến nghị có giá trị tham khảo cho việc hồn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả hoạt động hoà giải tranh chấp KDTM tại quận Long Biên nói riêng và trên địa bàn cả nước nói chung, nhằm tăng cường pháp chế và bảo vệ tốt hơn lợi ích của các bên trong q trình xảy ra tranh chấp, đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi cũng xã hội cũng như góp phần ổn định nền kinh tế, thúc đẩy sự phát triển của đất nước.

72

KẾT LUẬN

1. Hòa giải trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp hiệu quả được hầu hết các quốc gia trong khu vực và quốc tế áp dụng. Việc nghiên cứu một cách tổng quát, tồn diện hịa giải trong giài quyết tranh chấp kinh doanh thương mại giúp chúng ta hiểu đầy đủ về lý luận cũng như thực tiễn hòa giải ở nước ta. Pháp luật hòa giải trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại ở nước ta cịn nhiều điều cần phải hồn thiện để tạo niềm tin cho các nhà đầu tư, kinh doanh trong hoạt động kinh doanh thương mại.

2. Từ những phân tích, so sánh và nhận định về khái niệm giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại, đặc biệt là hòa giải trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại. Luận văn đã vạch ra một cái nhìn khái quát về hòa giải trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại, thực trạng pháp luật điều chỉnh hòa giải trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại ở nước ta hiện nay... Phân tích, đánh giá những ưu điểm và hạn chế của hệ thống pháp luật hòa giải; thực tiễn áp dụng phương thức hòa giải vào việc giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại ở Việt Nam. Trên cơ sở đó đưa ra nhận xét về những bất cập của hệ thống pháp luật hòa giải kinh doanh thương mại trong tố tụng và ngồi tố tụng, từ đó có những định hướng, kiến nghị để xây dựng và hồn thiện pháp luật hịa giải trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại ở Việt Nam phù hợp với yêu cầu thực tiễn trong nước và thế giới.

3. Trong những năm qua, Việt Nam đã đạt được những kết quả đáng kể trong xây dựng và hoàn thiện pháp luật về kinh doanh thương mại, thể hiện qua việc ban hành các văn bản pháp luật như Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, Luật Trọng tài thương mại năm 2010, Luật Thương mại năm 2005, Luật Đầu tư năm 2014… Qua đó góp phần tạo động lực, cơ hội cho hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển, khuyến khích các cá nhân, doanh nghiệp trong nước và quốc tế an tâm đầu tư, kinh doanh, phát triển kinh tế, phục vụ cho nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên pháp luật hòa

73 giải trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại trong tố tụng còn nhiều hạn chế, bất cập; Hịa giải ngồi tố tụng thiếu sự điều chỉnh của khung pháp luật. Điều này dẫn đến việc áp dụng hịa giải trong giải quyết tranh chấp cịn nhiều khó khăn, yếu kém về kinh nghiệm, năng lực giải quyết. Dẫn đến thiệt thịi cho doanh nghiệp cũng như mơi trường đầu tư, kinh doanh ở Việt Nam.

4. Hiện nay, các quốc gia trên thế giới luôn đặt trong xu thế cạnh tranh, phát triển kinh tế, hoạt động kinh doanh thương mại thì cần tạo mơi trường pháp lý thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư, kinh doanh nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Do vậy việc xây dựng một hệ thống pháp luật cởi mở, thơng thống, một cơ chế hòa giải trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại hiệu quả và phù hợp với thực tiễn và thông lệ quốc tế sẽ là cơ sở hấp dẫn các nhà đầu tư kinh doanh trong nước và quốc tế. Từ đó tạo tiền đề để Việt Nam hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.

74

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

* Các văn bản pháp luật

1. Nghị quyết Trung ương số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ

chính trị “Về các nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp”.

2. Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 2/6/2005 về “Chiến

lược cải cách tư pháp đến năm 2020”.

3. Quốc Hội (2015) Bộ luật Dân sự 2015, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

4. Quốc Hội (2015) Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, Nxb Chính trị quốc

gia, Hà Nội.

5. Quốc Hội (2010) Luật Trọng tài Thương mại 2010, Nxb Chính trị

quốc gia, Hà Nội.

6. Quốc Hội (2005) Luật Thương mại 2005, Nxb Chính trị quốc gia, Hà

Nội.

7. Quyết định số 808/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban

hành chương trình hành động thực hiện chiến lược tổng thể phát triển khu vực dịch vụ của Việt Nam đến năm 2020

8. Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP ngày 13 tháng 01 năm 2017 của

Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về biểu mẫu trong tố tụng dân sự do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành

9. Nghị định 22/2017/NĐ-CP về hòa giải thương mại

10. Tòa án nhân nhân quận Long Biên (2016), Báo cáo tổng kết của

ngành Tòa án nhân dân quận Long Biên năm 2016, Hà Nội.

11. Tòa án nhân nhân quận Long Biên (2017), Báo cáo tổng kết của

ngành Tòa án nhân dân quận Long Biên năm 2017, Hà Nội.

12. Tòa án nhân nhân quận Long Biên (2018), Báo cáo tổng kết của

ngành Tòa án nhân dân quận Long Biên năm 2018, Hà Nội.

13. Tòa án nhân nhân quận Long Biên (2019), Báo cáo tổng kết của

75

14. Tòa án nhân nhân quận Hoàng Mai (2020), Báo cáo tổng kết của

ngành Tịa án nhân dân quận Hồng Mai năm 2020, Hà Nội.

*Luận án, Luận văn, Tạp chí, Đề tài khoa học

1. Lê Thanh Khánh (2018) Thẩm quyền của tịa án trong q trình giải

quyết tranh chấp KDTM, Trường Đại học Luật – Đại học Huế, Thừa Thiên

Huế.

2. Phan Thị Thanh Thủy (2014), Đảm bảo quyền tự do lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp KDTM ở Việt Nam, Đề tài nghiên cứu

khoa học, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội.

3. Nguyễn Văn Tiến (2010), Thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân

đối với các vụ việc KDTM theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam, Nxb Đại

học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.

4. Nguyễn Đức Minh (2016), “Thực trạng xây dựng pháp luật kinh tế và những vấn đề đặt ra trong q trình hồn thiện”, Tạp chí Nhà nước và

Pháp luật năm 2016.

5. Lê Đăng Hùng (2019) – “Pháp luật Việt Nam về hòa giải thương mại” – Luận văn Thạc sỹ Luật học – Đại học Luật, Đại học Huế.

6. Nguyễn Xuân Dũng (2018) – “Giải quyết tranh chấp thương mại bằng thương lượng, hòa giải tại Việt Nam” – Luận văn Thạc sỹ Luật học –

Đại học Luật, Đại học Huế.

7. Phạm Lê Mai Lê (2014), “Pháp luật hòa giải tranh chấp KDTM ở Việt Nam” – Luận văn Thạc sỹ Luật học – Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà

Nội.

8. Võ Ngọc Thông (2017) - “Giải quyết tranh chấp hợp đồng KDTM

theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam từ thực tiễn Thành phố Đà Nẵng”

Luận văn Thạc sỹ Luật kinh tế - Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.

9. Đinh Thị Trang (2013) - “Pháp luật về giải quyết tranh chấp KDTM

theo thủ tục tố tụng tòa án ở Việt Nam hiện nay” – Luận văn Thạc sỹ Luật

76 10. Viện Khoa học pháp lý (Bộ Tư pháp) (2014), Dự án điều tra cơ

bản về “Thực trạng tranh chấp và giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế

của doanh nghiệp Việt Nam, vai trò của các thiết chế tư pháp, bổ trợ tư pháp

(2010) - Phát biểu của LS Trần Hữu Huỳnh – Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) tại Hội thảo “Kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn xây

dựng thể chế giải quyết tranh chấp thương mại”, TP. Hồ Chí Minh.

*Trang web: 1.https://tks.edu.vn/thong-tin-khoa-hoc/chi-tiet/81/732 2.https://tapchitoaan.vn/bai-viet/phap-luat/quy-dinh-cua-blttds-2015- ve-phien-hoa-giai 3.https://fblaw.vn/nguyen-tac-tien-hanh-hoa-giai-theo-quy-dinh-to- tung-dan-su/ 4.https://luatquanghuy.vn/hoa-giai-trong-vu-an-dan-su/ 5.https://luatminhkhue.vn/giai-phap-khi-ap-dung-phap-luat-trong-giai- quyet-cac-tranh-chap-thuong-mai.aspx 6.http://tapchicongthuong.vn/bai-viet/tham-quyen-giai-quyet-tranh- chap-thuong-mai-cua-toa-an-trong-dieu-kien-moi-hoi-nhap-quoc-te- 64547.htm 7. http://www.lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid=208833 8.http://hvta.toaan.gov.vn/portal/page/portal/tandtc/baiviet?p_page_id= 1754190&p_cateid=1751909&article_details=1&item_id=23535936 9.https://lawkey.vn/giai-quyet-tranh-chap-thuong-mai-bang-bien-phap- hoa-giai/ 10.https://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-kinh-doanh/phuong-thuc-giai- quyet-tranh-chap-kinh-doanh-bang-trong-tai-thuong-mai-trong-hoi-nhap- kinh-te-quoc-te-328420.html.

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại bằng phương thức hòa giải theo pháp luật việt nam từ thực tiễn quận long biên, thành phố hà nội (Trang 76 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)